Vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú
Nhạc sĩ Hoàng Vân, ông là công dân nhiều tuổi nhất được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012
Kỷ niệm 58 năm ngày giải phóng Thủ đô, tối nay (8/10), TP.Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị biểu dương “ Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và vinh danh 10 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2012.
Trong danh sách 10 công dân ưu tú Thủ đô năm nay, có tên nhạc sỹ Hoàng Vân. Sinh năm 1930 tại Hà Nội, ông là công dân nhiều tuổi nhất được vinh danh.
Hoàng Vân là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp to lớn, toàn diện cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Với Thủ đô Hà Nội, nhạc sỹ đã sáng tác các ca khúc nổi tiếng như: Hà Nội – Huế – Sài Gòn, Tình yêu Hà Nội, viết nhạc cho phim “Em bé Hà Nội”,… ngoài ra, Nhạc sỹ còn sáng tác nhiều ca khúc thiếu nhi được yêu thích như: Em yêu trường em, Con chim vành khuyên…
Nhiều bài hát đã trở thành bài hát truyền thống của ngành, như: Bài ca xây dựng, Bài ca người giáo viên nhân dân.
PGS.TS Hà Đình Đức (SN 1940) cũng là người được bình chọn để vinh danh lần này. Ông là người dành thời gian theo dõi, nghiên cứu sớm nhất về rùa Hồ Gươm (từ năm 1991).
Ông có 6 công trình nghiên cứu cấp Quốc gia về Hồ Gươm, viết 200 bài về rùa Hồ Gươm… Ông cũng là người nêu ý tưởng xây cột mốc “km 0″ tại Hồ Hoàn Kiếm. Đồng thời, đưa ra nhiều đề xuất như: tôn tạo khu tưởng niệm vua Lê tô chức lê hôi ngày đăng quang vua Lê Thái Tô dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đề nghị đặt tên Đào Cam Mộc – người có công đầu tôn phù Lý Công Uẩn lên ngôi vua – cho một đường phố ở Thủ đô.
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2010. Ông được UBND Thành phố tặng thưởng nhiều Bằng khen, hai lần được UBND Thành phố công nhận danh hiệu “Người tốt, Việc tốt”.
Cũng trong lần vinh danh này, chiến sỹ công an mệnh danh người ngăn cái chết trên cầu Chương Dương, Thượng tá Lê Đức Đoàn (SN 1959), công tác tại Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội. Được giao nhiệm vụ nhiều năm ứng trực tại chốt phía nam đầu cầu Chương Dương, CSGT Lê Đức Đoàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vượt lên chức trách nhiệm vụ được giao, dũng cảm lập được nhiều thành tích như: Dũng cảm chặn xe bắt cướp liều mình ngăn chặn một chiếc xe đang di chuyển bốc cháy cứu người nhiều lần ngăn chặn các trường hợp có hành vi tự tử trên Cầu Chương Dương (từ 2001 đến nay, đã ngăn chặn và cứu giúp 11 trường hợp. Đặc biệt, gần nhất đồng chí đã ngăn chặn 2 mẹ con định nhảy cầu tự tử) đồng thời, nhiều lần đưa trẻ em lạc đường về với gia đình…
Danh sách 10 công dân ưu tú Thủ đô năm nay
1. Nhạc sỹ Hoàng Vân, SN 1930
Video đang HOT
2. PGS, Tiến sỹ Hà Đình Đức, giảng viên cao cấp tại khoa Sinh học – trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia, SN 1940
3. Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1, CATP Hà Nội, SN 1959
4. Ông Lê Đức Giáp, nông dân xã Cao Viên, huyện Thanh Oai
5. Bà Nguyễn Thị Hiền, công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 1 Công ty TNHH Nhà nước MTV Thoát nước Hà Nội.
6. Ông Phạm Lợi, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội
7. Anh hùng lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam.
8. Bà Tạ Ngọc Thuý, Tổ trưởng Tổ dân phố số 26, khu dân cư Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.
9. Bà Hà Thị Vinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quang Vinh, xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
10. Bà Nguyễn Thị Vui, Chủ nhiệm HTX Sơn khảm Ngọ Hạ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Theo 24h
Trăm người múa rồng khổng lồ ở thủ đô
Chiều 6/10, hơn 60 đầu rồng, lân, quy, phượng đã tham dự Liên hoan múa rồng Hà Nội tại quảng trường SVĐ Mỹ Đình. Có đội đã mang tới cuộc thi con rồng dài tới cả trăm mét, với sự góp sức của cả trăm người.
Liên hoan múa rồng Hà Nội 2012 diễn ra mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Có 27 đội ở các quận, huyện tham dự, với hàng trăm vận động viên cùng hơn 60 đầu rồng, lân, quy, phượng các loại.
Múa rồng, múa lân là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ hội. Ban tổ chức cho biết, sau thành công của liên hoan lần này khả năng tổ chức thường niên lễ hội văn hóa múa rồng hàng năm là rất khả thi.
Sau lễ khai mạc, các đội lần lượt biểu diễn tranh tài trong tiếng hò reo của khán giả.
Hàng nghìn người đã đổ về quảng trường SVĐ Mỹ Đình tham dự và chiêm ngưỡng các con rồng thi tài.
Mỗi đội thi mang đến những tiết mục diễn khác nhau, có đội tham gia cùng lúc với cả chục đầu rồng, lân, quy phượng một lúc.
Những con rồng rực rỡ sắc màu uốn lượn, cuộn sóng theo những đôi tay rắn rỏi và khỏe mạnh của các thanh niên, trai tráng.
Có cả những cậu bé múa lân khá thuần thục được khán giả vỗ tay tán thưởng.
Liên hoan cũng không thiếu các đội múa rồng của phụ nữ. Không chỉ múa khéo léo, đẹp mắt mà đội rồng của chị em còn bền sức không kém đấng mày râu.
Tiếng trống chiêng rộn rã tiếp sức cho những bước chân càng nhanh hơn, mạnh hơn đưa rồng bay cao uốn lượn uy nghi và rực rỡ trong nền trời Hà Nội.
Phần biểu diễn với con rồng dài 100 mét của đội huyện Thanh Oai, cùng sự tham dự của gần trăm vận động viên đã chốt lại lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Liên hoan múa rồng kết thúc với nhiều giải thưởng được trao cho các đội tham gia. Các đội rồng tiếp tục diễu hành trên khắp các con phố tại Thủ đô và chờ đón liên hoan tiếp theo vào năm sau.
Theo VNE
Màn nhảy 'lập Guinness Việt Nam' vắng người tham dự Chỉ vài nghìn bạn trẻ tham dự khiến chương trình "Hãy cùng hát vang" tại quảng trường SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội) không thể lập Kỷ lục Việt Nam như kỳ vọng sẽ có 20.000 - 30.000 người cùng hát, nhảy. Chừng 2.000 người, trong đó hầu hết là giới trẻ tham dự chương trình 'Hãy cùng hát vang' tại quảng trường SVĐ...