Vĩnh biệt tác giả ‘Đưa cơm cho mẹ đi cày’
2h30 sáng 1/ 5, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đã trút hơi thở cuối cùng, sau một thời gian dài lâm trọng bệnh, hưởng thọ 75 tuổi
Ít đứa trẻ nào ở Việt Nam mà lại không thuộc một trong những ca khúc của ông: Đưa cơm cho mẹ đi cày, Tiếng chim trong vườn Bác, Tre ngà bên lăng Bác, Em bay trong đêm pháo hoa, Rửa mặt như mèo…
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sinh ngày 18/11/1940, quê ở Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1962, ông được cử về giảng dạy ở Hà Tây. 11 năm sau ông về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, với cương vị là Ủy viên Thư ký Hội đồng Âm nhạc của Bộ. Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi và góp phần soạn thảo nhiều sách hướng dẫn và giảng dạy môn hát nhạc cho học sinh tiểu học. Ông là một trong 2 tác giả cuốn Sách giáo viên hát nhạc.
Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.
Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, ông luôn được đồng nghiệp quý mến vì tính tình hiền lành nhưng bộc trực. Đã có lần ông tâm sự với tôi: “Viết mãi cho trẻ em mà sao mình thấy vẫn không đủ Cường ạ. Có sống gần chúng nó mới thấy đời sống nội tâm của trẻ thơ cực kỳ phong phú, trong sáng…”.
Có lẽ vì nắm bắt được cái cốt lõi ấy mà tác phẩm âm nhạc của ông thật gần gũi với trẻ thơ.
Video đang HOT
Cũng đúng vào dịp này 40 năm về trước, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất ông đã hoàn thành ca khúc: Em bay trong đêm pháo hoa: “Bay lên nào em bay lên nào. Hội vui toàn thắng tưng bừng pháo hoa…Vui bạn Nam Bác về trong một nhà…”.
Vĩnh biệt ông và xin gửi tới hương hồn ông lời tri ân của chúng tôi: Những tác phẩm viết cho trẻ em của ông sẽ sống mãi với đời.
Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh hát ‘Đưa cơm cho mẹ đi cày’
Theo Nguyễn Lân Cường/ Thể Thao Văn Hóa
Chùm ảnh hàng chục ngàn người đội mưa vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu
Hàng chục ngàn người ngày 29.3 đội mưa xếp hàng trên những con đường ở Singapore để vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu.
Người dân Singapore xếp hàng trên một con đường nơi đoàn xe tang đưa linh cữu của ông Lý Quang Diệu đi ngang qua vào ngày 29.3. Mọi người xuất hiện từ rất sớm, xếp hàng trên những khu vực dọc theo lộ trình dài 15 km đưa linh cữu từ tòa nhà Quốc hội đến Đại học Quốc gia Singapore, nơi lễ truy điệu bắt đầu vào lúc 14 giờ (tức 13 giờ theo giờ VN) - Ảnh: AFP
Đoàn xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu dọc theo các tuyến đường từ tòa nhà Quốc hội Singapore đến Đại học Quốc gia Singapore. Trong quá trình diễn ra quốc tang, một khẩu đội pháo bắn 21 phát, các chiến đấu cơ của Không quân Singapore bay đội hình trên không và một trong những máy bay này tách đội hình, bay đi mất, thể hiện sự ra đi của ông Lý Quang Diệu và những tiếng còi vang lên để cả nước Singapore dành một phút mặc niệm ông - Ảnh: Reuters/AFP
Linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Trung tâm trao đổi đại học ở Đại học Quốc gia Singapore ngày 29.3. Ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore vào năm 1959, khi đó đảo quốc sư tử giành được quyền tự trị từ tay người Anh. Singapore trở thành một nước cộng hòa độc lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia, theo AFP. Là một luật sư được đào tạo ở Anh, ông Lý Quang Diệu giữ chức Thủ tướng Singapore từ năm 1959 cho đến năm 1990. Sau đó, ông Ngô Tác Đống lên kế nhiệm Thủ tướng Singapore trong giai đoạn 1990 - 2004. Và ông Lý Hiển Long, con trai của ông Lý Quang Diệu, kế nhiệm ông Ngô Tác Đống trong cương vị Thủ tướng Singapore kể từ năm 2004 đến nay, theo AFP - Ảnh: AFP/Reuters
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, con trai của ông Lý Quang Diệu, cúi đầu trước di ảnh của cha mình ở Đại học Quốc gia Singapore - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Lý Hiển Long lặng người khi ông có bài phát biểu trong buổi lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. "Ánh sáng dẫn lối chúng ta trong những năm qua đã tắt... Đây là một tuần đen tối cho Singapore", ông Lý Hiển Long nói trong bài điếu văn đầy cảm xúc - Ảnh: Reuters
Linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Trong những hoàn cảnh khác, ông Lý Quang Diệu có thể đã trở thành một doanh nhân thành công, nhưng "cha đã chọn phục vụ nhân dân Singapore và để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta", ông Lý Hiển Dương, con trai thứ của ông Lý Quang Diệu, nói trong bài điếu văn. "Gia đình chúng tôi cảm động khi có rất nhiều người đến thể hiện sự tôn kính dành cho người cha đặc biệt của tôi, người cha của Singapore", ông Lý Hiển Dương phát biểu. Ông Lý Hiển Dương cho biết thêm: "Tôi biết tôi sinh ra là con trai của ông, tôi cũng đã có vinh dự chứng kiến một người đàn ông tốt, một người chồng tốt, một người cha tốt và một người ông tốt là như thế nào" - Ảnh: Reuters
Phút mặc niệm trước linh cữu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và nhiều lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, Thủ tướng Úc Tony Abbott, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo... đến tham dự lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore. Sau lễ truy điệu ngày 29.3, linh cữu của ông Lý Quang Diệu được hỏa táng trong một buổi tang lễ riêng của gia đình. - Ảnh: Reuters
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Singapore vĩnh biệt ông Lý Quang Diệu Ngày 29.3, hàng vạn người đứng xếp hàng trên các con đường lớn ở Singapore để vĩnh biệt cựu Thủ tướng đầu tiên của nước này, ông Lý Quang Diệu. Nhiều lãnh đạo trên thế giới đã đến Singapore tham dự lễ truy điệu ông. Người dân Singapore xếp hàng trước tòa nhà Quốc hội Singapore, chờ được vào viếng linh cữu ông...