Vĩnh Long: Phà 200 tấn bị hư, bến phà Đình Khao kẹt cứng
Sau khi được bổ sung các phà 200 tấn từ cụm phà Vàm Cống, giao thông qua khu vực bến phà Đình Khao ( Vĩnh Long) vẫn ùn ứ, kẹt xe kéo dài.
Bị ô tô lấn làn, xe máy phải leo vỉa hè . ẢNH: XUÂN PHÚC
Ghi nhận của Thanh Niên, từ đầu giờ chiều 10.9 đến hơn 15 giờ cùng ngày, hàng chục xe ô tô tải, ô tô khách xếp hàng dài trên QL57 (đoạn thuộc H.Long Hồ, Vĩnh Long) chờ qua bến phà Đình Khao.
Một số ô tô lấn làn dành cho xe máy để được đi trước, gây nên cảnh hỗn loạn giao thông khu vực này. Các xe máy rất khó khăn mới qua được khu vực trên.
CSGT đã có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông và điều phối giao thông qua khu vực.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Hoàng Thông, Bến trưởng phà Đình Khao, cho biết nguyên nhân kẹt xe do một chiếc phà 200 tấn bị hư. “Chiếc phà 200 tấn hư lúc sáng đã sửa xong rồi, hiện tại có 4 chiếc chạy để đưa khách”, ông Thông cập nhật tình hình ở bến phà Đình Khao.
Theo Thanhnien
Ghi ở thủ phủ khoai lang Bình Tân: "Nóng" chuyện làm khoai VietGAP
Ghi ở thủ phủ khoai lang Bình Tân: "Nóng" chuyện làm khoai VietGAP
Video đang HOT
Vĩnh Long là thủ phủ khoai lang vùng ĐBSCL, diện tích dao động khoảng 13.000ha. Nhãn hiệu tập thể "Khoai lang Bình Tân - Bình Tân Sweet Potatoes" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận.
Đưa khoai lang đi chính ngạch vào Trung Quốc đang được Vĩnh Long chuẩn bị ráo riết cho sân chơi mới này.
Nóng chuyện khoai lang GAP
Những ngày này, chúng tôi đến vùng SX khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hưng, xã Thành Trung, huyện Bình Tân bà con đang phơi ruộng để chuẩn bị cho vụ mới. Khoai chưa có, nhưng làm thế nào để đưa được khoai lang đi chính ngạch vào Trung Quốc câu chuyện cứ nóng hổi từ nhà ra ruộng.
Khoai lang Bình Tân nổi tiếng cả nước.
Anh Trịnh Thanh Hoàng, PCT Hội Nông dân xã Thành Trung phấn khởi lấy xe gắn máy dẫn chúng tôi đi một vòng trong ấp đến gặp những hộ trồng khoai lang VietGAP. Anh Hoàng cho biết, vừa qua Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai mô hình SX tiên tiến đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cây khoai lang.
Mô hình được thực hiện tại xã Thành Trung trên diện tích 50ha với 64 hộ nông dân tham gia. Bà con tham gia mô hình được dự án hỗ trợ đầu tư 30% vật tư nông nghiệp. Các khoản khác được hỗ trợ hẳn 100% gồm: Xây dựng điểm pha thuốc BVTV, mua đồ bảo hộ lao động phun xịt thuốc, tủ thuốc y tế, tập huấn, đào tạo kiểm tra viên nội bộ, phân tích mẫu đất, nước và phí chứng nhận VietGAP.
Trưởng ấp Thành Hưng Lê Văn Sáng dẫn chúng tôi ra thăm nơi pha thuốc và súc rửa vỏ chai, nói: Ban đầu triển khai ghi nhật ký mua, sử dụng thuốc BVTV, mặc đồ bảo hộ, thu gom bao bì vỏ chai bà con chưa quen còn lúng túng. Đến nay, qua nhiều đợt tập huấn và SX mọi việc đã ổn mọi người rất đồng tình ủng hộ.
Khi phun xịt có đồ bảo hộ, nơi pha thuốc và súc rửa bình rất an toàn. Hàng tháng, có xe thu gom vỏ chai không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, đang tiến hành xây dựng nhà kho để đáp ứng các yêu cầu chứng nhận VietGAP.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Vĩnh Long cho biết: Mô hình hướng đến tập huấn cho nông dân nhận biết danh mục các sản phẩm thuốc BVTV là chất cấm ở thị trường Trung Quốc. Nông dân thực hiện ghi chép sổ tay, thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để đúng nơi quy định. Mặc quần áo bảo hộ bảo vệ sức khỏe bản thân.
Một điểm quan trọng của mô hình là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Thông qua phần mềm Agritel, thương lái có thể xem và biết được các giai đoạn sinh trưởng, người trồng, diện tích của cây khoai lang các nơi trên địa bàn. Phần mềm này có nhiều thông tin nông dân tự cập nhật bằng smartphone của mình.
Ông Lê Văn Sáng, Trưởng ấp Thành Hưng chép nhật ký khoai lang.
Thực hiện quản lý dịch hại trên cây khoai lang và thực hiện cấp mã số vùng trồng cho khoảng 200ha trong năm nay là một điểm nhấn quan trọng. Để làm điều này, trước tiên Chi cục sẽ phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TP.HCM để tập huấn cho bà con một số loại dịch hại và biện pháp quản lý.
Xác định con đường phải đi
Vùng chuyên canh khoai lang của tỉnh Vĩnh Long có diện tích dao động khoảng 13.000ha, tập trung tại các xã Thành Đông, Thành Trung, Nguyễn Văn Thảnh trên địa bàn huyện Bình Tân. Năng suất bình quân khoảng 50 - 60 tạ/công. Bà con nông dân thường SX luân canh hai vụ màu, một vụ lúa cho sản lượng khoảng 300 nghìn tấn khoai/năm. Hiện nay, nông dân Vĩnh Long chủ yếu trồng khoai lang tím Nhật để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chỉ còn một số ít SX các loại khoai lang đỏ, khoai sữa để phục vụ nhu cầu trong nước.
Việc khoai lang chưa được xuất khẩu bằng đường chính ngạch khiến giá khoai giảm sâu trong nhiều tháng qua, SX hầu như không có lãi. Giá khoai lang không GAP trung tuần tháng tám là 510.000 đồng/tạ. Giá này, nếu nông dân sản xuất trên đất nhà lãi từ 5 - 7 triệu đồng/công. Nếu thuê đất SX thì chỉ hòa vốn.
Riêng khoai được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP giá dao động từ 550.000 - 560.000 đồng/tạ. Chẳng những được lãi khá hơn mà các thương lái cũng tự tìm đến để mua hàng. Vì vậy, nông dân trồng khoai Bình Tân càng phấn khởi phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh làm VietGAP để chuẩn bị cho sân chơi này.
Nông dân được tập huấn phun xịt thuốc đúng theo quy định.
Khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Vĩnh Long. Để cây khoai lang phát triển bền vững, đem lại thu nhập khá cho người trồng là điều mà lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, cũng như ngành nông nghiệp hết sức quan tâm. Đánh giá lại nhu cầu khoai lang của thị trường Trung Quốc là điều cần thiết ngay lúc này.
Ông Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết: Trung Quốc là thị trường truyền thống, lại sát biên giới của Việt Nam nhưng đã không còn là thị trường dễ tính như cách mà DN xuất khẩu của Việt Nam đã định vị trước đây, có nhiều nguyên nhân có thể kể tới.
Thứ nhất, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đây, nông sản Việt Nam xuất khẩu qua thị trường 1,4 tỷ dân này chủ yếu nhắm vào phân khúc giá rẻ. Những năm qua, nền kinh tế nước này đã không ngừng phát triển với tốc độ cao vào hàng nhanh nhất thế giới. Vì vậy, nhu cầu sản phẩm giá rẻ, như của Việt Nam hiện tại đã không còn là lựa chọn của người tiêu dùng nước này.
Thứ hai, việc xuất khẩu tiểu ngạch qua đường biên mậu luôn tồn tại những rủi ro cho cả hai phía. Vấn đề lớn nhất mà thị trường này quan tâm là vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.
Việc xuất khẩu không chính ngạch sẽ dễ dàng bị phát hiện và tịch thu bởi cơ quan chức năng nước sở tại. Theo cơ chế kinh tế thị trường, giá của sản phẩm do thị trường quyết định. Vì vậy, để giảm rủi ro thua lỗ khi xuất khẩu bằng hình thức này, DN trong nước sẽ giảm giá thu mua, khiến người cuối cùng chịu thiệt hại đó là nông dân.
Theo Minh Đảm - Hoàng Vũ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Huyện Vĩnh Lộc: Chủ động thu hoạch lúa mùa nhằm tránh thiệt hại do mưa bão Với phương châm xanh nhà hơn già đồng, hiện nay nông dân Vĩnh Lộc đang tập trung xuống đồng thu hoạch tránh thiệt hại do ảnh hưởng của mưa bão. Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã có mưa lớn nhiều ngày, làm cho 1.935,1 ha lúa của huyện bị...