Vĩnh Phúc hoả tốc yêu cầu làm rõ vụ gom hơn 6 tạ khẩu trang về Hà Nội
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vừa gửi công văn hoả tốc yêu cầu Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ thông tin vụ một người thu gom hơn 6 tạ khẩu trang và thiết bị y tế đã sử dụng mang về Hà Nội.
Cụ thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vừa gửi công văn hoả tốc tới một số đơn vị sở, ngành của tỉnh này về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng, thải bỏ khẩu trang phòng dịch và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.
Đáng chú ý, theo văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, trước thông tin được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về vụ việc “Công an huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện đối tượng thu mua hơn 600kg khẩu trang đã qua sử dụng ở khu vực thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mang về tập kết tại thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn”, Uỷ ban nhân dân tỉnh này đã có những chỉ đạo cụ thể đối với Công an tỉnh và một số đơn vị.
Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc giao Công an tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố Phúc Yên và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh.
Đối với các sở, ngành khác của tỉnh Vĩnh Phúc như Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Cục Quản lý thị trường, uỷ ban nhân dân các huyện…, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng, thải bỏ khẩu trang theo đúng quy định.
Nguyên được xác định là người thu mua hơn 6 tạ khẩu trang y tế, mũ trùm đầu, găng tay y tế mang về Hà Nội và bị phát hiện trước khi tiêu thụ.
Tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.
Với trường hợp thu gom, thu mua khẩu trang đã qua sử dụng để bán kiếm lời hoặc lợi dụng tình hình dịch để găm hàng phòng chống dịch, nâng giá bán nhằm trục lợi, tỉnh này cũng yêu cầu lực lượng chức năng xử lý nghiêm.
Trước đó, Công an huyện Sóc Sơn đã tiến hành kiểm tra một ngôi nhà tại thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn.
Video đang HOT
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong ngôi nhà cất giấu 620 kg khẩu trang y tế, mũ trùm đầu và găng tay y tế đã qua sử dụng.
Tiến hành xác minh, Công an huyện Sóc Sơn xác định Nguyễn Minh Nguyên (SN 1996; trú tại Tân Thành, Thành Công, Phổ Yên, Thái Nguyên) là người đã thu mua số khẩu trang trên từ khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc rồi mang về cất giấu tại thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn.
Số lượng khẩu trang y tế, mũ trùm đầu, găng tay trên đã được cơ quan chức năng phối hợp đem đi tiêu huỷ.
Công an huyện Sóc Sơn đã phối hợp với Phòng Y tế huyện Sóc Sơn thu giữ toàn bộ số tang vật trên.
Số lượng khẩu trang y tế, mũ trùm đầu, găng tay kia được đối tượng Nguyễn Minh Nguyên mua với giá 840.000 đồng.
Sau khi bị triệu tập tại cơ quan công an, Nguyên phủ nhận việc tái chế khẩu trang để bán ra thị trường mà cho rằng chỉ mua về để nấu chảy lấy hạt nhựa.
Tại cơ quan điều tra, Nguyên chưa thành khẩn, liên tục thay đổi lời khai, quanh co chối tội.
Ban đầu Nguyên khai thu mua khẩu trang cũ của một người tên Trung tại tỉnh Vĩnh Phúc, tuy nhiên ngay sau đó đối tượng lại cho rằng mua từ một công ty môi trường ở tỉnh Thái Nguyên.
Lý giải cho việc này, Nguyên cho biết do hôm đó “em khai linh tinh, không đúng với sự thật nguồn gốc hàng hoá”.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng này.
Theo danviet.vn
Vì sao Việt Nam điều trị khỏi 16/16 bệnh nhân mắc Covid-19?
Phát hiện sớm người bệnh, tổ chức cách ly tốt và phân loại bệnh để kịp thời điều trị,... là những thành công giúp chúng ta điều trị khỏi 16/16 nhiễm virus SARS-CoV 2.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) cho biết, đến thời điểm này đã có 15/16 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, thậm chí có cả bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư. Chỉ còn 1 bệnh nhân đang điều trị ở Vĩnh Phúc, tuy nhiên kết quả xét nghiệm 2 lần gần đây đã âm tính, bệnh nhân cũng sắp được ra viện.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Ảnh: VGP/Vũ Khoa.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh nhưng có thể nói, chúng ta bước đầu đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với COVID-19.
Phác đồ đó đã được cập nhật và thống nhất ngay trong cuộc họp Hội đồng chuyên môn với các Giáo sư đầu ngành về truyền nhiễm. Với căn bệnh này, chúng ta đã có hướng dẫn điều trị ngay từ những ngày trước Tết Nguyên đán 2020.
"Sau khi điều trị khỏi từng ca bệnh trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã tổ chức rút kinh nghiệm để cập nhật vào phác đồ điều trị. Đơn cử như bệnh nhân người Trung Quốc điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều bệnh nền và lớn tuổi, thậm chí có những triệu chứng bệnh nặng. Từ kinh nghiệm trong nước, kinh nghiệm của quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc, chúng ta đã nhận định, ca bệnh này có nguy cơ tử vong cao nên đã kịp thời chuyển bệnh nhân về Trung tâm nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi có nhiều điều kiện điều trị tốt cho bệnh nhân nặng", ông Lương Ngọc Khuê chia sẻ.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng khẳng định, chính kinh nghiệm trên càng thôi thúc chúng ta phải thực hiện nghiêm nguyên tắc đầu tiên là phát hiện sớm ca bệnh, điều trị kịp thời và đặc biệt hạn chế thấp nhất tử vong.
Bệnh nhân 3 tháng tuổi được điều trị tại phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ 2 là, tổ chức cách ly, đây là nguyên tắc rất quan trọng, nếu cách ly tốt từ những khâu đầu tiên như đón tiếp bệnh nhân đến các hoạt động hàng ngày thì sẽ kiểm soát tốt số ca mắc bệnh.
Thứ 3 là, điều trị phải đảm bảo nguyên tắc thông thoáng khí, người bệnh hoàn toàn tránh nằm phòng, khu vực điều hòa vì đây là tạo môi trường thuận lợi để virus phát triển, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, để tránh lan truyền virus trong bệnh viện.
Thứ 4 là, tất cả các triệu chứng của bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn vì nó là virus mới, tuy nhiên về nguyên tắc, nó là virus thì đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng của người bệnh như ho, sốt, viêm phổi, suy đa phủ tạng... Vì vậy, tất cả các phương án này đều phải được chuẩn bị, thậm chí ngành y tế cũng đã chuẩn bị đến phương án cao nhất là máy lọc máu, máy thở, bơm tiêm điện, máy theo dõi... luôn sẵn sàng điều trị cho người bệnh nếu có ca mắc.
"Các bệnh nhân vừa rồi rất may mắn vì họ chưa phải sử dụng tới máy thở, máy lọc máu nhưng chúng ta vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng", ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng chia sẻ, ngoài hướng dẫn về điều trị bằng thuốc, thì một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh truyền nhiễm là kiểm soát nhiễm khuẩn, thông khí trong khu vực bệnh viện, tổ chức tốt để cắt các đường lây trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai tập huấn ở các cơ sở khám chữa bệnh về hướng dẫn điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn trong điều trị bệnh COVID-19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 cũng chia sẻ, số ca mắc và tử vong ở Trung Quốc và một số nước cao là do đông bệnh nhân cùng một lúc. Ở nước ta, rất may mắn, số bệnh nhân ít nên đều được ưu tiên điều trị tốt nhất. Chính vì vậy, người dân không nên chủ quan, mà cần thực hiện đúng theo các khuyến cáo phòng chống bệnh của Bộ Y tế cũng như của tổ chức Y tế thế giới.
Thúy Hà
Theo VGP News
PGS.TS Trần Như Dương: Cách ly y tế là dũng cảm và trách nhiệm với cả nước Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức cách ly dịch bệnh COVID-19 tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TW nhấn mạnh: Cách ly y tế là đặc biệt quan trọng. Việc khoanh vùng, cách ly y tế ở Vĩnh Phúc là dũng cảm và trách nhiệm với cả...