Vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử năm 2013
Năm nay, tổng cộng có 206 giải, trong đó có 5 giải nhất thuộc về học sinh của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Bình .34 giải nhì và 78 giải ba thuộc về học sinh một số tỉnh, như: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, và 89 giải khuyến khích.
Trong tình hình chung, khi giáo dục môn lịch sử trong các trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng bàn, một số bộ phận học sinh thờ ơ với môn lịch sử, thì kết quả của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông môn lịch sử năm 2013 được tổ chức trao giải sáng nay 4-5, tại Văn miếu Quốc Tử Giám cũng chính là sự động viên, khích lệ kịp thời đối với những em học sinh đam mê nghiên môn học này.
Những tấm gương học sinh giỏi lịch sử được biểu dương
Video đang HOT
Đây những tấm gương học sinh đam mê môn sử cần được biểu dương. Nó chứng tỏ những nỗ lực của học sinh trong cố gắng tạo ra niềm hứng khởi, trong rèn luyện tư duy, tìm đọc và nghiên cứu thêm các tài liệu, sách báo để nâng cao hiểu biết về lịch sử. Đó cũng là sự cố gắng của một số giáo viên tâm huyết trong đổi mới phương pháp dạy hấp dẫn với học sinh học môn này. Và kết quả của ngày hôm nay cũng cho thấy, không hẳn học sinh phổ thông không thích học môn sử, lỗi không phải do học sinh, không phải do bản thân môn lịch sử, hay nói cách khác là nội dung môn lịch sử, mà quan trọng là chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy môn lịch sử hiện nay còn nhiều bất cập.
Kết qủa này tuy còn khiêm tốn nhưng nó cũng chứng minh được rằng: nếu có phương pháp dạy và học tốt, hấp dẫn thì bản thân môn lịch sử có đủ khả năng tạo nên sự hứng thú cho học sinh và hoàn thành chức năng của nó trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ hôm nay, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Theo ANTD
PTTg Nguyễn Thiện Nhân: Trượt đại học không phải là dấu chấm hết
Sáng 11-4, tham dự tuần văn hóa tri ân "Hướng về nguồn cội" trường THPT Phan Huy Chú (Q.Đống Đa, Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã liên tưởng lại thời đi học của mình và cùng chia sẻ với học sinh quan niệm về thi cử ngày nay.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hoạt động "Hướng về nguồn cội" của
trường THPT Phan Huy Chú- Hà Nội
"Hướng về nguồn cội" là hoạt động của thầy trò trường THPT Phan Huy Chú nhằm hoà chung với không khí cả nước kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 và Giải phóng miền Nam 30-4 sắp tới. Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Nhiếp mong muốn tuần lễ văn hoá tri ân của gần 1.400 thầy và trò nhà trường sẽ được thể hiện một cách thiết thực nhất với phong trào thầy rèn nghề, trò rèn đức, luyện tài.
Ngay trong lễ khai mạc với vinh dự được tiếp đón Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng các vị lãnh đạo thành phố Hà Nội, học sinh trường THPT Phan Huy Chú đã thể hiện sự sáng tạo, thông minh trong cuộc thi với chủ đề tự hào nguồn cội. Học sinh toàn trường hào hứng theo dõi các hoạt cảnh dàn dựng linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh về sự tích bánh trưng, bánh dày, hay tái hiện nhân vật Vua Hùng, Mai An Tiêm...
Nữ sinh THPT Phan Huy Chú vui tươi trong ngày hội tri ân nguồn cội
Sau màn trình diễn sôi động, dí dỏm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết không khí này đem lại những liên tưởng về thời học trò ngày xưa không ti-vi, điện thoại nhưng vẫn hứng khởi với những buổi chiếu bóng lưu động và túi ngô rang miễn phí. Phát biểu về buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao cách thức ôn lại lịch sử truyền thống dân tộc của thầy và trò nhà trường. Điều này dường như trái ngược với những băn khoăn của dư luận lâu nay về tình trạng thờ ơ, bỏ bê môn lịch sử của học sinh hiện nay. "Chúng ta hướng về tương lai nhưng phải luôn nhớ về nguồn cội" - Phó Thủ tưởng nhấn mạnh.
Đây cũng đang là thời điểm học sinh lớp 12 tập trung vào ôn thi cho các kỳ thi quan trọng sắp tới. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ sự lo lắng của các bậc phụ huynh, học sinh nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đỗ đại học là điều ai cũng mong muốn nhưng nếu không đỗ thì cũng không đáng ngại vì đây không phải là dấu chấm hết. Đưa ra dẫn chứng, Phó Thủ tướng hỏi học sinh có biết nhân vật nào đi thi 2 lần không đỗ trạng nguyên nhưng vẫn được triều đình trọng dụng và đã để lại cho con cháu tác phẩm giá trị được coi là bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Đó chính là cụ Phan Huy Chú, nhân vật lịch sử mà nhà trường tự hào được mang tên. "Các em thấy không, có rất nhiều người dù không đỗ cao nhưng trí tuệ vẫn vượt trội" - Phó Thủ tướng nhắn nhủ các em học sinh.
Món quà lưu niệm được Phó Thủ tướng trao tặng thày trò trường THPT Phan Huy Chú nhân dịp này là bức tranh các bạn học sinh đầu đội mũ rơm học trong hầm tự đào dưới lòng đất thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng là lời nhắn nhủ với học sinh hôm nay cần phấn đấu hơn nữa noi gương thế hệ đi trước trong những năm tháng khó khăn vẫn nêu cao tinh thần tự học, rèn luyện.
Theo ANTD
"Ném đá" thị phi Từ chỗ buôn dưa lê vỉa hè, tụm ba túm năm thì thào như buôn bạc giả, những lời lẽ thị phi, đố kỵ, ghen ăn tức ở của đời thực vô tư được văn tự hóa rồi đi vào cuộc sống của cộng đồng mạng. Hãy xem cơn bão "ném đá" làm dậy sóng dư luận nhiều ngày qua đối với hai...