Vĩnh biệt ‘Mũi tên vàng’ Nguyễn Ngọc Thanh
Vẫn biết là số phận, nhất là ông đã có thời gian dài nằm bệnh sau cơn tai biến, nhưng hay tin người cựu tuyển thủ Nguyễn Ngọc Thanh – người ít ỏi còn sót lại trong danh sách những tuyển thủ mang HCV SEAP Games 1959 về và cũng là người từng nâng cao cúp vàng Merdeka 1966 – ai cũng không khỏi bùi ngùi. Ông mất đi để lại di sản lớn cho bóng đá Việt Nam…
Ngọc Thanh và Cúp vàng Merdeka
Khi huấn luyện viên Karl Heinz Weigang trở lại Việt Nam dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự SEA Games 18 và Tiger Cup 96, người đầu tiên ông tìm đến và muốn hỗ trợ với ông về công tác huấn luyện chính là Nguyễn Ngọc Thanh. Người học trò cũ nổi tiếng với biệt danh “mũi tên vàng”, “tiền vệ không phổi”…
Ít ai biết được lúc đấy ông Thanh nhận lời giúp đỡ thầy Weigang trong việc cố vấn về chuyên môn trong bất cứ lĩnh vực nào mà thầy cần chứ không xuất hiện trước công chúng và cũng không cần chức danh. Lại cũng rất ít ai biết nguyên nhân ông Weigang biết và tìm cho bằng được người học trò cũ ấy. Điều mà sau này ông thầy người Đức bật mí đó là Nguyễn Ngọc Thanh là người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng FIFA.
Nguyễn Ngọc Thanh thuộc thế hệ đầu, có mặt ở đội tuyển Thanh niên năm 1957 và hai năm sau được chọn vào đội tuyển tham dự SEAP Games lần I-1959. Liên tục bảy năm từ 1959 đến 1966 Nguyễn Ngọc Thanh luôn có mặt trong thành phần đội tuyển tham dự các giải quốc tế lớn gây tiếng vang tong khu vực.
Cùng với Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Ngọc Thanh khi ấy đã hình thành cặp tiền vệ nổi tiếng của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn chinh phục bóng đá khu vực. Nếu Đỗ Thới Vinh có những biệt tài đi bóng lắt léo và đầy ngẫu hứng như những vũ điệu làm say lòng người thì Nguyễn Ngọc Thanh thuộc dang tiền vệ cần cù có mặt khắp mọi nơi được xem là lá phổi của đội tuyển. Chính ông đã làm phong phú cho lối đá hoa mỹ của Đỗ Thới Vinh trong công việc của người đồng hành và sẵn sàng can thiệp vào điểm nóng.
Nguyễn Ngọc Thanh nổi tiếng là cầu thủ nhỏ con nhưng dẻo dai nhờ thể lực tuyệt vời. Ông được các HLV trong nước và cả nước ngoài (khi tham gia đội tuyển châu Á) khen ngợi là chạy không biết mệt. Kể về khả năng thiên phú đấy của mình ông bật mí: “Hồi đấy toàn là nghiệp dư không thôi nên ai muốn có thêm sức thì phải tự tập thêm. Và tôi đã chọn bài tập trường lực cho mình bằng cách mỗi ngày chạy bộ từ sân Vường ông Thượng (sân Tao Đàn hiện nay – NV) đến tận nhà máy nước Thủ Đức rồi về. hàng ngày tôi vẫn kiên trì tập như thế và tập một mình…”.
Nguyễn Ngọc Thanh không chơi bóng không cầu kỳ nhưng rất thực dụng nhờ lối chơi đầu óc và tầm quan sát rộng cộng với khả năng hoạt động rất rộng. Biệt danh “con người không tim” xuất phát từ đấy khi trận nào ông ra sân cũng đầy cống hiến và hoạt động không mỏi mệt khi có mặt ở khắp mọi nơi với sức bền dẻo dai.
Trong sơ đồ 4-2-4 mà bóng đá miền Nam áp dụng khi ấy, vị trí của Nguyễn Ngọc Thanh và Đỗ Thới Vinh được xem là lựa chọn số một và gần như bất di bất dịch trong suốt một thời gian dài. Phần thưởng lớn nhất của Nguyễn Ngọc Thanh trong quá trình đá bóng là được tuyển vào đội tuyển châu Á tham dự trận đấu với câu lạc bộ Fulham của Anh năm 1966.
Sau khi đọat được huy chương vàng Merdeka tại Malaysia năm 1966, ông rời đội tuyển khá sớm và chuyển hướng theo nghiệp HLV.
Từ một cầu thủ chơi bóng thật đầu óc, có kỹ thuật tốt và có tầm quan sát rộng cộng với ham học hỏi, việc chuyển hướng sang nghiệp huấn luyện viên của ông rất thuận lợi. Năm 1969 ông được chọn qua Nhật học lớp đào tạo huấn luyện viên bóng đá cho các nước thuộc khu vực châu Á do FIFA tổ chức.
Video đang HOT
Nguyễn Ngọc Thanh dự khóa đào tạo HLV do FIFA tổ chức
Tại đây, với một cuộc sát hạch đầy khó khăn Nguyễn Ngọc Thanh đã không khó để vượt quá khóa đào tạo gắt gao ấy và trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận tấm bằng FIFA. Điều đặc biệt là huấn luyện viên trẻ Nguyễn Ngọc Thanh đã tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu hiếm hoi trong lớp. Trở về Việt Nam ông tham gia công tác đào tạo trẻ và sau đó được mời huấn luyện cho đội bóng Việt Nam Thương Tín.
Từ đôi chân đóng góp cho sân cỏ trở thành người thầy tận tụy, ông Thanh đã sản sinh ra hàng loạt cầu thủ thành danh như Đinh Công Hoàng, Lạc Phước Hải, Lý Chí Vân…
5-10 năm trước người cựu tuyển thủ già với mái tóc bạc trắng và bộ ria tỉa tót thật đẹp, sáng sáng, vẫn đi bộ ra đường Thích Quảng Đức (Phú Nhuận) ngồi uống cà phê ở quán cóc và cùng bình luận bóng đá với lớp trẻ thật hào hứng. Thú vui ấy được ông duy trì suốt từ ngày rời nghiệp huấn luyện vì sức khỏe và vì ngán ngẩm với bóng đá tiêu cực phát sinh theo chiều hướng nghịch và những cuộc tranh giành ghế.
Ông từng nhớ lại cái ngày đầu tham dự SEAP Games: “Bây giờ cầu thủ đá bóng thật đầy đủ, đâu như hồi chúng tôi có khi ăn không đủ no lại đi thi đấu nước ngoài bằng… nhiều chặng xe đò xuyên quốc gia thế mà ra sân ai cũng máu. Hồi đấy đội tuyển đi đá SEAP Games ở Bangkok mà phải thuê xe đò của hãng Thiên Tân chạy qua Nam Vang (Phnom Penh – NV) nghỉ rồi hôm sau lại chạy tiếp qua Bangkok. Đến nơi anh em tê cóng hết chân tay có người phải lết xuống xe. Vậy mà hôm sau ra sân tập ai cũng chạy ầm ầm. Giải đấy mình đá hay lắm gặp ai cũng thắng và vô địch xứng đáng sau khi thắng Thái Lan trên đất Thái rồi vượt qua Myanmar trong trận chung kết bằng bàn thắng của anh Chiêu…”.
Nói về nghiệp huấn luyện viên, ông Thanh từng tâm sự: “Tôi không biết các thầy dạy trẻ sau này thế nào nhưng với tôi thì cứ nghĩ các học trò là chính mình thì sẽ giúp các em được rất nhiều điều. Tôi nhớ mãi cái cách dạy ấn tượng của ông Weigang và đó là lý do vì sao tôi theo cái nghề huấn luyện viên sau khi treo giày. Hình như bây giờ cái tình thày trò trong bóng đá nó không mặn nồng như trước do bị chi phối nhiều bởi đồng tiền trong bóng đá chuyên nghiệp… Dẫu sao tôi vẫn thích hình ảnh của người thấy hồi ấy hơn bây giờ…”.
Danh thủ Nguyễn Ngọc Thanh tại bảo tàng TP.HCM
Cách đây bốn năm, ông cùng tôi thực hiện chương trình Ký ức vàng bóng đá Việt Nam và đề nghị được đến sân Tao Đàn nơi ông có thật nhiều kỷ niệm. Sau đó ông xin chở ông đến Bảo tàng TP.HCM nơi ông hiến tặng những bộ huy chương SEAP Games và Merdeka để chiêm ngưỡng lại hào quang một thời của bóng đá Việt Nam. Ông cũng chia sẽ là mong ước thế hệ con cháu được nhìn thấy những tấm huy chương quý đấy và tiếp bước thế hệ cha anh…
Bây giờ thì người cựu tuyển thủ tài hoa đã năm xuống sau năm tháng nằm liệt giường vì bệnh. Cuối đời ông may mắn hơn nhiều đồng nghiệp cũ là được rất nhiều anh em, bạn bè, đồng nghiệp cũ và cả lứa cầu thủ sau này đến thăm. Nhiều lúc không ngồi dậy được, không nói được những ánh mắt ông vẫn sáng ngời khi nhìn những đồng nghiệp, bạn bè, học trò cũ đến thăm. Gần đây khi cựu tuyển thủ Võ Thành Sơn từ Mỹ về thăm ông cùng chi hội cựu cầu thủ TP.HCM thì mặt ông rất tươi. Hôm đấy miệng ông mấp máy như muốn gửi gắm điều gì rồi nhìn mọi người và ứa nước mắt…
Đi thanh thản nhé ông Nguyễn Ngọc Thanh, người gắn với rất nhiều chiến tích của bóng đá Việt Nam…
Theo Một Thế Giới
Cựu danh thủ Việt hội tụ cùng làm thầy
Hàng loạt cầu thủ lừng lẫy bóng đá Việt Nam đầu quân cho trung tâm đào tạo PVF với vai trò HLV.
Mới đây, trung tâm PVF khai giảng khóa học mới, tiếp tục đào tạo các tài năng trẻ cho bóng đá Việt Nam. PVF đang nổi lên như lò hàng đầu khi giành nhiều thành tích tại các giải trẻ Việt Nam. U17 PVF vô địch tuyệt đối giải quốc gia khi toàn thắng từ vòng bảng đến chung kết. Đội U19 Việt Nam cũng sử dụng nòng cốt là nhiều cầu thủ của PVF.
Trung tâm quy tụ nhiều HLV là cựu cầu thủ lừng lẫy. Trong ảnh là cựu trung vệ Nguyễn Mạnh Cường từng khoác áo tuyển Việt Nam ở SEA Games 18.
Tiền vệ Nguyễn Hữu Đang là thành viên thế hệ vàng bóng đá Việt Nam.
Cựu tiền đạo Trần Minh Chiến bước đầu thành công với sự nghiệp HLV.
Cựu tiền đạo Công an TP HCM Nguyễn Hoàng Hùng.
Cựu cầu thủ Đồng Tháp Lê Quang Trãi.
Cựu tuyển thủ Lương Trung Tuấn từng khoác áo Cảng Sài Gòn, HAGL, Bình Định, Bình Dương.
Cựu thủ môn Công an TP HCM và Ngân hàng Đông Á Châu Trí Cường.
Cựu tiền vệ Võ Hoàng Bửu.
Cựu tiền vệ Nguyễn Tuấn Phong tận tình hướng dẫn các học trò nhỏ.
Cựu tiền đạo Nguyễn Ngọc Thanh.
Nhà vô địch AFF Cup 2008 Nguyễn Việt Thắng vui vẻ trên sân tập.
Theo VNE
Cựu danh thủ Nguyễn Ngọc Thanh: Mong manh như ngọn nến trước gió &'Có Ba Thà, Sáu Sự và nhà báo Hồ Nguyễn hỏi thăm', đôi mắt đục mờ của cựu danh thủ bóng đá Nguyễn Ngọc Thanh bỗng sáng bừng lên, ông ú ớ như muốn nói gì đó rồi rất nhanh lại chìm vào cơn mê... Cựu tiền vệ vang danh một thời Nguyễn Ngọc Thanh giờ đây đang phải nằm một chỗ sau...