Vĩnh Long: Truy bắt chồng say xỉn giết vợ đêm mùng 3 Tết
Công an đang tổ chức truy bắt người chồng “ ma men” đâm chết vợ trong đêm mùng 3 Tết ở Vĩnh Long.
Công an đang tổ chức truy bắt người chồng “ma men” đâm chết vợ trong đêm mùng 3 Tết ở Vĩnh Long. (Ảnh: Chí Thiện)
Đến 23h50 khuya mùng 3 Tết Nguyên Đán (tức ngày 30/1) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long vẫn đang tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ trọng án tại phường Đông Thuận ( TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Đồng thời, cảnh sát cũng đang truy bắt người gây ra án mạng.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22h cùng ngày, ông Kim Hòa (khoảng hơn 40 tuổi, ngụ phường Đông Thuận) đã dùng vật nhọn đâm chết vợ là bà Sa-Riêng (khoảng 40 tuổi, ngụ cùng địa chỉ) tại khu nhà bếp trong nhà. Sau khi gây án, ông Hòa đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Theo nhiều người dân sống cận kề hiện trường, ông Hòa là một người nghiện rượu nặng. “Mới hồi chiều, tôi thấy ông Hòa và bà Sa-Riêng đều trong trạng thái say xỉn đi lang thang quanh xóm. Hai ông bà này thường nhậu nhẹt triền miên, lúc say không chịu về nhà mà hay la cà sang nhiều nhà hàng xóm để kiếm người uống tiếp”, một người dân nói.
Hiện vụ trọng án đang được Công an tỉnh Vĩnh Long điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Theo Chí Hạnh- Chí Thiện (Báo Giao thông)
Đạo đức xuống cấp lại bị "ma men" dẫn lối nên con người càng hung bạo
Nói về việc hơn 2.200 ca nhập viện do đánh nhau mấy ngày Tết, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, cuộc sống ngày càng nhiều lo toan, căng thẳng... nên chỉ cần những va chạm tưởng chừng như bình thường cũng có thể trở thành những mâu thuẫn gây xô xát, con người sẵn sàng đoạt mạng nhau.
Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn tới những vụ ẩu đả nhau trong dịp Tết?
- Tôi cho rằng, việc đánh nhau trong dịp Tết không chỉ là do ma men dẫn lối mà sâu xa do bản chất đạo đức xuống cấp khiến con người ngày càng trở nên hung bạo hơn. Cuộc sống ngày càng nhiều lo toan, căng thẳng. Có mấy ngày Tết để nghỉ ngơi nhưng họ vẫn phải lo lắng về chuyện lễ lạt, chúc tụng, quà cáp... rồi những chê trách của người thân hàng xóm. Vì vậy, chỉ cần những va chạm tưởng chừng như bình thường cũng có thể trở thành những mâu thuẫn gây xô xát, con người sẵn sàng lao vào nhau để đoạt mạng nhau.
Theo tôi, chỉ có 50% con người hung hãn, thích "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" với nhau là do bia, rượu, còn thực chất nhiều người có mầm mống hung hãn sẵn, họ chỉ mượn rượu làm cớ. Người ta vẫn biết chửi tục, vẫn đánh nhau khi không có bia, rượu nhưng bình thường họ không thể hiện ra, họ chờ có dịp để nói, để giải tỏa những gì dồn nén, ẩn ức trong lòng.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng 2 nguyên nhân chính dẫn tới các vụ đánh nhau trong dịp Tết là do rượu và áp lực từ cuộc sống (Ảnh: I.T)
Chỉ trong 3 ngày Tết đã có hơn 2.200 trường hợp nhập viện cấp cứu do đánh nhau. Con số này có vẻ thấp so với năm ngoái (5.000 ca). Phải chăng người dân đã hiền hơn?
- Thực chất đây chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ (chỉ trong 3 ngày), còn con số này chắc chắn sẽ còn tăng nữa, nhất là khi sau Tết vẫn còn cả "tháng ăn chơi", lễ hội. Đây cũng vẫn sẽ là dịp để người ta đàn đúm, ăn uống... vì vậy không loại trừ việc các vụ đánh nhau sẽ tiếp tục tăng cao. Tôi nghĩ rằng con số thực tế sẽ không hề thấp hơn năm ngoái, thậm chí sẽ còn tăng cao hơn. Bởi năm nay khó khăn vẫn còn nhiều, các mối quan hệ xã hội càng nghiệt ngã hơn, nhu cầu được giải trí của con người như vui chơi, bắn pháo hoa... không còn nữa.
Thực tế trong nhiều năm làm việc với báo giới về vấn đề này, tôi thấy con số thống kê của Bộ Y tế về số người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết năm nào cũng cao. Con số gần nhất là Tết năm 2016 với gần 6.000 người nhập viện cấp cứu và hàng chục người trong số đó đã tử vong, mất Tết.
Các vụ đánh nhau trong dịp Tết thường xảy ra ở nông thôn nhiều hơn thành phố. Vì sao lại vậy thưa ông?
- Tôi cho rằng không hẳn là như vậy. Đúng là có những nhà phân tích thì cho rằng, dân trí ở nông thôn thấp hơn, hoặc các cơ quan chức năng ở quê thường vào cuộc muộn hơn khi có ẩu đả nên các vụ tai nạn cấp cứu khi đánh nhau cao hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy rằng con số tuyệt đối ở nông thôn có thể cao hơn nhưng không nhiều. Bởi lẽ, dịp Tết thường là dịp di cư đi chúc tụng, nên cũng không thể loại trừ những người hay gây chuyện từ thành thị về quê đi chúc Tết lại tham gia vào các vụ ẩu đả.
Có nhiều người cho rằng các vụ đánh nhau thường xảy ra ở nông thôn nhiều hơn thành phố (Ảnh I.T)
Một trong 2 nguyên nhân chính dẫn tới ẩu đả trong dịp Tết chính là rượu bia. Có ý kiến đề xuất nên cấm sử dụng rượu bia vào Tết, ông thấy ý kiến này như thế nào?
- Thực chất đây là ý kiến rất đúng đắn, bởi những người đưa ra ý kiến này cũng từng chứng kiến thành quả xem như là thần kỳ từ việc cấm đốt pháo nổ. Bởi điều này cũng được thực hiện khi mà toàn bộ hệ thống chính trị ra tay. Tuy nhiên, việc cấm uống rượu bia rất khác bởi hệ thống sản xuất rượu, bia rất nhiều từ nhà dân cho tới công ty bia rượu. Đặc biệt, việc sản xuất rượu bia thường mang lại lợi nhuận rất cao nên việc này sẽ bị cản rất nhiều.
Thứ hai, lại nói về văn hóa sử dụng rượu bia. Dẫu rằng, khi uống rượu bia quá đà con người thường ứng xử thô bạo nhưng nhưng rượu bia vẫn gần như là một trong những thứ "làm đầu câu chuyện" kể cả trong lễ lạt, tang ma, đám hỏi... tất cả các sự kiện từ buồn tới vui. Do vậy, đã thành nếp, nếu đầu năm đi chúc Tết bạn được gia chủ mời một chén mà không uống là thất lễ.
Vậy, nói như ông thì chúng ta sẽ không có cách nào để giảm tỷ lệ người nhập viện cấp cứu do đánh nhau vào dịp Tết?
- Nếu nói thẳng tuột là chúng ta không có cách gì để kiểm soát con số này thì cũng không ổn. Chúng ta có thể tăng cường việc giáo dục pháp luật tới từng gia đình, bởi chỉ có gia đình mới có thể răn đe, phòng ngừa. Đặc biệt các gia đình nên tước đi các điều kiện có khả năng gây xung đột, hạn chế rượu, bia của các thành viên trong gia đình. Nhưng phải khẳng định rằng, rõ ràng việc tạo dựng nên những sự cố bất ngờ, những sự tranh đoạt, ẩu đả lẫn nhau trong Tết là việc không ngờ chứ không phải con người có thể biết trước được để mà phòng tránh, can thiệp. Và dù cho có can thiệp thì tôi nghĩ rằng, cũng còn lâu nữa chúng ta mới giảm được con số này.
Theo Danviet
Làng mai trăm tuổi ở miền Tây khoe sắc vàng rực Hơn 550 gốc mai đại trên 100 năm tuổi, 11.000 cây 50-100 năm tuổi... ở làng mai vàng Phước Định (Vĩnh Long) đang khoe sắc rực rỡ trong ngày Tết. Vườn mai cổ thụ của lão nông Hồ Văn Sáu ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long có hàng chục cây trên 100 tuổi đang khoe sắc rực rỡ. Gốc mai được chủ nhân...