Vinh danh Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ
Lễ hội Nghinh Ông, hay là lễ cúng cá “Ông” ( cá voi) phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội nước lớn nhất và là một tín ngưỡng dân gian trong các thế hệ ngư dân. Hôm qua 19-9, lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông đã diễn ra tại Lăng Ông Thủy Tướng, huyện Cần Giờ.
Tại Cần Giờ, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào dịp rằm Trung thu, trong 3 ngày từ 15 đến 17 tháng Tám âm lịch, phản ánh tín ngưỡng dân gian tạ ơn Thần Nam Hải (cá voi) và Thần biển đã che chở, hỗ trợ ngư dân trong cuộc sống, sản xuất, cầu mong sự bình an khi ra biển, cầu mong vụ mùa bội thu đồng thời tạ ơn những người đã chế tạo ra phương tiện và ngư cụ sản xuất.
Hàn Thủy
Theo ANTD
Nghệ An gấp rút ổn định tình hình ở giáo xứ Mỹ Yên
Liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, giữ người trái pháp luật xảy ra vào các ngày 30/8, 3 và 4/9 tại giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Ông bày tỏ quan điểm của Ủy ban Nhân dân tỉnh đối với vụ việc và thông điệp gửi đến đồng bào Công giáo trên địa bàn nhằm khẩn trương ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi để bà con giáo dân yên tâm phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng. (Nguồn: TTXVN)
- Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay, xin ông cho biết kết quả việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho đồng bào có đạo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An yên tâm sống tốt đời, đẹp đạo?
Ông Thái Văn Hằng: Với quan điểm là đồng bào có đạo hay không có đạo, đều là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật, từ trước đến nay, cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Nghệ An, từ tỉnh đến cơ sở đều luôn quan tâm, chú trọng phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân, trong đó có đồng bào Công giáo.
Những nhu cầu chính đáng, hợp pháp, phù hợp thực tế và phù hợp pháp luật Việt Nam của bà con giáo dân về cơ bản đều được đều giải quyết kịp thời, đúng quy định.
Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tu sửa, xây mới nhiều thánh đường Công giáo, cơ sở thờ tự phục vụ hoạt động hành đạo. Tỉnh đã hỗ trợ, giải quyết cho tách lập 23 xứ đạo, 43 họ đạo, các họ đạo mới được tách lập đã được giải quyết đất đai, hàng chục cơ sở tôn giáo được mở rộng khuôn viên...
Tỉnh cũng đã phê duyệt, cấp phép xây dựng cho hơn 70 nhà thờ, nhà phòng, nhà học giáo lý. 97% cơ sở tôn giáo đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết giao đất cho hầu hết các họ đạo được tách lập mới, mở rộng khuôn viên hơn 25 cơ sở (nhà thờ, xứ, họ). Đặc biệt, hiện nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang xem xét, giải quyết mở rộng khuôn viên Đền Thánh An Tôn - Giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc). Công tác đào tạo chức sắc, dạy giáo lý tín đồ cũng được quan tâm đúng mức.
Tỉnh cũng tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp tổ chức, đảm bảo các lễ lớn, lễ trọng của giáo họ diễn ra an toàn, trang trọng.
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước, Nghệ An cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án trên địa bàn vùng Công giáo, nhất là đầu tư hạ tầng cơ sở, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho giáo dân... Nhờ đó, đến nay trong vùng giáo dân Nghệ An đã có hơn 25 làng nghề, hơn 33 làng có nghề và hàng trăm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ giáo dân thoát nghèo.
Từ sự quan tâm của chính quyền và những cố gắng, nỗ lực của bà con giáo dân, tỷ lệ hộ giàu ở vùng giáo dân đã tăng lên 41% vào năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm còn 16,63%. Số xã nghèo vùng giáo dân giảm từ 27 xã năm 2006 xuống chỉ còn 9 xã hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 8,6 triệu đồng/người năm 2006 lên 12,4 triệu đồng/người/năm hiện nay.
Thực hiện đường hướng hành đạo sống phúc âm trong lòng dân tộc, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỷ lệ làng văn hóa, hộ gia đình giáo dân văn hóa tăng lên rõ rệt: Năm 2007 là 30.000 hộ, đến năm 2012 là hơn 35.000 hộ. Làng đạt chuẩn văn hóa từ 50 làng năm 2007 đã tăng lên 130 làng năm 2012.
- Thưa ông, vụ việc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng ở Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An, xin ông cho biết quan điểm của lãnh đạo tỉnh đối với vụ việc này?
Ông Thái Văn Hằng: Vụ việc vừa xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên là một trong nhiều vụ việc thể hiện những hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, việc giáo dân bao vây trụ sở chính quyền địa phương, giữ người trái pháp luật, hành hung cán bộ Nhà nước, đập phá tài sản là những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An áp dụng các biện pháp như: Tổ chức để lực lượng Công an bảo vệ trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã Nghi Phương là cần thiết và hợp pháp. Bất cứ nhà nước nào cũng phải bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản công; bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cán bộ khi bị xâm hại. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi theo dõi và thấy rằng, lực lượng Công an không sử dụng vũ khí mà chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ và các biện pháp nghiệp vụ. Chúng tôi cho rằng, đây là hoạt động chính đáng, hợp pháp, tuân thủ pháp luật của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
-Thưa ông, để bà con giáo dân Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương cũng như nhân dân trên địa bàn ổn định đời sống, lao động, sản xuất bình thường, giữ vững mối đoàn kết lương - giáo, chính quyền và các chức sắc tôn giáo cần thực hiện những biện pháp gì?
Ông Thái Văn Hằng: Để ổn định tình hình, củng cố mối đoàn kết lương-giáo, tiếp tục nâng cao đời sống người dân, với tinh thần cầu thị, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, đề nghị phối hợp, giải quyết vụ việc.
Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo tổ chức đối thoại xung quanh vụ việc, cùng tổ chức rút kinh nghiệm, nhận thức rõ những hành vi trái quy định của pháp luật để khắc phục, sửa chữa, phối hợp thực hiện tốt hơn việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chúng tôi cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước cần nhận định một cách khách quan, toàn diện để phản ánh một cách chân thực nhất nội dung sự việc và những hành vi vi phạm pháp luật.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đề nghị các chức sắc tôn giáo không được tiếp tục có những lời nói, hành động, văn bản mang nội dung kích động, lôi kéo người dân dẫn đến vi phạm pháp luật, đưa người dân từ chỗ vô tội trở thành kẻ phạm tội.
Tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai các đề án phát triển kinh tế-xã hội tại Nghi Phương, Nghi Lộc đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho bà con địa phương, để bà con yên tâm lao động, sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống, tham gia vào công cuộc phát triển địa phương ngày một giàu đẹp.
-Để tránh xảy ra những vụ việc tương tự như ở Giáo họ Trại Gáo, thông điệp mà chính quyền địa phương gửi đến cộng đồng giáo dân Nghệ An nói chung, Giáo xứ Mỹ Yên nói riêng là gì, thưa ông?
Ông Thái Văn Hằng: Trong lịch sử dân tộc ta, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, cũng như quê hương Nghệ An. Vụ việc gây rối trật tự công cộng tại Giáo họ Trại Gáo vừa qua chỉ là do một số người dân do hạn chế về kiến thức pháp luật, bị một số tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước kích động thông qua một số chức sắc tôn giáo, dẫn đến vi phạm pháp luật.
Chúng tôi đề nghị các chức sắc tôn giáo hãy vì lợi ích của người dân, thực hiện đúng Lời giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI: "Người Công giáo tốt là người công dân tốt" và Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc." Bất cứ công dân của một quốc gia nào cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của nước sở tại. Chúng ta là người dân đất Việt, đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- Xin cám ơn ông.
Theo nhóm PV Thông tấn xã
Chuyện ly kỳ về ngôi làng bị 'ám do lời nguyền' Từ bao đời nay, người dân thôn Vĩnh Truyền, xã Văn Lang, huyện Hưng Hà vẫn lưu truyền câu chuyện đầy ly kỳ về một lời nguyền làm cả làng bao phen khiếp sợ. Ao đình làng Chuộn Xuôi theo quốc lộ 39A từ thủ đô Hà Nội về tỉnh Thái Bình chừng 100km, chúng tôi có mặt tại thôn Vĩnh Truyền, xã...