Vĩnh biệt nhà văn nhà báo Hàm Châu
Nhà báo Hàm Châu – cây bút nổi tiếng viết về chân dung các nhà khoa học – vừa đột ngột qua đời ở tuổi 83 tại Hà Nội.
Nhà báo Hàm Châu tại chương trình Gặp gỡ Việt Nam – Ảnh: Trường Đăng
Khoa học là một lĩnh vực khó “nhằn” và tiếp cận, khai thác các nhà khoa học vốn là những người kín đáo, kiệm lời, không thích phô trương để cho ra những bài báo hay luôn là thử thách đối với phóng viên. Thế nhưng có một nhà báo đã làm được điều đó và làm rất tốt: Nhà báo Hàm Châu.
Gắn bó với những người làm khoa học, phát hiện ra các tài năng từ rất sớm. Thành thạo ba ngoại ngữ, hiểu biết sâu sắc về các ngành khoa học đặc biệt là khoa học cơ bản đã giúp nhà báo Hàm Châu tiếp cận, đồng cảm và chia sẻ với các nhà khoa học để từ đó mang đến cho bạn đọc những bài viết về khoa học với ngôn từ dung dị, dễ hiểu dễ đi vào lòng người.
Ông đã viết hơn 2.500 bài báo, hơn 10 tác phẩm in riêng và 23 tác phẩm in chung trong đó có những tác phẩm đồ sộ như Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại dày 1.200 trang.
Quyển sách mới nhất nhà báo Hàm Châu vừa hoàn thành là tác phẩm Ánh sáng nhân văn trong thế giới các nhà Vật lý, một ký sự văn học dày 830 trang, giàu những quan sát thú vị và cảm xúc tinh tế, kể về một lần dự Gặp gỡ Moriond, bảy lần dự Gặp gỡ Blois và tất cả 11 lần dự Gặp gỡ Việt Nam, những lần dự các hội nghị vật lý quốc tế ở Mỹ, Nga, Pháp, Italy, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả chân dung của các nhà bác học đạt giải Nobel, các nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng thế giới…
Ông Nguyễn Tử Uyên – con trai của nhà báo Hàm Châu cho biết nhà báo Hàm Châu sống một mình ở Hà Nội để thuận tiện cho việc thực hiện cuốn sách này. Dự định sau khi xuất bản sách xong sẽ chuyển vào TP.HCM để sống cùng con trai nhưng ông đã đột quỵ vào cuối tuần rồi mà không ai biết.
GS Trần Thanh Vân – Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam:
Video đang HOT
Chúng ta mất đi một nhà báo chân chính
Nhà báo Hàm Châu đã gắn bó với chúng tôi từ năm 1993 khi ông đến đưa tin về Hội nghị Gặp gỡ Việt Nam. Tôi chưa thấy nhà báo nào tâm huyết với khoa học như Hàm Châu.
Cả 12 lần hội nghị Gặp gỡ Việt Nam ông đều có mặt, cả những lần hội nghị ở Pháp hay khi Viện Hàn lâm khoa học Nga tổ chức buổi trao tiến sĩ danh dự cho tôi năm tôi 65 tuổi, ông cũng cùng dự.
Cách đây năm ngày, tôi và ông trao đổi qua điện thoại về kế hoạch đi trao học bổng, sáng 1-8 chúng tôi gửi vé máy bay ra thì cũng nhận được tin ông mất. Tôi không biết cái tin này sẽ làm GS OdonVallet đau buồn đến thế nào bởi mỗi chuyến đi trao học bổng khắp các tỉnh thành, Hàm Châu đều ngồi cạnh GS Vallet và kể cho GS nghe về văn hóa, lịch sử, con người mỗi vùng miền Việt Nam nơi chúng tôi đi qua. GS Vallet rất quý Hàm Châu và thích thú với các câu chuyện của ông.
Chúng ta đã mất đi một nhà báo chân chính hết lòng cho nền khoa học nước nhà và sẽ không bao giờ có một nhà báo tâm huyết và hiểu về khoa học như Hàm Châu. Khó mà diễn tả được tâm trạng tôi lúc này và tôi không biết dùng lời nào để nói lên tâm sự của mình với Hàm Châu.
Theo Tuổi Trẻ
Nhà báo Lê Bình nói thật Ký sự Syria
Ký sự từ Syria, nhà báo Lê Bình đã lên tiếng phản hồi.
Trưa 26/7, nhà báo Lê Bình, Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24, đồng thời là người xuất hiện nhiều nhất trong "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" đã lên tiếng về mọi chỉ trích cũng như nghi vấn mà chương trình nhận được.
Trong số các nội dung chỉ trích, trang phục của các phóng viên là nhận được nhiều phản ứng hơn cả. Nhà báo Lê Bình thừa nhận trang phục của ê kíp trong ký sự trên là không chuyên nghiệp bởi mục tiêu là đi phỏng vấn chứ không phải là đi vào vùng chiến sự.
"Trước chuyến đi Homs, chúng tôi có hỏi anh dẫn đường về ăn mặc như thế nào thì anh nói: "Homs an toàn, không có vấn đề gì hết, bọn em có thể ăn mặc thoải mái, không sao cả"... Về chuyện ăn mặc của tôi ở Homs thì lúc đó nói thật là tôi không còn quần áo sạch nên phải mặc đi, mặc lại", nhà báo Lê Bình chia sẻ.
Thời trang nhà báo Lê Bình tự nhận là không chuyên nghiệp khi sang chiến trường Syria. Ảnh cắt từ clip
Nhà báo Lê Bình nói thêm: "Bọn mình có mượn áo chống đạn của Bộ Công an nhưng lãnh sự Việt Nam tại Li-băng trả lời là không được mang vào. Nếu như mà mang vào thì tốt quá, mặc áo chống đạn rất tốt. Đó là những cái VTV24 có thiếu chuyên nghiệp, hậu cần chuẩn bị chưa tốt. Bên CNN họ chuẩn bị tốt hơn".
Nói về những cảm xúc của phóng viên quá nhiều trong đoạn ký sự hơn là những cảm xúc thật sự của người trong cuộc, BTV Phương My lý giải: "Mình không học báo nên làm truyền hình có nhiều bỡ ngỡ, khi đi làm, chị Bình bảo có lẽ nên làm theo kiểu ký sự. Bởi vì, nó là những cái bọn mình đi không thể lường được sẽ xảy ra chuyện gì. Bọn mình chỉ nghĩ đi, nhìn thấy cái gì thì kể và đó là cảm xúc".
Nhà báo Lê Bình cắt nghĩa: "Ở truyền hình có dạng ký sự, đó là theo chân của đoàn làm truyền hình, dưới góc nhìn của tác giả. Một số tập ký sự của BBC, CNN họ cũng làm như vậy..."
Đặc biệt, khi bị "tố" dàn dựng cảnh thực địa đối mặt với phiến quân, Nhà báo Lê Bình nói: "Lúc vào đấy, ai cũng sợ, run tay, run chân quên cả quay phim. Mỗi người chạy một hướng. Quay vội được cái gì hay cái đó, rồi về ghép dựng....Nói thật lúc đó bảo là có chết cũng phải có hình để thông báo mình đã sang tận đấy, chết vì lý do gì, chứ không chết một cách lãng xẹt...
Khi ở dưới hầm, các bạn cho rằng chúng tôi dàn dựng? Nếu vậy các bạn đánh giá chúng tôi quá cao. Chúng tôi chỉ là 4 phóng viên ở Việt Nam chân ướt chân ráo sang Syria, chúng tôi liệu có thể điều khiển được cả Bộ quốc phòng Syria để họ bày binh bố trận quay phim không?"
Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 nhận định, đánh giá là quyền của khán giả còn cả ê kíp đã làm hết sức và những câu chuyện mang về đã gây xúc động cho nhiều người, bằng chứng là trên kênh Youtube thì lượng like cao gấp nhiều lần dislike.
Nhắc lại một lần nữa về mục tiêu của chuyến đi, nhà báo Lê Bình nói: "Chúng tôi chỉ muốn kể những câu chuyện đã thấy, chúng tôi không có ý định cắt nghĩa về cuộc chiến tranh này. Không ai hiểu được cuộc chiến này, ngay cả các nhà chiến lược quân sự".
Theo nhà báo Lê Bình, việc ê kíp quay trở lại lần 2 sau ký sự "Hành trình giữa sự sống và cái chết" vì cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria. Đây là cuộc phỏng vấn đặc biệt và ấn tượng nhất trong cuộc đời làm báo của mình.
"Lãnh sự quán Việt Nam đặt tại Li-băng thông báo cho chúng tôi rằng đã thu xếp được cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chúng tôi cũng muốn đi vào tiếp cận xem cuộc chiến thế nào, lý do tại sao người ta lại rời bỏ để đi? Cuộc sống thực sự đang diễn ra ở Syria kinh khủng đến mức nào? Chính vì câu hỏi ấy, chính vì lý do khiến những người Syria phải tìm cách ra đi, chúng tôi đã tìm cách đến đó", Nhà báo Lê Bình nói.
VTV24 đã "suýt" có được cuộc phỏng vấn lịch sử với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không tiết lộ về phần 2 của ký sự này nhưng nhà báo Lê Bình cho hay đã từ bỏ cuộc phỏng vấn mà chị đã cất công 1 năm trời đặt lịch với Tổng thống Syria và 3 lần thoát chết.
Cô nói: "Sau khi đối mặt với cái chết, chúng tôi đã quyết định từ bỏ cuộc phỏng vấn. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng, để có được một cuộc phỏng vấn, 4 chúng tôi hoặc một trong 4 chúng tôi phải chết ở đây, liệu có đáng không? Và chúng tôi quyết định trở về.
Kết luận về những khen chê xung quanh "đứa con đẻ", nhà báo Lê Bình nhắn nhủ: "Chúng tôi thấy những góp ý có thể tốt cho nghề nghiệp, cho những sản phẩm sau thì tiếp thu còn những cái như chửi bới thì chúng tôi bỏ ngoài tai".
Kim Hoa
Theo_Báo Đất Việt
Tận mục cuộc sống như trên ốc đảo giữa hồ Cấm Sơn Thôn Đồng Mậm, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lại biệt lập như một ốc đảo ở giữa lòng hồ Cấm Sơn. Chèo thuyền vào đảo Hôm chúng tôi đến Đồng Mậm, trời mưa rất to. Vừa nhìn thấy chúng tôi, cán bộ địa chính xã Sơn Hải đã phủ đầu: "Không vào thôn Đồng Mậm bằng đường bộ được...