Vĩnh Long: “Nhà sáng chế nhí” làm ra máy bóc trứng cút tự động
Cô Lâm Thị Nghiệp, hiệu trưởng Trường Tiểu Học Tân Mỹ B, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long không giấu được niềm vui pha lẫn sự tự hào khi kể về Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi, học sinh người dân tộc Khmer của trường xuất sắc vượt qua 8.766 ” đối thủ” nặng ký để giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long năm 2019, với “máy lột vỏ trứng cút tự động”.
Chiếc máy được sáng chế thành công chỉ sau 30 ngày thử nghiệm. Đặc biệt, giá thành chiếc máy chỉ vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng.
Cô Nghiệp cho biết: “em Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi là học sinh lớp 5 (năm học 2018 – 2019, nay em đang học lớp 6 trường THCS Tân Mỹ). Em liên tục là học sinh giỏi của trường 5 năm liền; rất đam mê sáng tạo các mô hình khoa học kỹ thuật (KHKT); học giỏi đều các môn học; tham gia đầy đủ các phong trào văn – thể – mỹ của trường; chăm ngoan, lễ phép với thầy cô; hết lòng giúp bạn trong học tập”.
Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi, học sinh người dân tộc Khmer tác giả sáng chế chiếc “máy lột vỏ trứng cút tự động” vừa xuất sắc giành giải nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long năm 2019.
Chúng tôi tìm đến nhà Vĩnh Nghi trên con đường quê của ấp Trà Mòn, xã Tân Mỹ để tìm hiểu thêm về cậu học trò vùng sâu có trên 90% hộ sinh sống là người dân tộc Khmer.
Trong góc nhỏ học tập khá gọn gàng của mình. Vĩnh Nghi rất bẽn lẽn, kiệm lời, nhút nhát và rất hay cười. Em chia sẻ: “Hồi nhỏ tới giờ con rất khoái coi các chương trình khoa học sáng chế thiết bị khoa học giúp người nông dân bớt vất vả”.
Em cho biết: “Trong một lần về quê ngoại chơi (ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), con thấy nhiều người dân ở đây khá mất thời gian lột vỏ trứng cút, trứng gà khi bán lẫn khi ăn. Cạnh đó khi lột bằng tay sẽ không sạch hết lớp vỏ mỏng bao bên ngoài ruột trứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy là con “nghiên cứu” chiếc máy này”.
Video đang HOT
Từ suy nghĩ rất giản đơn, gần gũi với đời sống thường nhật đó, “máy lột vỏ trứng cút tự động” của Vĩnh Nghi đã ra đời sau 30 ngày thử nghiệm.
Anh Thạch Nhiều, ba em Vĩnh Nghi kể: “Nghi có sở thích đam mê sáng chế nhiều dụng cụ rất kỳ lạ. Thấy vậy gia đình tôi luôn ủng hộ và động viên con mình. Về chiếc máy nầy, Nghi đã mất ăn mất ngủ vì nó. Có lúc nửa đêm, Nghi thức dậy ngồi mày mò suy nghĩ và thử đi, thử lại nhiều lần. Khi hay mô hình đạt giải nhất cấp tỉnh năm 2019 và đang dự thi cấp quốc gia, cháu nó khóc hoài vì sung sướng”.
Máy lột vỏ trứng cút tự động do Vĩnh Nghi sáng chế chạy bằng nguồn điện. Bên trên là một chiếc khay đựng trứng cút luộc chín, một vòi nước sạch chảy liên tục. Bên dưới là 2 thanh ép trứng bằng nhựa cứng có thể điều chỉnh khoảng cách ép trên một sàng ép.
Dưới sàng ép là một máng trượt để hứng trứng đã lột và vỏ trứng. Khi cho từng quả trứng vào khay, trứng cút sẽ đi xuống bến dưới và bị ép bể vỏ bên ngoài; nước từ trên khay chảy xuống sẽ giúp loại bỏ vỏ trứng và màng mỏng bao quanh ruột trứng, sau đó trứng sẽ theo máng trượt đi ra dụng cụ chứa trứng sạch; phần vỏ đã tách cũng đi ra giỏ chứa bên ngoài.
Ông Phạm Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Vĩnh Long trao giải nhất cho các em học sinh tại cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long năm 2019 vào ngày 5/10/2019. Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi đứng ngoài cùng bên phải (hàng thứ nhất).
Chiếc máy này có công suất lột vỏ 80 trứng/1 phút và hiệu quả đạt trên 95%.Theo lý giải của Vĩnh Nghi, 5% còn lại là do trứng quá trưởng thành, vỏ cứng sẽ theo máng trượt ra ngoài để bị loại bỏ. Vĩnh Nghi ước tính giá thành mỗi chiếc máy chỉ vào khoảng 300 đến 400.000 đồng/máy.
Thầy Nguyễn Như Ý, giáo viên trường Tiểu Học Tân Mỹ B, người “cộng sự” đắc lực của Vĩnh Nghi nhận xét: “Vĩnh Nghi có sự sáng tạo rất độc lạ, sản phẩm do em sáng chế mang lại hiệu quả cao, rất gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân, giá thành thấp, dễ thực hiện. Đặc biệt là mô hình của em hướng đến cuộc sống người dân tộc Khmer, về vùng nông thôn sâu và xa”.
Kể về ước mơ của mình trong tương lai, Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi bộc bạch: “Con sẽ học tốt để theo đuổi ngành quản trị kinh doanh. Cạnh đó nếu có điều kiện con sẽ ” chế tạo” máy cung cấp nước tự động cho các trang trại gà; nâng cấp máy lột vỏ trứng cút thành máy lột vỏ đa năng có thể lột cả trứng gà, vịt và các loại trứng khác; kéo cắt giấy tự động để mẹ con bớt vất vả ( mẹ em hiện là cán bộ tư viện trường)…”.
Theo Trương Thanh Liêm (Khampha)
Tây Ninh: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau
Đó là quan điểm của lãnh đạo Tỉnh ủy Tây Ninh và lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (CSXH) trong buổi làm việc mới đây tại Tây Ninh.
Quan tâm đến tín dụng chính sách
Theo báo cáo, tỷ lệ hộ nghèo của xã Trí Bình, Châu Thành (Tây Ninh), hiện chỉ còn 2,02% với 41 hộ và hộ cận nghèo là 69 hộ, chiếm tỷ lệ 3,40%.
Chủ tịch UBND xã Trí Bình, Phạm Văn Hồng cho biết: "Trong những năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã giúp cho trên 1.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã được tiếp cận nguồn vốn; góp phần giúp cho 300 hộ thoát nghèo... Tính đến nay, dư nợ tín dụng tại địa bàn xã Trí Bình đạt trên 17,7 tỷ đồng với 1.050 hộ vay còn dư nợ chiếm 51,8% số hộ dân trong xã. Nguồn vốn tín dụng chính sách đang chuyển dịch hỗ trợ các hộ dân tạo việc làm, nâng cao điều kiện sống và thu nhập góp phần thoát nghèo bền vững..,".
Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Tám, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành (Tây Ninh). (ảnh: Việt Hải)
Làm việc với xã Trí Bình, ông Dương Quyết Thắng đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của bà con địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao. Trước đề nghị của xã, ngay tại buổi làm việc ông Thắng đồng ý bổ sung 3 tỷ đồng để cho vay chương trình giải quyết việc làm và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh, Dương Văn Thắng cho biết, từ 3 chương trình tín dụng chính sách ban đầu với tổng dư nợ là 68,7 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh đang triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh và huyện, thành phố ủy thác với tổng dư nợ đến nay đạt 2.345 tỷ đồng, tăng 2.276 tỷ đồng và tăng gấp 33,13 lần so với năm 2002, với 108.584 khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 21,6 triệu đồng/hộ. Theo ông Dương Văn Thắng, đặc biệt từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh đã chủ động tham mưu Thường trực Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh, Ban Thường vụ các huyện ủy, thành ủy trực thuộc, UBMTTQ và các sở, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức quán triệt nội dung của chỉ thị.
Kết quả, đến hết tháng 6/2019 tổng số vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 173,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 154,7 tỷ đồng, vốn ngân sách các huyện, thành phố là 18,4 tỷ đồng.
Hỗ trợ vốn cho người nghèo
Theo đánh giá, tín dụng chính sách đã có tác động tích cực và thiết thực đối với đời sống của nhân dân tỉnh Tây Ninh. Trong hơn 16 năm qua đã có gần 389.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn; góp phần giúp cho gần 40.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động; giúp cho trên 58.000 học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; gần 134.000 hộ được xây dựng công trình cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; trên 1,2.000 căn nhà ở cho hộ nghèo; trên 34.000 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh,...Tính đến cuối năm 2018, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chỉ còn 2,54%, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,99%.
Ông Phạm Viết Thanh- Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh cho biết: "Tín dụng chính sách là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương, ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước".
Ông Dương Quyết Thắng đề nghị chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể cần phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Danviet
Hai Lúa miền Tây có biệt tài sáng chế, nổi tiếng nhờ 1...cái kéo "Tôi học hành có tới nơi, tới chốn gì đâu nhưng mỗi khi thấy nhà vườn vất vã khi leo lên cao tỉa nhánh, bẻ trái cây, bọc trái không để sâu rầy cắn phá nên mới nghĩ ra việc sáng chế nhiều dụng cụ giúp bà con đỡ vất thế thôi. Dần dà cái máu " sáng chế" cứ thôi thôi thúc...