Vịnh Guantanamo – “Viên đá cản trở” Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ

Theo dõi VGT trên

Chủ tịch Cuba Raul Castro từng tuyên bố nhiều lần rằng nếu Cuba và Mỹ khôi phục quan hệ trong thời gian tới, hai nước sẽ còn một chặng đường dài để vượt qua trước khi “bình thường hóa” quan hệ. Tuy nhiên, tới gần đây, ông Castro đã chốt lại 2 vấn đề được coi là yêu cầu của phía Cuba cho Mỹ.

Vịnh Guantanamo - Viên đá cản trở Mỹ và Cuba khôi phục quan hệ - Hình 1

Binh sĩ Mỹ tập luyện bên ngoài căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo (Ảnh:USNavy)

Đầu tiên, Cuba yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế. Tiếp theo, yêu cầu thứ 2 là về căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo, tiền đồn lâu đời nhất của hải quân Mỹ trên thế giới. Theo giới quan sát, vấn đề thứ nhất chỉ là thời gian vì chính quyền Mỹ đã nhắc tới lộ trình dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế cho Cuba. Tuy nhiên, với vấn đề còn lại, hai bên sẽ mất bao lâu để tìm được tiếng nói chung?

Các học giả và chuyên gia quân sự cho rằng thật khó để đánh giá rằng Mỹ có chấp nhận chỉ vì mối quan hệ với Cuba mà trao trả lại căn cứ chiến lược và được đầu tư hiện đại của nước này tại Vịnh Guantanamo hay không. Trên thế giới, có nhiều khu vực hay đảo trở thành nơi tranh chấp giữa hai quốc gia song Vịnh Guantanamo lại có những điểm khác biệt riêng.

“Có khả năng chúng tôi sẽ trao trả Vịnh Guantanamo cho Cuba nhưng để làm được điều đó, hai bên sẽ mất không ít công sức cho quá trình đàm phán”, Đô đốc James Stavridis, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao của NATO và giờ đang là giảng viên của Đại học Luật Fletcher và Đại học Ngoại giao Tufts, nhận định.

Ông James Stavridis từng là người đứng đầu Bộ Chỉ huy phương Nam của quân đội Mỹ trong giai đoạn từ 2006 tới 2009. Trên cương vị này, ông cũng là người có quyền quyết định các vấn đề ở căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo, nơi từng được ông miêu tả là một “tài sản chiến lược và hữu dụng của quân đội Mỹ”.

“Thật là khó để tìm ra một căn cứ hải quân nào khác ở gần Mỹ lại có cảng nước sâu, đường băng thẳng và nhiều đất đai như thế”, ông Stavridis đánh giá về căn cứ hải quân tại Vịnh Guantanamo.

Có thời gian, căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo được biết đến là nơi giam giữ các nghi phạm khủng bố trên toàn thế giới. Song đây chỉ là một trong những chức năng của căn cứ này. Đây là một điểm trung chuyển chiến lược của hạm đội bốn của Hải quân Mỹ, cũng như là nơi để quân đội Mỹ thực hiện các chiến dịch cũng như là nơi tổ chức các hoạt động cứu nạn trong khu vực. Ngoài ra, căn cứ hải quân ở đây cũng từng là nơi để chặn dòng người nhập cư trái phép từ các nước Trung Mỹ.

Video đang HOT

Sự phát triển của công nghệ đã mang tới những loại hình vũ khí mới như tàu sân bay, tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hay máy bay không người lái, căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo được đánh giá không còn quá hữu dụng cho chiến tranh hiện đại.

“Bạn không cần phải sử dụng tới những căn cứ như thế để phát động một cuộc chiến dịch quy mô lớn. Chúng tôi hoàn toàn có thể thay thế căn cứ đó bằng những căn cứ ở phía Nam Florida hay tại Puerto Rico. Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể có những phương án khác sau khi trao trả lại Vịnh Guantanamo”, ông Stavridis nhận định.

Biểu tượng của một đế chế

Năm 1898, tàu chiến Mỹ với sự hỗ trợ của Cuba đã đánh bại được hạm đội của Tây Bân Nha. Sau đó, Mỹ đã được Cuba cho thuê lại căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo với giá 2.000 USD/năm và số tiền này được trả bằng vàng. Sau đó, tới năm 1934, giá thuê đã được tăng lên 4.000 USD/năm. Theo một số nguồn tin, Mỹ được thuê vô thời hạn căn cứ và quá trình trao trả lại Vịnh Guantanamo cần có được sự đồng thuận từ hai bên.

Theo thời gian, Mỹ vẫn thanh toán số tiền thuê Vịnh Guantanamo như hợp đồng hai bên đã thống nhất cho Cuba. Tuy nhiên, La Habana không chấp nhận điều này vì họ không công nhận thỏa thuận trước đây. Cuba muốn Mỹ phải rời khỏi Vịnh Guantanamo. Với nhiều học giả, căn cứ hải quân của Mỹ ở Vịnh Guantanamo không chỉ đơn thuần là một tiền đồn có từ thế kỷ 19 mà còn là một biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc trước đây.

Sau cuộc cách mạng tại Cuba, Mỹ đã làm mọi cách để giữ căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanmo. Trong thời điểm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, đây được coi là nơi có khả năng xảy ra đụng độ giữa Mỹ và Liên bang Xô viết. Sau đó, nhà lành đạo Fidel Castro đã yêu cầu cắt nguồn nước và điện nối với căn cứ này. Khu rừng giữa Vịnh với Cuba có nhiều bãi mìn, các thiết bị theo dõi… Tới nay, căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo hoàn toàn biệt lập với đất nước Cuba. Song những ai từng đến đây thăm đều phải thừa nhận rằng, Vịnh Guantanmo bây giờ trông như một thành phố thu nhỏ của Mỹ với các cửa hàng như McDonald’s, Taco Bell, Subway…

Trong những năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhiều lần thử tìm cách đóng cửa nhà tù ở căn cứ này. Tuy nhiên, theo ông Stavridis, Mỹ cần một đề xuất cụ thể hơn để “quốc tế hóa” căn cứ này. Ông cho rằng Lầu Năm Góc có thể sẽ chấp thuận với đề xuất để căn cứ này trở thành một trung tâm điều phối các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Trong khi đó, các học giả khác cho rằng nếu được trao trả lại cho Cuba, căn cứ này sẽ trở thành trung tâm huấn luyện của Đại học Y tế Cuba, nơi sinh viên từ các nơi trên thế giới có thể tới để theo học các khóa huấn luyện miễn phí mà chính phủ Cuba hỗ trợ.

Trong lịch sử, Mỹ chưa phải là chưa trao trả một căn cứ có vị trí chiến lược trong quá khứ như Vịnh Guantanamo. Đã từng có nhiều cuộc tranh cãi về việc Mỹ có nên từ bỏ kênh đào Panama hay không. Song cuối cùng, Washington đã đi đến quyết định ký với giới chức Panama một thỏa thuận về việc bảo vệ “tính trung lập” của kênh đào này. Do vậy, nhiều học giả tin rằng khi thấy cần thiết, Washington hoàn toàn có thể trao trả lại Vịnh Guantanamo cho Cuba, coi đây là biểu tượng mới giúp khôi phục lòng tin giữa hai nước.

Ngọc Anh

Theo Washington Post

Philippines lên kế hoạch xây căn cứ quân sự gần Trường Sa

Người đứng đầu Các lực lượng quân đội Philippines cho rằng kế hoạch xây căn cứ quân sự ngay gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là "nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu". Tuy nhiên, hiện Philippines cũng không còn nhiều thời gian để có thể hoàn thành kế hoạch trước năm 2016.

Philippines lên kế hoạch xây căn cứ quân sự gần Trường Sa - Hình 1

Tàu chiến hải quân lớp Hamilton của quân đội Philippines. (Ảnh: The Diplomat)

Đầu tuần này, báo chí Mỹ đưa tin, người đứng đầu lực lượng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang Jr., phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng việc xây dựng một căn cứ hải quân mới ngay gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông là "một ưu tiên hàng đầu".

Kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân trên vịnh Oyster ở Palawan, cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km đã có từ nhiều năm trước, nhưng đến năm 2013, quân đội Philippines đã tuyên bố một cách chính thức về kế hoạch này.

Việc người đứng đầu các lực lượng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang Jr., gần đây khẳng định lại về kế hoạch dường như cho thấy rằng Manila đang báo động về thái độ của Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

Trung Quốc gần đây đang cấp tập thực hiện những hoạt động lấn chiếm đất ở khu vực 7 bãi đá ngầm, và trong tuần trước đã ít nhất 6 lần cảnh cáo lực lượng không quân cũng như tàu sân bay của Philippines phải rời khỏi các khu vực xung quanh Trường Sa.

Bắc Kinh cũng từ chối tham dự vụ kiện do Philippines đứng đơn, kiện Trung Quốc tại Tòa án trọng tài quốc tế ở Hague. Vào đầu tuần trước, tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Philippines (CSIS), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhấn mạnh quan điểm của Manila là "chúng ta cần phải làm một điều gì đó ngay lập tức".

Chi tiết cụ thể về căn cứ hải quân mới của Philippines vẫn chưa được tiết lộ nhưng các quan chức nước này cho biết căn cứ này có sức chứa nhiều tàu hải quân loại lớn bao gồm tàu lớp Hamilton mà Manila mua lại của Washington cùng một số hạm đội tàu chiến đấu của Mỹ. Ngoài ra, một xưởng sửa chữa và đóng tàu cũng như một số trạm chỉ huy cùng hệ thống rada cũng được xây dựng ở đây nhằm kiểm soát tình hình ở Biển Đông.

Ngoài việc là một hạ tầng cơ sở quan trọng, các quan chức quân đội Philippines cho rằng, căn cứ gần khu vực biển Đông cũng tạo điều kiện cho Manila có thể rút ngắn một cách đáng kể thời gian di chuyển của các hạm đội tàu, giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và chi phí hậu cần cũng như nâng cao tinh thần chiến đấu cho các hạm đội đồn trú gần đó.

Một số ý kiến cho rằng Mỹ có thể sẽ đóng vai trò nào đó trong việc xây dựng căn cứ quân sự này trong tương lai. Dù vậy, sự dính líu của Mỹ tại đây hiện chưa được xác định. Điều này còn phụ thuộc vào các điều khoản trong Hiệp ước tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) được ký kết giữa Mỹ và Philippines vào năm ngoái.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này, Tướng Catapang cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù Hải quân Mỹ có thể tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm cần thiết tại đây nhưng căn cứ mới sẽ khó có thể tiếp đón các tàu khu trục và tàu sân bay vì đây là vùng vịnh nước nông. Ông Catapang cũng nói rằng các tàu chiến của Mỹ, Nhật, Úc và Việt Nam đều có thể được sử dụng căn cứ này làm bến đỗ.

Một điều rõ ràng là Manila sẽ tiêu tốn nhiều cho việc xây dựng này. Về mặt tài chính, theo Tướng Catapang, Philippines sẽ phải tiêu tốn khoảng 800 triệu peso, tương đương 18 triệu USD, cho việc phát triển ban đầu các cơ sở hải quân và sau dó là 5 triệu peso (1,1 triệu USD) để xây dựng thành một căn cứ quân sự lớn.

Việc đầu tư nhỏ giọt sẽ cản trở việc hiện thực hóa căn cứ này. Về hạ tầng cơ sở, hiện tại ở đây vẫn chưa có gì cả. Chính phủ Philippines đang cho xây dựng một con đường tại đây cũng như nâng cấp cơ sở cung cấp nước và dầu để phục vụ cho các đội tàu. Mục tiêu trước mắt là hoàn thành một số hạng mục nâng cấp cho khu căn cứ trước khi Tổng thống Philippines hiện tại, ông Benigno Aquino III rời cương vị vào năm 2016. Tuy nhiên, hiện việc xây dựng không có nhiều tiến triển.

Theo Tướng Catapang, việc xây dựng căn cứ hải quân trên vịnh Oyster có thể sẽ được thúc đẩy nhanh hơn trong tương lai. Những báo cáo trước đây cho thấy, Mỹ có thể sẽ giúp hỗ trợ cho Philippines một khoản vốn. Trong khi đó, Nhật, nước đã tăng cường hợp tác an ninh với Philippines, cũng có thể giúp đầu tư hạ tầng cơ sở xung quanh khu vực căn cứ (nhưng không phải trực tiếp cho khu căn cứ).

Phán quyết cho vụ kiện của Philippines với Trung Quốc nếu có thể được đưa ra vào nửa đầu năm tới sẽ thúc đẩy Manila đạt được những bước tiến lớn hơn, đặc biệt là nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết này và tiếp tục các hành động theo ý mình tại khu vực biển Đông. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Rosario nhận định hiện Manila không còn nhiều thời gian nữa.

Minh Châu

Theo Dantri/ The Diplomat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Canada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoàiCanada hạn chế về giấy phép lao động đối với sinh viên và người lao động nước ngoài
19:46:49 18/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025

Tin đang nóng

Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu VySao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy
06:18:45 20/01/2025
4 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 34 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 3
08:43:16 20/01/2025
Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!
08:50:51 20/01/2025
Rộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu VbizRộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu Vbiz
07:09:06 20/01/2025
Thiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốcThiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốc
08:53:57 20/01/2025
Người đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho conNgười đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho con
06:28:06 20/01/2025
3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ
06:20:23 20/01/2025
Mở minishow quy tụ dàn khách mời khủng toàn Chị Đẹp, Ngọc Phước vẫn sợ ế vé trước thềm Tết đếnMở minishow quy tụ dàn khách mời khủng toàn Chị Đẹp, Ngọc Phước vẫn sợ ế vé trước thềm Tết đến
06:54:09 20/01/2025

Tin mới nhất

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

Núi lửa Ibu phun trào hơn 1.000 lần trong tháng 1 năm nay

09:10:23 20/01/2025
Mặc dù đã quyết định sơ tán toàn bộ dân làng bị ảnh hưởng, nhưng tính đến ngày 19/1, chính quyền địa phương chỉ sơ tán được 517 người. Nhiều người từ chối sơ tán, với lý do họ đã quen với việc núi lửa phun trào và đang trong mùa thu hoạ...
Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

08:09:02 20/01/2025
Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo cũng thông báo đang phối hợp với Chính phủ Venezuela để nước láng giềng tiếp nhận những người bỏ chạy và cảm ơn Caracas vì những sự trợ giúp.
Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

Cố vấn an ninh của ông Trump cảnh báo tương lai chính trị bi thảm của Hamas ở Dải Gaza

08:08:42 20/01/2025
Ông Waltz, cựu nghị sĩ và là cựu binh từng tham gia hai đợt chiến đấu tại Afghanistan, đã đưa ra phát biểu nêu trên chỉ vài giờ sau khi một lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại vùng lãnh thổ Palestine bị tàn phá.
Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

Tiết lộ về phương tiện được NATO lần đầu dùng ngăn chặn phá hoại cáp ngầm ở biển Baltic

08:07:08 20/01/2025
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin thông báo rằng cáp điện ngầm Norbalt nối Thụy Điển với Litva cũng có khả năng bị tàu Yi Peng 3 cố ý phá hoại. Con tàu hiện đang di chuyển qua Biển Đỏ.
Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

Nghị sĩ Hàn Quốc khẳng định niềm tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam

07:58:54 20/01/2025
Ngoài nghị sĩ Ahn Gyu Bach, Chương trình Xuân Quê hương 2025 còn có sự tham dự của lãnh đạo thành phố Seoul; lãnh đạo các hội hữu nghị Hàn - Việt, tập thể Đại sứ quán Lào tại Hàn Quốc cùng hơn 500 người Việt, bạn bè, doanh nghiệp Hàn Qu...
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức

07:52:53 20/01/2025
Chuyến thăm Ấn Độ có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 4 hoặc vào mùa thu năm nay. Cũng có khả năng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ được ông Trump mời đến Nhà Trắng trong mùa xuân này.
Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

Tết sớm của cộng đồng người gốc Việt ở Tây Bắc Campuchia

07:48:42 20/01/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại địa bàn, đặc biệt là chi nhánh công ty Metfone tại các tỉnh, đã đồng hành với Tổng lãnh sự quán trong công tác hỗ trợ cộng đồng.
Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới

07:42:02 20/01/2025
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

Syria cứng rắn với đề xuất của người Kurd

07:36:46 20/01/2025
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Asharq News của Saudi Arabia tuần trước, ông Abdi nói rằng SDF sẵn sàng hợp nhất với Bộ Quốc phòng Syria nhưng phải theo hình thức "một khối quân sự" và không bị giải thể.
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

06:01:30 20/01/2025
Trong khi các biện pháp thương mại cứng rắn nhất có thể sẽ nhắm vào Trung Quốc, nhiều công ty tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump thúc đẩy tái cơ cấu chuỗi cung ứng.
Israel tuyên bố kiên định với các mục tiêu ở Gaza

Israel tuyên bố kiên định với các mục tiêu ở Gaza

06:00:44 20/01/2025
Cùng ngày, Hamas cho biết lực lượng này đang chờ nhận danh sách 90 con tin được Israel thả như một phần của cuộc trao đổi con tin vào ngày đầu tiên của lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Trắc nghiệm

09:51:05 20/01/2025
Theo quan niệm dân gian, việc xới cơm một lần mang ý nghĩa không tốt. Người xưa bảo: Một cây hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc
T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

Mọt game

09:43:43 20/01/2025
Cùng gặp vấn đề nhưng T1 sáng cửa hơn Zeus rất nhiều. Một trong những drama lớn nhất giai đoạn cuối năm 2024 của làng LMHT chính là giữa T1 - Zeus.
Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Sáng tạo

09:40:53 20/01/2025
Phòng khách là một trong những không gian quan trọng của gia đình, thậm chí còn được xem là vị trí đắc địa vì là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi tiếp đón khách đến chơi.
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Lạ vui

09:38:57 20/01/2025
Những câu chuyện xoay quanh các sinh vật kỳ bí và đáng sợ luôn kích thích sự chú ý và trí tưởng tượng của công chúng. Từ những loài vật được cho là mang đến tai họa cho đến các ẩn bí ẩn chưa được giải đáp
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Sức khỏe

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Sao việt

08:49:25 20/01/2025
Sau biến cố cuộc sống và sức khỏe, NSƯT Hoài Linh sống đơn giản, suy nghĩ tích cực. Anh tìm niềm vui bên gia đình, thú vui đi rẫy, nuôi chim cá để tinh thần nhẹ nhõm.
Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Netizen

08:45:08 20/01/2025
Năm 2021, những bức ảnh chụp tại giường bệnh của Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân Ngân Châu, Chiết Giang do y tá bệnh viện chia sẻ đã thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng nước này.
Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Hậu trường phim

08:43:47 20/01/2025
Dù đảm nhận vai nữ phụ nhưng Yên Đan lại đang nhận được nhiều sự chú ý trong phim Đi về miền có nắng trên VTV3.
Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Sao thể thao

08:36:26 20/01/2025
Trận thua Fulham ở tối thứ Bảy là trận thua thứ bảy của họ tại Premier League - điều chỉ xảy ra 4 lần trong lịch sử của đội vô địch Premier League 2015/16.
Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao châu á

07:17:37 20/01/2025
Dư luận xứ tỷ dân đang tỏ ra ngán ngẩm với thái độ hành xử ngông nghênh, ngạo mạn, không biết đúng sai trước sau của Lý Minh Đức.
Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Xác minh clip tài xế xe khách bị chặn đánh trên quốc lộ 18

Tin nổi bật

07:07:07 20/01/2025
Ngày 19/1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip với nội dung một tài xế xe khách bị hành hung trên cabin tại quốc lộ 18 (đoạn qua phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh).