Vĩnh Long sẽ làm gì để đạt được chiến lược đảm bảo trật tự ATGT 2021 -2030?
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 -2030.
Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2030, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến QL, các tuyến giao thông chính.
Ngày 22/3, ông Mai Hoàng Minh, Chánh VP Ban ATGT tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh này vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 -2030 trên địa bàn tỉnh.
Theo kế hoạch, về kết cấu hạ tầng giao thông, đến năm 2030, tỉnh sẽ xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên hệ thống đường bộ; Các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được xem xét xây dựng làn đường dành riêng cho mô tô, xe gắn máy, xe đạp và bảo đảm an toàn cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trên tất cả các tuyến đường tỉnh, QL.
“Phấn đấu đảm bảo 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; 100% các tuyến đường QL, đoạn đi qua địa bàn tỉnh được lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông; 100% hệ thống đường tỉnh, 50% hệ thống đường huyện được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị bảo đảm ATGT; 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến QL, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn, thông suốt”, kế hoạch nêu rõ.
Đặc biệt, sẽ không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến QL, các tuyến giao thông chính.
Về phương tiện giao thông, đến thời điểm trên, toàn tỉnh sẽ loại bỏ hoàn toàn loại hình xe cơ giới hết niên hạn sử dụng. Đồng thời triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông.
Video đang HOT
Để triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã đề ra 7 giải pháp, giao Sở GTVGT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường bộ. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các tuyến đường chính qua các tỉnh, thành phố lân cận.
Bên cạnh đó, nâng cấp thiết bị để ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và camera giám sát trên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho các cơ quan chức năng về thanh tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.
Sở chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành có liên quan triển khai Kế hoạch chống lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên các đường tỉnh.
UBND tỉnh cũng giao công an chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động giám sát, tuần tra, kiểm soát về trật tự ATGT phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh.
Đồng thời, thường xuyên, liên tục thực hiện chuyên đề tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, sử dụng chất ma tuý, đặc biệt tập trung vào đối tượng là lái xe chuyên nghiệp như: lái xe tải, xe container, xe khách tuyến cố định liên tỉnh; các hành vi tổ chức đua mô tô, ô tô trái phép.
Quân đội tích cực ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
Từ năm 2015 đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã điều động gần 1.346.600 lượt người, hơn 44.700 lượt phương tiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Xử lý hiệu quả gần 11.500 vụ, cứu được hơn 19.200 người, hơn 1.000 phương tiện. Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011-2020.
Bộ đội tìm kiếm cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3.
Nâng cao năng lực đến năm 2030
Theo báo cáo tại Hội thảo nâng cao năng lực ứng phó sự cố (ƯPSC), thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TT&TKCN) đến năm 2030 và những năm tiếp theo do Ủy ban quốc gia ƯPSC, TT&TKCN tổ chức mới đây, những năm qua, công tác ƯPSC, TT&TKCN được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và có những kết quả bước đầu.
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện Quyết định số 1041/QĐ-TTg đạt được một số kết quả quan trọng. Chất lượng tham mưu, tổng hợp, khả năngƯPSC, TT&TKCN được nâng lên. Công tác ƯPSC, TT&TKCN đã từng bước chuyển từ bị động sang chủ động. Mục tiêu quy hoạch đã thể hiện được tính bao quát, định hướng cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
100% các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, TT&TKCN từ Trung ương đến địa phương được kiện toàn về tổ chức, hoạt động, thống nhất được đầu mối chỉ đạo ƯPSC, TT&TKCN các cấp, bảo đảm sự chỉ đạo, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng.
Công tác dự báo với thời gian dài hơn, chất lượng dự báo chính xác hơn, cảnh báo, truyền tin, báo cáo kịp thời. Chủ động chuẩn bị chu đáo các phương án, kế hoạch ứng phó. Công tác chỉ đạo, các biện pháp ứng phó, TKCN, quyết liệt và kịp thời hơn. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức được triển khai sâu rộng, đáp ứng kịp thời yêu cầu khi có tình huống xảy ra, giảm thiểu đáng kể về người, tài sản.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã điều động gần 1.346.600 lượt người, hơn 44.700 lượt phương tiện ƯPSC, TT&TKCN. Xử lý hiệu quả gần 11.500 vụ, cứu được hơn 19.200 người, hơn 1.000 phương tiện.
Riêng quân đội đã ứng phó, xử lý các vụ việc và TKCN chiếm 70% trên phạm vi cả nước, chỉ đạo, điều động hơn 979.200 lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ, trên 19.700 lượt phương tiện, tham gia TKCN hơn 6.960 vụ, cứu được hơn 145.500 người và hơn 11.400 phương tiện...
Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia ƯPSC, TT&TKCN yêu cầu Ban Chỉ đạo ƯPSC, TT&TKCN các cấp từ Trung ương xuống địa phương, phân công phụ trách cụ thể, nhất là cơ chế điều động, sử dụng lực lượng, trang bị, bảo đảm hoạt động thống nhất, hiệu quả.
Chú trọng công tác đầu tư mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác ƯPSC, TT&TKCN, bố trí, sắp xếp phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ từng vùng, đơn vị và địa bàn hoạt động. Bố trí, sử dụng phương tiện, tài sản Nhà nước hợp lý trong khắc phục sự cố, ứng phó thiên tai tránh lãng phí, xuống cấp...
Năm 2030 giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất
Theo Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai (PCTT) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức lực lượng làm công tác PCTT được kiện toàn theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị PCTT và TKCN tiên tiến, hiện đại, ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực.
Phấn đấu đạt 100% cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức và gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; lực lượng làm công tác PCTT được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, gia đình, cá nhân bảo đảm các yêu cầu PCTT theo phương châm "4 tại chỗ".
Chiến lược xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011-2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011-2020 và không vượt quá 1,2% GDP...
Để đạt mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia PCTT xác định nhiệm vụ, giải pháp chung là hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về PCTT bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi; nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực PCTT và cứu hộ, cứu nạn; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam Được đưa vào khai thác từ tháng 1/2021, Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, một trong số 19 cảng trên thế giới có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021 - Ảnh:...