Vĩnh Long sắp xét xử Việt kiều Úc bị bắt sau 29 năm sang nước ngoài sống
TAND tỉnh Vĩnh Long sắp đưa một Việt Kiều Úc ra xét xử tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, sau 29 năm người này ra nước ngoài sinh sống.
Ngày 30/3, nguồn tin của VTC News cho biết, ngày 1/4, TAND tỉnh Vĩnh Long sẽ mở phiên xử sơ thẩm bị can Trương Tuấn Anh (tên gọi khác Trương Trung Quốc, sinh năm 1952, Quốc tịch Úc, tạm trú tỉnh Trà Vinh) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Khoản 2 Điều 175, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Trước đó, trong năm 2020, TAND tỉnh Vĩnh Long 2 lần hoãn phiên toà.
Bị can Trương Tuấn Anh.
Bi can bị bắt vì tội gì?
Theo cáo trạng truy tố của Viện KSND tỉnh Vĩnh Long, khoảng năm 1987, Nguyễn Thị Bích Phượng (sinh năm 1960) cùng chồng là Trương Tuấn Anh lập nhà máy cán sắt Thuận Thành, trụ sở tại số 105 đường Nguyễn Huệ, phường 2, TX Vĩnh Long, tỉnh Cửu Long (nay là TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long).
Nhà máy này do bà Phượng làm chủ, bị can Trương Tuấn Anh phụ trách kỹ thuật và Mai Văn Kỹ là thư ký cho nhà máy.
Trong khoảng thời gian từ 1/3 đến 9/3/1989, Trương Tuấn Anh và vợ đã ký 3 Hợp đồng vay của Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh trực thuộc Liên hiệp xã tỉnh Cửu Long với tổng số tiền 152 triệu đồng (1 hợp đồng vay tín chấp 52 triệu đồng, 1 hợp đồng vay tín chấp 100 triệu đồng, 1 hợp đồng vay 250 lượng vàng 24K có thế chấp tài sản).
Đến cuối năm 1989, bị can Trương Tuấn Anh cùng vợ con ra nước ngoài. Ngày 10/9/1990, Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Cửu Long ngừng hoạt động, Trung tâm tiến hành rà soát đối chiếu xác định công nợ, có lập bảng đối chiếu công nợ.
Video đang HOT
“Tại bảng đối chiếu công nợ thì tổng số vàng vay gốc là 250 lượng vàng 24K tổng số vốn và lãi đến ngày 10/09/1990 là 564,968L. Tổng số tiền bị can Trương Tuấn Anh vay tại khế ước vay tiền số 206 với số tiền gốc vay là 52 triệu đồng đến 10/09/1990 còn lại thực tế vốn và lãi là 188.729.305 triệu đồng.
Đối với hợp đồng vay ngày 09/03/1989 do Nguyễn Thị Bích Phượng vay của Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Cửu Long 100 triệu đồng Trương Tuấn Anh là người ký bảo lãnh vay. Hiện bà Phượng không có mặt tại Việt Nam nên không đặt ra xem xét giải quyết trong vụ án này.
Sau khi Trương Tuấn Anh bỏ trốn ra nước ngoài trên cơ sở báo cáo của Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh và các tài liệu xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cửu Long đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Quyết định truy nã đối với Trương Tuấn Anh. Đến ngày 5/7/ 2019 thì bắt được Trương Tuấn Anh theo Quyết định truy nã tại ấp Long Hưng, xã Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long”, Cáo trạng của VKSND tỉnh Vĩnh Long ghi rõ.
Hiện, bị can Trương Tuấn Anh đang được cho tại ngoại.
Bị can không biết bản thân bị truy nã
Bị can Trương Tuấn Anh cho biết, ngày 5/7/2019, khi đang ở TP Vĩnh Long bị Công an tỉnh Vĩnh Long mời về việc. Tại đây, công an cho biết ông bị truy nã theo Quyết định số 35 ngày 23/1/1990 của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cửu Long.
Bị can Trương Tuấn Anh cho rằng bản thân ông không hề hay biết việc mình bị truy nã.
“Tính đến khi bị bắt tôi đã về Việt Nam thăm bạn bè, đi làm từ thiện khoảng 20 lần mà không hề hay biết mình bị truy nã” , bị can Trương Tuấn Anh nói và khẳng định các khoản vay của ông điều là vay thế chấp chứ không phải là vay tin chấp như cáo trạng nêu.
Bị can cũng nhấn mạnh trị giá tài sản thế chấp của ông thời điểm đó trị giá gấp khoảng 3 lần tổng số tiền ông và vợ vay.
Những chiêu trò "bánh vẽ" và cái bẫy nơi xứ người
Sau khi Báo CAND số ra ngày 15/3/2021 đăng bài viết "Xuất khẩu lao động bất hợp pháp: Tiền mất tật mang", chúng tôi đã nhận được nhiều hoan nghênh từ người lao động.
Nhiều người đã gọi điện, nhắn tin cung cấp thêm thông tin để góp phần vạch rõ các thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo lao động bất hợp pháp để trục lợi, đồng thời góp phần giúp người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài có thêm thông tin để tránh bị lừa đảo.
Đầu tiên chúng ta phải khẳng định: Trong những năm qua, việc đưa người đi lao động ở nhiều nước trên thế giới là một chính sách đúng đắn của các bộ, ngành chức năng và các địa phương. Đất nước ta với dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao, vì vậy nhiều người lao động sau khi ra nước ngoài làm việc đã tích trữ lương, thưởng gửi về góp phần xây dựng gia đình có cuộc sống ngày một tốt hơn. Nhiều làng quê nghèo, nhờ có nhiều người đi lao động ở nước ngoài đã thực sự "thay da đổi thịt"...
Bằng cách lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài, Trần Hải Dương (X) đã chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng của nhiều người.
Nhưng hầu hết đó là số lao động đi theo các con đường hợp pháp. Còn nhiều lao động đi "chui", bất hợp pháp bị nước bạn trục xuất, hoặc thậm chí bỏ mạng nơi xứ người. Bên cạnh đó, nhiều người lao động bị lừa mất hết gia sản khi các đối tượng "cò" lao động đem con bỏ chợ.
Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động hiện nay thường về các vùng quê để lừa người lao động là hứa hẹn, cầm tiền và bỏ trốn. Để lấy lòng tin của người lao động, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng hình ảnh, mối quan hệ với người thân, bạn bè đang lao động, học tập, sinh sống ở các nước sau đó đưa cho người muốn đi lao động nước ngoài xem. Sau khi cho người muốn đi lao động xem hình ảnh, cuộc sống tươi đẹp nơi xứ người của người lao động, các đối tượng lừa đảo vẽ ra viễn cảnh làm việc nhẹ, thu nhập cao, thậm chí có đối tượng còn bịa ra là các lao động trên đều do họ đưa giờ mới có cuộc sống đổi đời...
Có đối tượng lừa đảo còn cao tay, móc nối với người đang lao động ở nước ngoài để tạo lòng tin cho người muốn đi lao động bằng cách gọi điện bằng mạng xã hội cho người muốn đi lao động nói chuyện với người đang ở nước ngoài, và đối tượng ở nước ngoài tiếp tục vẽ ra những viễn cảnh đang chờ đón người lao động sang như sẽ được đón từ sân bay, có việc làm ngay, ăn ở, sinh hoạt đã có người lo...
Sau bước đầu hứa hẹn, lấy được lòng tin của người muốn đi lao động nước ngoài, các đối tượng lừa đảo chuyển sang giai đoạn thứ hai là cầm tiền và bỏ trốn. Bằng thủ đoạn như vậy, Trần Hải Dương (SN 1990), trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh đã chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng của 9 cá nhân trên địa bàn 2 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An để hứa hẹn đưa họ đi xuất khẩu lao động sang New Zealand.
Nắm bắt được thông tin, một số người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, Trần Hải Dương chọn thị trường lao động mới hoàn toàn là New Zealand, bởi Dương biết nếu chọn đi Anh, Úc, Đức... trên địa bàn đã nhiều người bị lừa nên người lao động thường cảnh giác. Người đầu tiên Dương tìm đến là anh Trần Văn H ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đặt vấn đề đưa anh H qua New Zealand làm việc.
Khi lấy được niềm tin ở anh H, Dương đưa ra mức chi phí 18 ngàn USD, và buộc anh H đặt cọc trước 100 triệu đồng, và hứa hẹn sau 3 tháng không đi được sẽ hoàn trả lại tiền. Sau khi lấy được từ anh H gần 200 triệu đồng, Dương đã dùng vào trả nợ, chi tiêu cá nhân mặc cho anh H khốn khó với khoản nợ vay để tìm cách đi lao động ở nước ngoài. Cũng với thủ đoạn tương tự, Trần Hải Dương đã lừa của của chị V, chị N, anh H, anh C cùng trú ở xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh và anh Nguyễn Văn T, trú ở thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà... với số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
Cùng với thủ đoạn tương tự như trên, gần đây trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Công an các đơn vị, địa phương liên tục bóc gỡ nhiều đường dây lừa đảo người lao động. Nhiều đối tượng lừa đảo đã bị truy tố trước pháp luật. Điều đang nói, khi các đối tượng tra tay vào còng thì số tiền mà người lao động giao nộp cho các đối tượng lừa đảo rất khó để lấy lại vì chúng đã chi tiêu hết vào đời sống cá nhân của chúng. Vì vậy, rất nhiều người lao động rơi vào cuộc sống rất khó khăn bởi số tiền vay mượn, hay tích cóp đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt.
Bên cạnh việc các đối tượng lừa đảo đưa người đi lao động nước ngoài hứa hẹn, cầm tiền và bỏ trốn thì hiện nay không ít người lao động được các đối tượng lừa đảo đưa sang đến nước sở tại nhưng chúng để người lao động "sống dở chết dở" nơi xứ người.
Để đưa người lao động sang nước ngoài bất hợp pháp, các đối tượng lừa đảo sau khi cầm tiền của người lao động, chúng thiết lập các đường dây đưa người lao động qua biên giới bằng các đường mòn, lối mở hoặc đường biển. Sau đó tiếp tục đưa người lao động qua nước thứ ba, nơi chúng cam kết ban đầu với người lao động.
Mặc dù vậy, khi lừa đảo người lao động, chúng hứa hẹn sang đến sân bay, cảng biển có người đón, sắp xếp việc làm, tìm chỗ sinh hoạt ăn ở... nhưng khi người lao động vừa đến chúng đã cao chạy xa bay, hoặc đối tượng trong đường dây của chúng đưa người lao động đi làm việc phi pháp như " trồng cỏ" (ma túy); đòi nợ thuê, lao động nặng nhọc, thậm chí phải bán thân... nhiều lao động không chịu làm bị chúng đánh đập, bỏ rơi, hoặc báo cảnh sát nước sở tại bắt giam.
Một trong những chiêu thức mà các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động đang sử dụng để đánh lừa người lao động là "nhận người, nhận tiền". Bằng cách, các đối tượng lừa đảo vào ăn ở cùng người nhà của người lao động, khi người lao động đến được nước sở tại theo "hợp đồng miệng" ban đầu, có người nhận, đưa đi làm việc thì ở trong nước các đối tượng lừa đảo mới nhận tiền.
Song đó chỉ là mánh khóe cao tay để lừa đảo, bởi người lao động khi đến nước sở tại có việc làm và chỗ ăn ở, sinh hoạt tốt chỉ thực sự kéo dài 3 đến 5 ngày hoặc 1 hay 2 tuần lễ mà thôi (do chúng sắp đặt để lừa), khi đối tượng lừa đảo trong nước nhận được tiền từ người nhà của người lao động thì bên kia người lao động cũng bị chúng đẩy ra đường khi nào không hay.
Thực tế hiện nay, nhiều người lao động thiếu kiến thức, thiếu thông tin liên quan đến các quy định về xuất khẩu lao động, nhưng lại muốn đi nhanh với chi phí thấp cho nên đã tìm đến các đường dây đưa người đi lao động bất hợp pháp và tự biến mình trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo.
Do vậy, để tránh bị lừa, người lao động khi có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài cần tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan, nhất là tư cách pháp nhân của các đơn vị hay cá nhân nhận hồ sơ đưa người đi lao động. Người lao động cũng cần lưu ý, tất cả công ty xuất khẩu lao động đều phải có chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, vì vậy khi bắt gặp cá nhân, công ty nào đó hứa hẹn không cần đào tạo "đi nhanh, lương cao" thì cần hết sức cảnh giác.
Khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần tìm hiểu rõ công ty xuất khẩu lao động ký trực tiếp với mình ở đâu, địa chỉ cụ thể chỗ nào sau đó tìm đến sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc các ngành liên quan, chính quyền ở địa phương để hỏi, tìm hiểu thêm thông tin. Bên cạnh đó, khi ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài cần ghi rõ nơi làm việc (công ty, nhà máy, công xưởng... ở các nước). Nếu người tuyển dụng lao động, hay công ty không nêu được cụ thể hay né tránh ghi điều này thì khả năng cao đang lừa đảo.
Người thân ở nước ngoài báo gửi tiền về, tài khoản ở nhà "bay" tiền Người thân nhắn tin sẽ gửi tiền từ nước ngoài về. Các nạn nhân tin tưởng thao tác theo hướng dẫn và tiền trong tài khoản "không cánh mà bay". Chiều 19/3, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án bắt 2 đối tượng hack Facebook để chiếm đoạt tiền tỷ. 2 đối...