Vĩnh biệt nhà báo Madeleine Riffaud, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, bà Madeleine Riffaud, nhà thơ, nhà báo, nhà chiến sĩ cách mạng Pháp, người bạn thân thiết và thủy chung của nhân dân Việt Nam đã qua đời ngày 6/11/2024 tại thủ đô Paris, thọ 100 tuổi.
Nhà báo Madeleine Riffaud, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Trong lòng nhiều người Việt Nam sinh ra trước thập niên 1960-70 vẫn còn nhớ đến hình ảnh thân thuộc của một nữ nhà báo Pháp với khuôn mặt dịu dàng, mái tóc nâu dài tết đuôi sam, giản dị trong chiếc áo sơ mi sáng màu, tay cầm cuốn sổ và cây bút. Bà là Madeleine Riffaud, phóng viên của tạp chí La Vie Ouvrière (Đời sống Công nhân) và sau đó là nhật báo L’Humanité (Nhân đạo), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp. Bà cũng là một trong những phóng viên chiến trường nước ngoài đầu tiên được mời đến chứng kiến cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ tại Việt Nam vào giai đoạn này.
Các bài báo, hình ảnh và phim tài liệu do bà thực hiện và được xuất bản tại Pháp đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống và chiến đấu dũng cảm của người dân Việt Nam trong giai đoạn từ 1965 đến 1973. Chúng không chỉ là bằng chứng đanh thép tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam, mà còn giúp Việt Nam tranh thủ được thêm sự ủng hộ của dư luận thế giới cũng như có thêm ưu thế trên bàn đàm phán của Hiệp định Paris. Đặc biệt, hai cuốn sách của bà với tựa đề “Dans les acquis de Vietcong” (Trong căn cứ địa của Việt Cộng – NXB Julliard, 1965) và “Au Nord du Vietnam, écrit sous les bombes” (Ở miền Bắc Việt Nam, viết dưới làn bom đạn – NXB Julliard, 1967), đã gây tiếng vang lớn, trong đó cuốn đầu tiên đã được Tổ chức Quốc tế các Nhà báo (OIJ) trao tặng giải thưởng năm 1966. Bà cũng đã vinh dự được gặp mặt và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần thời gian đó.
Không chỉ yêu quý và ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, mà sau này bà vẫn dành trọn tình cảm của mình cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bà luôn tham gia vào các hoạt động của Hội hữu nghị Pháp – Việt, ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, luôn dõi theo, ủng hộ, và cổ vũ nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Trong ngôi nhà nhỏ bé của bà ở thủ đô Paris, bà Madeleine Riffaud luôn dành vị trí trang trọng cho những kỷ vật mà bà đã mang về sau những chuyến thăm Việt Nam. Từ những tấm áp phích “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được treo ngay ngắn giữa nhà, đến tấm bằng “Huân chương Hữu nghị” được lưu giữ cẩn thận, từ những trang báo Tết của Le Courrier du Vietnam đến những bức tranh Đông Hồ còn nguyên màu mực in, từ đôi guốc gỗ chưa một lần xỏ chân đến con búp bê duyên dáng trong trang phục của cô gái Việt Nam…
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng thăm bà Madeleine Riffaud tại nhà riêng nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt – Pháp và 10 năm đối tác chiến lược.
Để bày tỏ sự biết ơn và ghi nhận những đóng góp lớn lao của bà Madeleine Riffaud đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã trao tặng bà Madeleine Riffaud Huân chương Kháng chiến hạng Nhất vào năm 1984 và Huân chương Hữu nghị năm 2004.
Bà Madeleine Riffaud, sinh ngày 23/8/1924 tại làng Arvillers thuộc tỉnh Somme ở phía Bắc nước Pháp, là một chiến sĩ kháng chiến, nhà thơ và nhà báo người Pháp. Tham gia chống phát xít Đức từ khi mới 18 tuổi, bà đã trở thành một trong những chiến sĩ cách mạng Pháp biểu tượng cho lòng dũng cảm trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Không chỉ là một trong những phóng viên chiến trường đầu tiên của Pháp tại Việt Nam và Algérie, bà cũng là một trong những nhà hoạt động chống chủ nghĩa thực dân đầu tiên.
Madeleine Riffaud đã trở thành chủ đề của một bộ phim tài liệu do Philippe Rostan thực hiện năm 2010: “Ba cuộc chiến của Madeleine Riffaud”. Bà cũng là nhân vật chính trong tuyển tập truyện tranh “Madeleine, résistante” (tạm dịch là “Madeleine, người nữ kháng chiến”) của Jean-David Morvan và Dominique Bertail, kể về những tháng ngày tham gia cuộc chiến chống phát xít Đức của cô gái trẻ Madeleine dũng cảm. Tập ba của bộ truyện tranh này đã được cho ra mắt nhân dịp bà tròn 100 tuổi. Bà được chính phủ Pháp trao tặng trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh (2001), Huân chương Quốc công (2008) và Huân chương Chiến tranh 1939-1945, Cành cọ đồng.
Trung Quốc thiếu hàng, chi gần 30 triệu USD gom mua cau Việt Nam
Trong 9 tháng, Trung Quốc đã chi gần 30 triệu USD nhập khẩu cau Việt Nam. Riêng tháng 9, giá trị cau xuất khẩu sang quốc gia này tăng vọt 621%.
Ngày 29/10, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết 9 tháng qua, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 28,99 triệu USD (hơn 730 tỷ đồng). Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm 27,34 triệu USD (gần 700 tỷ đồng), tăng 12,66 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9, Trung Quốc chi 7,5 triệu USD nhập loại quả này từ Việt Nam, giảm 16,7% so với tháng 8 nhưng tăng vọt 621% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,13 triệu USD giá trị loại quả này sang Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu cau sang khoảng 10 thị trường khác như Mỹ với trị giá với gần 1 triệu USD trong 9 tháng, Thái Lan với 258.000 USD, Nepal là 141.000 USD, Ấn Độ 88.000 USD, Sri Lanka 64.000 USD, Singapore 53.000 USD...
Lý giải nguyên nhân, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc ồ ạt mua cau từ Việt Nam do nguồn cung mặt hàng này tại đảo Hải Nam - nơi cung ứng 90-99% sản lượng cau của nước này bị thiếu hụt do bão.
Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá mặt hàng này liên tục tăng do nhu cầu thị trường cau Trung Quốc tăng. Giá kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cho biết bán hơn một tấn cau có thể mua được một lượng vàng.
Vài năm trở lại đây, diện tích trồng cau ở đảo Hải Nam sụt giảm mạnh (Ảnh: Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc).
Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá mặt hàng tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.
Giá cau lao dốc thời gian gần đây chủ yếu liên quan đến nhu cầu của các nhà máy chế biến. Nhiều công ty chế biến ở Trung Quốc gặp áp lực tài chính trước bối cảnh giá mặt hàng này tăng cao liên tục. Theo đó, một số nhà máy chế biến cau tại Trung Quốc đã áp dụng biện pháp "giới hạn giá".
Chẳng hạn, một công ty chế biến ở tỉnh Hồ Nam đã phát thông báo giá thu mua cau không được quá 32 nhân dân tệ/catty (114.000 đồng/0,6kg). Việc giới hạn giá này đã buộc một số nông dân trồng cau tại Trung Quốc phải hạ giá bán.
Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), ngày 18/10, giá mua loại quả này trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đến ngày 25/10, giá mua đã rớt xuống còn 33,75 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 120.000 đồng/0,5kg).
"Cơn sốt" giá cau và ngành công nghiệp sản xuất tỷ USD của Trung Quốc Đằng sau "cơn sốt" giá cau gần đây là một ngành sản xuất cau trị giá hàng tỷ USD từ trồng trọt, chế biến đến công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc. Cơn sốt giá cau Cây cau phù hợp với khí hậu nhiệt đới, vốn có nguồn gốc Đông Nam Á nhưng hiện được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Indonesia,...