Vịnh Hạ Long: Tư nhân đầu tư, quản lý đảo Soi Sim, Ti Tốp
Ngày 8/6, tại cuộc họp giao ban, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất cao trong việc đẩy mạnh xã hội hóa các điểm dịch vụ trên Vịnh Hạ Long theo hình thức hợp tác công – tư và hướng đầu tư trên từng điểm.
Ngày 8/6, tại cuộc họp giao ban, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất cao trong việc đẩy mạnh xã hội hóa các điểm dịch vụ trên Vịnh Hạ Long theo hình thức hợp tác công – tư và hướng đầu tư trên từng điểm.
Với đảo Soi Sim, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long giao cho Công ty cổ phần dịch vụ Vịnh Hạ Long với điều kiện doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư ngay phần cảng trên đảo, thực hiện ký quỹ và triển khai theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Với đảo Ti Tốp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu phải tiến hành khởi công ngay tượng đài Ti Tốp trong tháng 6/2015. Toàn bộ dịch vụ trên đảo, tỉnh giao cho các doanh nghiệp đầu tư, quản lý. Khi khách đến tham quan tại 2 đảo này sẽ được sử dụng bãi tắm miễn phí và du khách chỉ phải trả tiền theo giá UBND tỉnh quy định khi sử dụng dịch vụ.
UBND tỉnh Quảng Ninh êu cầu tiến hành khởi công tượng đài Ti Tốp trong tháng 6 này
Video đang HOT
Đối với Trung tâm văn hóa Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh sẽ chuyển hướng theo mô hình hợp tác công – tư, toàn bộ phần sửa chữa, đầu tư, tỉnh sẽ lựa chọn doanh nghiệp và giao cho doanh nghiệp đó quản lý, khai thác.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, đồng thời thực hiện chủ trương hợp tác công – tư, Quảng Ninh đang kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư nhiều dự án mang tính đột phá để tạo ra các sản phẩm du lịch cho tỉnh. Hiện nhiều doanh nghiệp mong muốn được đầu tư, khai thác các dịch vụ trên Vịnh Hạ Long.
Đối với việc quản lý Nhà nước về các tàu vận chuyển nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Từ nay, toàn bộ việc cấp phép các tàu được đăng ký vận chuyển khách nghỉ đêm trên Vịnh sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời sẽ giảm bớt số lượng và nâng cao chất lượng các tàu.
Theo Văn Đức (TTXVN)
Nhiều chủ trương bàn rất hay nhưng lại quên... lắng nghe ý dân
ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cùng ĐB Nguyễn Trung Thu (đoàn Long An) có cùng suy nghĩ như vậy, khi phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ở hội trường Quốc hội sáng nay, 8-6.
Dẫn chứng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà ở đến nay mới giải ngân được trên 20%, nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn biển đến nay mới chỉ có 2 tàu được đóng mới và vài tàu ở Ninh Thuận vừa được giải ngân... ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đặt vấn đề: Tại sao triển khai thực hiện chậm thế dù Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành đều tỏ rõ rất quyết tâm.
ĐB Nguyễn Thái Học đề nghị "phải làm như nói thì dân mới tin"
Rồi tại sao một số chủ trương mới như đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015, dù còn nhiều ý kiến chưa đồng tình song không thí điểm mà tổ chức đại trà trên cả nước ngay? ĐB Nguyễn Thái Học chia sẻ, học sinh và người dân ở Phú Yên đang rất bức xúc khi năm nay phải lặn lội vào tận Khánh Hòa để dự thi. "Liệu Bộ GD-ĐT có tham khảo ý kiến dân? Chính phủ lắng nghe điều gì ở dân? Bàn rất hay, ra Nghị quyết rất trúng nhưng có thể thấy nói chưa đi đôi với làm, phải làm như nói thì cử tri mới tin" - ĐB Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, ĐB Nguyễn Trung Thu (Long An) phân tích ở góc độ chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực thời gian qua. Theo ĐB này, qua tiếp xúc cử tri, dân kêu rất nhiều về lộ phí, viện phí, học phí. "Các khoản thu phí, đóng góp do xã hội hóa sẽ đè nặng lên vai người dân. Xã hội hóa là chủ trương đúng nhưng cần thực hiện có lộ trình cho phù hợp với sức dân chứ không phải thực hiện cho bằng được cái mục đích mà chúng ta mong muốn nhưng không tính đến tác động tiêu cực đến dân" - ĐB Nguyễn Trung Thu nói.
Nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là tăng trưởng về số lượng chứ chưa có biến chuyển về chất lượng, ĐB Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Đáng lo ngại là tình trạng chênh lệch giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI ngày càng sâu sắc. Trong khi doanh nghiệp FDI tiếp tục gia tăng, phát triển nhanh thì khu vực nội địa lại thụt lùi, quý 1-2015 số doanh nghiệp đóng cửa còn nhiều hơn quý 1-2014.
ĐB Huỳnh Nghĩa cho rằng tháo gỡ khó khăn về kinh tế phải có tầm nhìn và tránh ảo tưởng
Phân tích cơ cấu nhập khẩu cũng cho thấy đó là cơ cấu của một nền công nghiệp phụ thuộc, phản ánh một nền công nghiệp thấp vẫn duy trì. Nợ xấu gần như còn nguyên, là gánh nặng của nền kinh tế nhưng chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường, không biết đến bao giờ mới xử lý hết được. Vấn đề nợ công đang gia tăng ở mức độ cao, khả năng trả nợ đã trạm đáy báo động.
ĐB Huỳnh Nghĩa đề xuất, tư duy, phương pháp xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường, gắn với giải quyết thị trường bất động sản để tránh ảo tưởng. Giải quyết nợ công phải bằng các giải pháp quản lý nợ công đúng pháp luật và có tầm nhìn. Nâng cấp khu vực doanh nghiệp trong nước phải được bắt đầu từ xây dựng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chất lượng cao.
Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, sau khi phân tích rõ 7 nhóm khó khăn về kinh tế xã hội năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 nêu trong báo cáo của Chính phủ, ĐB Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) chỉ ra, hơn bao giờ hết người dân đang mong chờ một cú hích lớn trong chỉ đạo điều hành của nhà nước để tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế xã hội.
Theo_An ninh thủ đô
Không chỉ để hút vốn! Câu chuyện xã hội hóa đối với ngành vận tải đường sắt đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi lẽ, chúng ta đều nhận thấy một thực tế là hệ thống đường sắt phát triển chậm hơn rất nhiều so với yêu cầu phát triển đất nước. Thêm nữa, vận tải hàng không, đường bộ, đường biển.. cũng đang rầm...