Vĩnh Phúc: Cần lắm sự sẻ chia cứu cô học trò nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo
Không may mắc bệnh hiểm nghèo, từ một học trò xinh xắn, năng động, giờ đây cô bé Nguyễn Thị Mai – học sinh lớp 12A3 trường THPT Vĩnh Yên, TP Vĩnh Yên ( Vĩnh Phúc) giờ phải nằm bất động trên giường bệnh, sự sống đang phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế.
Nguyễn Thị Mai khi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Mai là chị cả trong một gia đình đông anh chị em ở phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, bố mẹ làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ Ngã ba Tam Dương, hiện mẹ em lại mang bầu 5 tháng. Ngoài việc học tập, Mai là trụ cột hỗ trợ và giúp đỡ bố mẹ mọi việc nhà, chăm sóc hai em nhỏ. Ở trường, em được các thầy cô giáo quan tâm, bạn bè quý mến bởi tính trung thực, tinh thần đoàn kết, hòa nhã, nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động của lớp, của trường. Năm học lớp 11, Mai gây ấn tượng với các thầy cô giáo khi em nhặt được 1 triệu đồng tại sân trường và đã lên nộp cho Ban Giám hiệu để trả lại người đánh mất. Em tâm sự với bạn bè về ước mơ của mình là sau này được trở thành một cô giáo giỏi.
Nhưng số phận nghiệt ngã, em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ – một loại bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch nguy hiểm và hiện chưa có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này. Sau hơn 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không có chuyển biến tích cực nên em được chuyển xuống Bệnh Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tại đây, tình trạng bệnh của em trở nên nghiêm trọng hơn khi các triệu trứng: co giật, mất nhận thức, cấm khẩu, liệt dây thần kinh ngoại biên phải thở bình oxy. Ngay lập tức, các bác sỹ tiến hành lọc máu gấp và chuyển sang điều trị tại phòng Hồi sức tích cực của Bệnh Viện Bạch Mai.
Mỗi ngày phải thực hiện lọc máu một lần. Chi phí mỗi lần lọc máu, tiêm truyền là hơn 30 triệu đồng. Đến nay, sau 20 ngày điều trị chi phí đã lên tới gần 1 tỉ đồng, gia đình đã không còn đủ khả năng tài chính để chữa bệnh cho con.
Nhìn cô gái nhỏ thân hình gầy gò nằm im lìm trên giường bệnh không ai không xót xa. Ngồi lặng lẽ chăm sóc con trên giường bệnh, chị Hiền- mẹ Mai như đứt từng đoạn ruột khi mỗi lần chứng kiến con gái đau đớn vì bị bệnh tật hành hạ. Bệnh tật của em Mai cần phải tiêu tốn rất nhiều tiền. Để điều trị cho con, gia đình Mai đã bán sạch tài sản gầy dựng được bấy lâu nay.
Video đang HOT
Từ khi con gái mắc bệnh, chị Hiền không thể làm được gì, vì phải túc trực ở bệnh viện chăm sóc con. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào tiền kiếm được ít ỏi của chồng. Con gái nằm viện suốt thời gian dài, nào tiền viện phí, thuốc thang, chi tiêu cho sinh hoạt đủ thứ tốn kém, nên tiền chạy chợ của chồng không thể đủ chi tiêu.
Nguyễn Thị Mai cô học trò nhỏ không may mắc căn bệnh hiểm nghèo
Cảnh nhà ngày càng khó khăn, càng ngày vợ chồng chị Hiền càng đuối sức, chẳng còn biết vay mượn thêm ai nữa vì đã mượn nợ quá nhiều mà chưa trả lại được cho ai cả. Tính mạng em Mai đứng trước nguy cơ đe doạ khi phải bỏ dở quá trình điều trị. “Dù có phải bán đất, bán nhà em vẫn phải làm để cứu con”, chị Hiền cho biết.
Món quà lớn nhất đối với gia đình Mai trong lúc này là sự sẻ chia, chung tay của cộng đồng, thầy cô và bạn bè để em có thể chiến thắng bệnh tật, vượt qua khó khăn, tiếp tục thực hiện ước mơ làm cô giáo của mình.
Bản thân cô giáo Bùi Thị Thơm – Giáo viên chủ nhiệm của cháu cũng chia sẻ: “Mai là một học trò ngoan ngoãn, sống chan hòa với bạn bè, lễ phép nên được các thầy cô rất yêu quý. Sau khi biết tin, tôi và các bạn bè của cháu đã xuống thăm con tại bệnh viện thực sự rất ám ảnh khi thấy cháu chằng chịt dây dợ truyền và lọc máu. Khi ấy, con không thể nói được nữa, nước mắt tuôn trào vẫy tay chào cô và khác bạn khiến tôi không cầm được nước mắt”.
Ngay sau khi biết tin, tập thể giáo viên, nhân viên, và học trò trường THPT Vĩnh Yên đã thực hiện chương trình quyên góp hướng đến học sinh Nguyễn Thị Mai ngay trong ngày mùng 4/9/2019, những mong sẽ chung tay chia sẻ bớt phần nào gánh nặng cho gia đình và cứu sống được Mai. Số tiền nhà trường kêu gọi ủng hộ được trong đợt I là 27 triệu đồng.
Rất mong những tấm lòng hảo tâm của cộng đồng cùng chia sẻ để cứu giúp cô học trò chăm ngoan, học giỏi chống chọi lại với căn bệnh hiểm nghèo để sớm được khỏe mạnh tiếp tục con đường học tập của mình.
Mọi sự ủng hộ xin được gửi về:
Cô giáo chủ nhiệm: Bùi Thị Thơm – Giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0388104189, số tài khoản: 42510000197999 – Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc.
Hoặc: Gia đình anh Thái Hiền (Bố mẹ em): Ngõ 4, thôn Đồng Nghĩa, phường Đồng Tâm – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0978209149.
Theo vanhien
Sự thật về vắc xin điều trị ung thư
Gần đây, cộng đồng rất quan tâm đến phương pháp mới được quảng cáo nhiều trên mạng xã hội là "vắc xin điều trị ung thư". BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyên Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ thật hư về phương pháp này.
Theo BS. Nguyễn Ngọc Anh, ung thư do suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó tế bào ung thư có thể qua được điểm chốt của hàng rào hệ thống miễn dịch xâm nhập vào cơ thể theo đường máu. Chúng có thể tụ tập những tế bào ở thành mạch và xâm lấn vào những cơ quan, tập trung tạo thành tế bào ung thư. Chính vì vậy, ý tưởng vắc xin phòng và điều trị ung thư đã ra đời từ thế kỷ 19. Trong đó có vắc xin điều trị ung thư tiền liệt tuyến đã được FDA công nhận.
Ảnh minh họa
Nhật Bản đã nghiên cứu và công bố 1 loại vắc xin hỗ trợ hệ miễn dịch trong điều trị tế bào ung thư từ năm 1935 là Hasumi Vaccin.
Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y khoa Hà Nội đang phối hợp với các chuyên gia đầu ngành về ung thư của Nhật đang từng bước nghiên cứu vai trò của vắc xin trong điều trị ung thư và bệnh viện cũng đã tổ chức một số hội thảo nói lên vai trò quan trọng của miễn dịch trong điều trị ung thư và nhấn mạnh vai trò của vắc xin trong phòng ngừa và điều trị ung thư.
Vaccin Hasumi đã được nghiên cứu tại Nhật Bản trong 50 năm trên 500 bệnh nhân ở các loại ung thư gan, phổi, tuyến giáp, u não. Hiện tại ở Nhật Bản, vắc xin này đã được sử dụng cho hơn trăm ngàn bệnh nhân, dó đó chắc chắn những thuốc hay phương pháp điều trị cho bệnh nhân đã được Bộ Y tế Nhật công nhận, đã được gạn lọc rất kỹ trước khi sử dụng trên người.
Tính đến năm 2014, liệu pháp điều trị bằng vắc xin đã được sử dụng trên 1250 bệnh nhân ung thư sắc tố, 750 bệnh nhân điều trị ung thư tiền liệt tuyến, 500 bệnh nhân điều trị u nguyên bào tế bào đệm, 250 bệnh nhân điều trị ung thư thận.
Vaccin Hasumi chưa sử dụng cho bệnh nhân ở nước ta nhưng tôi nghĩ tính khả thi cao. Về phần bác sĩ đang điều trị, đặc biệt đang sống ở Việt Nam thì cần tuân thủ theo quy trình của Bộ Y tế ban hành là bất cứ thuốc nào mới, phương pháp mới được áp dụng ở bệnh nhân Việt Nam đều phải thông qua Hội đồng Kỹ thuật của Bộ Y tế cũng như các bệnh viện, sở y tế, bệnh viện các tỉnh trên cả nước.
Về phía bệnh nhân và người nhà, hiện đang đứng trước nhiều thông tin về các phương pháp mới điều trị ung thư, tuy nhiên bác sĩ phải dựa trên từng loại bệnh, từng bệnh nhân để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, không phải trường hợp nào cũng sử dụng các phương pháp mới được. Do đó, bệnh nhân và gia đình cũng cần thận trọng, không tự động nghiên cứu trên mạng rồi tự điều trị vì làm vậy rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo petrotimes
Phẫu thuật thành công bệnh nhân chửa ngoài tử cung dạng hiếm gặp Mới đây Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã Phẫu thuật thành công bệnh nhân chửa ngoài tử cung dạng hiếm gặp, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng rất ít trường hợp mắc. Đó trường hợp chị Trần Thị T sinh năm 1982 ở Vĩnh yên, Vĩnh Phúc tiền sử 3 lần chửa ngoài tử cung, mổ cắt 2...