Vĩnh Phúc áp dụng phần mềm mọt cửa liên thông 3 cấp tỉnh, huyẹn, xã
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu triển khai sử dụng Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã, thời gian bắt đầu từ đầu năm 2022, thay cho phần mềm đang thực hiện.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành vừa cho biết, năm 2021 công tác chuyển đổi số ở địa phương này đã có nhiều cố gắng, đặc biệt đối với trụ cột chính quyền số.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều kết luận chỉ đạo về chuyển đổi số; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/2021 thông qua Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 25 quyết định, kế hoạch liên quan đến chuyển đổi số. Hạ tầng nền tảng số từng bước được củng cố và tăng cường bảo đảm dung lượng, tốc độ, an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu cho các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. Các đơn vị, địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và chuyên môn nghiệp vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Phúc).
Nhiều ứng dụng nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính như: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, một cửa điện tử, hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản ký số điện tử,… Kinh tế số, xã hội số đã từng bước được thúc đẩy thông qua thương mại điện tử, thanh toán điện tử, họp trực tuyến, học trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Lê Duy Thành thừa nhận, so với yêu cầu thì chuyển đổi số trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Hạ tầng số chưa sẵn sàng cho các công nghệ: Điện toán đám mây, phân tích, xử lý dữ liệu lớn, kết nối Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý chuỗi khối thời gian thực. Chưa có nhiều nền tảng số phục vụ cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; kinh tế số, xã hội số chưa có định hướng phát triển rõ ràng từ cơ quan nhà nước, chưa có bước tiến rõ nét.
Vì thế, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc – hoàn thiện dự thảo Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, trong đó phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các thành viên của Ban chỉ đạo gắn với hoạt động chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tham mưu, đề xuất về sự cần thiết, đầu mối thực hiện các dự án, nhiệm vụ về chuyển đổi số phù hợp kiến trúc, định hướng của tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển đổi số; đề xuất cơ chế tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia chuyển đổi số theo định hướng của tỉnh.
“Không tham mưu đầu tư những hệ thống riêng lẻ, rời rạc, không có khả năng tích hợp, liên thông”- lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh.
Cơ quan này phải tham mưu với UBND tỉnh Vĩnh Phúc triển khai các nền tảng dữ liệu số, ứng dụng trên di động phục vụ các nhu cầu cần thiết cho tổ chức, công dân. Quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chuyển đổi số tại các đơn vị, địa phương.
Tiếp tục tham mưu Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; chính sách ưu đãi thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của địa phương này.
Đáng chú ý, ông Lê Duy Thành yêu cầu triển khai sử dụng Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã, thời gian bắt đầu từ đầu năm 2022, thay cho phần mềm đang thực hiện.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cần quan tâm, thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch chuyển đổi số; tích cực vận hành, khai thác phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến.
Đặc biệt, phải đổi mới cách làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, học tập, làm việc, giải quyết thủ tục hành chính… nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch đại dịch Covid-19.
“Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn, đề xuất nâng cấp, tích hợp các hệ thống đã đầu tư, xây dựng các kho dữ liệu lớn, sử dụng chung hệ thống tài khoản người dùng, tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức, người dân khai thác, sử dụng” – ông Lê Duy Thành nêu rõ nhiệm vụ.
Từ Hà Nội về Vĩnh Phúc phải thực hiện yêu cầu phòng chống dịch như thế nào?
Người từ khu vực nguy cơ cao, đặc biệt Hà Nội, khi đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch ở tỉnh Vĩnh Phúc phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính.
Ông Vũ Việt Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trong tỉnh yêu cầu thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, thành phố Hà Nội trung bình có gần 3.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Các tỉnh giáp với Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh trung bình gần 400 ca mắc mỗi ngày,... Dòng người di chuyển từ Hà Nội về Vĩnh Phúc với số lượng lớn, dẫn tới số ca mắc mới tăng cao, gây quá tải hệ thống y tế. Chỉ tính từ ngày 1/1 đến ngày 9/1/2022 toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận gần 150 ca dương tính với SARS-2 có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với người trở về từ Hà Nội.
Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động không đi ra ngoài tỉnh và đến khu vực có nguy cơ cao khi không thực sự cần thiết. Trường hợp do nhu cầu phải di chuyển, yêu cầu thực hiện nghiêm 5K, đồng thời trước khi trở về tỉnh phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính mới được vào cơ quan làm việc và trở về với gia đình.
Đối với người đến/về Vĩnh Phúc từ khu vực nguy cơ cao, đặc biệt là Hà Nội thì khi đến liên hệ công tác, làm việc, giao dịch ở Vĩnh Phúc cần phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính.
"Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp luôn chuẩn bị sẵn cơ số kit test thử nhanh tại cơ quan để tạo điều kiện tối đa cho khách phải kiểm tra, đảm bảo an toàn trước khi vào làm việc"- lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh.
Vĩnh Phúc ban hành nhiều quy định mới đối với người từ Hà Nội tới địa phương này (Ảnh minh họa: Báo Vĩnh Phúc).
Địa phương này cũng yêu cầu người dân liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để khai báo y tế. Người dân tự thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên, cho kết quả âm tính trước trở về để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình, hàng xóm và cộng đồng. Các trường hợp không tuân thủ thực hiện, nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
"Nghiêm cấm tổ chức ăn uống, hội họp, gặp mặt, liên hoan cuối năm, tổ chức mừng thọ, mừng xuân đông người dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022"- công văn hỏa tốc nêu rõ.
Vĩnh Phúc yêu cầu UBND cấp xã, Tổ Covid cộng đồng, Tổ liên gia tự quản giám sát việc thực hiện theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đảm bảo làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, cơ quan giữ cơ quan, doanh nghiệp giữ doanh nghiệp... để thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
Dừng các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại cửa ngõ ra vào Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định dừng hoạt động các chốt kiểm soát thông tin, điểm khai báo y tế, quét mã QR ra vào tỉnh sau 8 tháng hoạt động. Việc kiểm soát khai báo y tế qua ứng dụng PC-Covid tại các điểm trên sẽ chuyển về các địa phương (cấp xã, phường), các nơi tập trung đông người, cơ sở...