Vĩnh Long: Chi hàng trăm tỷ lắp 114 camera giám sát an ninh, giao thông
Vĩnh Long sẽ lắp đặt 114 camera và xây dựng 3 trung tâm quản lý điều hành số camera được lắp đặt. Dự án này có tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Hôm nay (18/10), UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp báo định kỳ quý III năm 2019. Tại đây, ông Phạm Minh Thiện – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh Vĩnh Long đã trình Hội đồng Nhân dân tỉnh và được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án “Cải tạo, nâng cấp và lắp đặt bổ sung hệ thống camera giám sát an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long”.
Ông Phạm Minh Thiện – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long thông tin tại buổi họp báo.
Tổng mức đầu tư dự án là gần 200 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp, xây dựng khoảng 167 tỷ đồng, còn lại là phí dự phòng và các chi phí khác.
Theo đó, có 114 camera được lắp đặt, trong đó có 67 camera giám sát an ninh trật tự, 47 camera xử lý vi phạm giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Dự án lắp 114 camera nhằm góp phần nâng cao năng lực kiểm soát tình hình an toàn giao thông. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng đồng thời 3 trung tâm quản lý, điều hành các camera trên, có hệ thống kết nối, lưu trữ, phân tích dữ liệu để xử phạt giao thông.
Mục tiêu của dự án nhằm góp phần nâng cao năng lực kiểm soát tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tính mạng và tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Ông Thiện nhấn mạnh, đây chỉ là chủ trương đầu tư ban đầu, theo trình tự thủ tục, sẽ có khái toán rồi phải được thẩm định mới triển khai.
Theo danviet
Đôi vợ chồng chở lúa thuê suýt bỏ mạng vì cái "bẫy" trên sông Cổ Chiên
Trưa 12-10, các cơ quan chức năng huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đang có mặt tại hiện trường để trục vớt chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa bị chìm trên sông Cổ Chiên (đoạn ấp An Hương 2, xã Mỹ An, huyện Mang Thít).
Ông Trần Văn Minh Hiền (48 tuổi; ngụ xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), bàng hoàng kể: "Khoảng 3 giờ sáng 12-10, tôi điều khiển chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa từ hướng từ Trà Vinh về Đồng Tháp. Khi đến địa điểm trên, do đêm tối và không thấy biển báo gì nên tôi cho ghe chạy bình thường thì bất ngờ bị vướng vào cọc dừa ngầm (hàng trăm cây cọc được đóng thành 2 hàng ra gần giữa sông Cổ Chiên) khiến chiếc ghe từ từ bị nghiêng và vô nước. Lúc này trên ghe chỉ có hai vợ chồng tôi nên tri hô những người đi câu, đánh cá đến cứu giúp, đưa vào bờ an toàn".
Hiện trường chiếc ghe chở 26 tấn lúa bị chìm
Cũng theo ông Hiền, vợ chồng ông chở thuê lúa cho các doanh nghiệp ở Đồng Tháp nên khi bị sự cố này, ông không biết sẽ xử lý ra sao.
Khi thủy triều xuống thấp, các cọc dừa lố nhố nổi nên như một cái "bẫy"
Theo người dân nơi đây, khoảng mấy tháng nay, tại đoạn sông Cổ Chiên giáp với ngã ba sông Cái Lóc (thuộc ấp An Hương 1 và 2 của xã Mỹ An) có doanh nghiệp nào đó cho máy đến đóng hàng trăm cọc dừa lố nhố gần giữa sông như một cái "bẫy" giữa dòng nước. Nguy hiểm là vậy nhưng chỉ có vài cái bao nilon treo lên để làm "biển báo" nhưng do gió thổi đã rách nát, rất nguy hiểm mỗi khi trời tối hay mưa giông.
Bãi cọc ngầm có biển báo bằng vài cái bao nilon
Ông Lê Văn Mười (ngụ ấp An Hương 2, xã Mỹ An), cho biết bãi cọc dừa ngoài sông rất nguy hiểm, nó như cái "bẫy" người tham gia giao thông đường thủy.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
HUY TUẤN
Theo nld.com.vn
Trai Bến Tre cầm chắc cả chục triệu mỗi tháng nhờ bán "tim" cây dừa Phần lõi non của cây dừa, hay còn gọi là "tim" cây dừa không xa lạ đối với người dân miền Tây. Một chàng trai ở Bến Tre đã thu về cả chục triệu/tháng nhờ bán "tim" dừa. Củ hủ dừa vốn là phần non nhất trên đọt cây dừa, nó được coi như "trái tim" của cây dừa. Có thể chế biến...