Vĩnh Phúc chăm sóc, điều trị cho người có di chứng hậu COVID
Nhằm hỗ trợ cho các F0 đã khỏi bệnh, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh triển khai công tác hỗ trợ chăm sóc, điều trị cho người có di chứng sau khi nhiễm COVID-19.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, trong ngày 16/3, trên địa bàn ghi nhận thêm 3.875 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 2925 ca cộng đồng và 950 ca cách ly tại nhà.
Hiện số bệnh nhân đang điều trị là 62.778 trường hợp, trong đó có 2.335 trường hợp điều trị tại các cơ sở cách ly y tế và 60.778 trường hợp tự điều trị tại nhà.
Số trường hợp điều trị khỏi COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tính đến ngày 16/3 đạt 207.511 trường hợp, tăng 10.314 trường hợp. Như vậy, ghi nhận từ ngày 30/4/2021 đến nay, số F0 khỏi bệnh đã đạt hơn 70%, số bệnh nhân còn lại vẫn đang trong quá trình điều trị và hầu hết chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Công tác thăm khám, điều trị COVID-19 được mở rộng không chỉ dành riêng cho các bệnh nhân F0 mà còn là với những người đã khỏi bệnh.
Thời gian qua, số bệnh nhân F0 khỏi bệnh đang có xu hướng tăng và đây được coi là một trong những tín hiệu tích cực trong giai đoạn dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp và khó lường. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các cơ sở y tế, số lượng bênh nhân gặp các triệu chứng hậu COVID-19 cũng tăng lên.
Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và công việc thường ngày của họ. Do đó, nhiều người nhiễm COVID-19 sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng đã phải đi tái khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu COVID-19.
Theo các chuyên gia, việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 là cần thiết, giúp đánh giá sớm những biến chứng và đưa ra biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Để hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân mắc COVID-19, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc kết hợp với các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chăm sóc, điều trị cho người có di chứng sau nhiễm COVID-19.
Những F0 khi khỏi bệnh có các di chứng sau nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế trên toàn tỉnh để nhận tư vấn và tiến hành chăm sóc, điều trị nếu cần thiết.
Theo đó, ngành y tế tỉnh đã khẩn trương tiến hành việc rà soát, chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực triển khai phòng khám hậu COVID-19. Kết hợp với việc xây dựng các phương án cụ thể, sẵn sàng trang thiết bị y tế, nhân lực, vật tư, thuốc, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm,… triển khai thu dung điều trị bệnh nhân có các di chứng sau nhiễm COVID-19.
Cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y, bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, chăm sóc và điều trị các bệnh nhân có triệu chứng hậu COVID-19. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh cần phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng các video, tài liệu tư vấn, hướng dẫn theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các di chứng hậu COVID-19 cho người nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Bí thư huyện ủy Yên Lạc chia sẻ: “Trước khi Sở Y tế tỉnh yêu cầu các đơn vị triển khai phòng khám hậu COVID-19, lãnh đạo huyện đã thành lập những đội tư vấn, hỗ trợ các bệnh nhân có triệu chứng hậu COVID-19. Trên cơ sở đó, huyện kết hợp với các bệnh viên tuyến huyện, trạm y tế phường, xã đẩy mạnh việc xây dựng những phòng khám hậu COVID-19, để người bệnh sau khỏi COVID-19 có các di chứng sau nhiễm COVID-19 được khám bệnh, tư vấn điều trị thuận tiện nhất.”
Nhiều địa phương nhanh chóng triển khai theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các di chứng hậu COVID-19 cho người dân.
Chủ tịch UBND huyện Tam Dương, ông Phùng Mạnh Thắng cho biết: “Ngay sau khi nhận được công văn của Sở Y tế tỉnh, huyện Tam Dương ngay lập tức thông tin tới các cơ sở y tế của huyện và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân để cùng phối hợp. Bước đầu lên kế hoạch và sẽ đưa vào triển khai sớm những phòng khám hỗ trợ bệnh nhân có những di chứng hậu COVID-19. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ chăm sóc, điều trị F0 tại nhà”.
Công tác thành lập các phòng khám cùng đội ngũ y, bác sĩ có kinh nghiệm tập trung vào việc tư vấn sức khỏe và điều trị cho F0 có triệu chứng hậu COVID-19 đang được triển khai nhanh chóng và đồng bộ trên tất cả các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
Việc thành lập phòng khám hậu COVID-19 tại các cơ sở y tế bước đầu nhận được sự hưởng ứng và những phản hồi tích cực của người dân. Điều này thể hiện một tinh thần quan tâm, sẻ chia của các cấp lãnh đạo, của đội ngũ nhân viên y tế đối với không chỉ những người bệnh mà còn là những người từng nhiễm COVID-19.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...