Vinh danh hai lão nông “khui” gần 3.000 hồ sơ giả người có công
Sau nhiều lần các cơ quan chức năng có ý kiến, thậm chí cả đấu tranh, chiều nay, 23.6, hai lão nông ở Bắc Ninh – những người đã miệt mài, kiên gan đấu tranh chống tiêu cực, khui ra vụ việc gần 3.000 hồ sơ làm giả người có công (NCC) đã được Bộ LĐTBXH vinh danh.
Được sự đồng thuận của UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 23.6, Bộ LĐTBXH đã quyết định tặng bằng khen cho hai công dân là ông Nguyễn Công Uẩn (80 tuổi, thôn Bùi Xá, xã Ngũ Thái) và ông Nguyễn Tiến Lãng (79 tuổi, phố Tam Á, xã Gia Đông), cùng trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Hai lão nông chống tiêu cực được Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung trao bằng khen (Ảnh: Minh Nguyệt)
Phát biểu trong buổi trao tặng Bằng khen cho hai lão nông xứ Kinh Bắc, ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH khẳng định, Bộ trao bằng khen và ghi nhận những thành tích đóng góp xuất sắc của hai ông trong việc đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực việc làm, lao động và người có công.
“Nhờ có sự phản ánh của hai bác mà Bộ LĐTBXH đã nắm bắt và giao thanh tra Bộ xử lý, tiến hành thanh tra làm rõ. Kết quả thanh tra cho thấy những sai phạm trong việc trục lợi chính sách. Sau đó có sự tham góp của nhiều đơn vị, như công an, quân đội…. tiến hành thanh tra, xác minh ở nhiều địa bàn khác nhau, từ đấy phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm” – ông Dung nói.
Bộ trưởng cũng cho biết, hiện cả nước có khoảng 9 triệu NCC đang được hưởng chính sách. Tuy nhiên, trong năm 2016, qua rà soát 60.000 hồ sơ NCC trong cả nước thì thấy đa số đều hưởng đúng chính sách, chỉ có 1.800 hồ sơ hưởng sai chính sách (chiếm 0,09%). Mặc dù số lượng nhỏ nhưng điều này gây sự bất bình trong nhân dân, đặc biệt là những người từng cống hiến một phần xương máu cho đất nước. Vì vậy, việc đấu tranh chống vi phạm, trục lợi, khai man hồ sơ chính sách NCC là vấn đề quan trọng được xác định là quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ LĐTBXH.
Video đang HOT
Trò chuyện với phóng viên, ông Lãng cho hay, để chuẩn bị đi nhận khen thưởng, từ nhiều ngày nay hai ông đã chuẩn bị bài phát biểu, tâm trạng lúc nào cũng rất hồi hộp. Sáng sớm 23.6, hai ông đã lên tỉnh để cùng đoàn ra Hà Nội…
Ông Nguyễn Tiến Lãng cho biết, cách đây 7 năm, vì quá bức xúc trước những hành vi xấu của đám “cò mồi” để làm giả hồ sơ chính sách NCC với nhiều đối tượng, như thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng…. ông và ông Uẩn đã lên kế hoạch để vạch trần bộ mặt của những kẻ “cò mồi”, trục lợi chính sách ấy.
Ông Lãng nói, không chỉ hai ông mà quần chúng nhân dân rất cảm kích trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong hoạt động chăm lo chính sách NCC. Tuy nhiên, ông cảm thấy rất buồn vì vẫn còn một bộ phận nhỏ NCC chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đủ chính sách cho NCC.
Càng đau xót bởi có những NCC đích thực nhưng lại chưa được nhận chính sách bởi không có tiền để lo lót, làm thủ tục… Còn những người không có công, thậm chí chưa đi chiến trường một ngày nào, nhưng có tiền đút lót, làm giả giấy tờ hồ sơ lại được công nhận. Từ sự bất công ấy, hai ông đã lên kế hoạch để phanh phui các sai phạm.
Còn ông Uẩn thì cảm thấy rất vinh dự và tự hào bởi mình đã hoàn thành được mục tiêu của cuộc đời, cảm thấy sống có ích. Ông Uẩn cho biết, sau “chiến công” này, các ông được nhiều người gọi điện hỏi thăm, tặng quà. Thậm chí có đoàn đại biểu cựu chiến binh từ Hải Dương còn qua thăm và học hỏi kinh nghiệm về tố cáo chống tiêu cực để phanh phui các trường hợp làm hồ sơ giả ở địa phương.
Theo Danviet
"Tư lệnh" ngành Lao động trả lời về 3 nhóm vấn đề còn "nợ dân"
Sáng nay, vào lúc 8 giờ 18.4, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội về một số vấn đề lên quan tới những giải pháp để đẩy nhanh việc giải quyết vướng mắc chính sách đối với người có công, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm...
Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp, thiếu việc làm
Đây là vấn đề nóng, được dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Mặc dù đã được nhắc tới khá lâu, Bộ LĐTBXH cũng đang gấp rút tìm các giải pháp để tháo gỡ nhưng chưa hiệu quả. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp quý sau cao hơn quý trước. Gần đây nhất, con số thống kê quý IV.2016 tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm cử nhân này đã tăng lên tới 218.000 người.
Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh tìm kiếm thị trường lao động, Bộ LĐTBXH cũng đang tập trung vào vấn đề dạy nghề, dự báo nhu cầu việc làm. "Tư lệnh" ngành lao động cho rằng đây là vấn đề quan trọng cũng cần tập trung giải quyết ngay.
Hơn 3.000 hồ sơ người có công tồn đọng
Một vấn đề khác của ngành lao động được dư luận rất quan tâm và được Bộ trưởng Dung đặc biệt chỉ đạo là vấn đề giải quyết chế độ cho người có công còn tồn đọng hồ sơ. Theo đó, ngay khi nhận chức Bộ trưởng Dung đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, hướng dẫn địa phương tập chung sức lực vào để giải quyết hồ sơ tồn đọng này. Mục tiêu là tới năm 2017 sẽ hoàn thành giải quyết hồ sơ còn tồn đọng ở cấp tỉnh.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung xác định việc giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công là mục tiêu quan trọng của ngành trong năm 2017 (Ảnh Internet)
Bô trương nêu ro: "Viêc giai quyêt hô sơ tôn đong la trach nhiệm cua nganh, phai thưc hiên viêc giai quyêt vơi tinh thân cao nhât trên cơ sơ thay đôi nhân thưc trong cach giai quyêt hô sơ. Đây la lương tâm, y thưc, trach nhiêm cua thê hê đi sau đôi vơi cac thê hệ đi trươc đa hy sinh vi đât nươc".
Tăng lương cho người lao động
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung từng cho rằng vấn đề nâng lương của người lao động trong các doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng. Chính phủ rất trăn trở về vấn đề này và ngành cũng vậy. Có quá nhiều câu hỏi đặt ra cần giải quyết: Làm sao hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động? Nếu không nâng lương được, đời sống lao động khó khăn thì phải giải quyết ra sao? Nếu nhà nước nâng lương rồi mà doanh nghiệp không phát triển được thì làm thế nào?.
Vấn đề này được Bộ LĐTBXH nghiên cứu, bổ sung trong Luật lao động sửa đổi nhằm hướng tới tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp trên cơ sở vẫn đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Trước đó, vào ngày 14.4.2016 trong lễ nhận nhiệm vụ, ông Đào Ngọc Dung khẳng định sẽ cùng lãnh đạo bộ mạnh mẽ đổi mới, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng thời gian qua.
"Mọi việc giải quyết theo hướng cái gì sai phải sửa, lạc hậu phải thay đổi, chưa đáp ứng được thực tế thì phải nghiên cứu ban hành mới ngay, không được nợ đọng văn bản. Nợ dân cái gì thì phải tập trung xử lý cái đó, đi từng bước, minh bạch trong mọi việc. Có nhiều việc người dân đang đợi giải quyết và chúng ta còn nợ dân rất nhiều", ông Dung nói.
Hàng chục nghìn người có công mỏi mòn chờ hỗ trợ Theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ thì Nghệ An có hơn 25.000 hộ gia đình có công được hỗ trợ về nhà ở. Trong khi đó, có gần 80.000 người tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh được trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn...