Vĩnh biệt một tính – cách – Quảng
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân – chính khách tinh tế, sâu sắc, quyết liệt mà chân tình – vừa từ trần.
Tôi không nghĩ là anh Mai Thúc Lân đã ra đi. Những năm gần đây, gặp anh khi anh vừa qua trận ốm do căn bệnh hiểm nghèo, người đã nhỏ lại càng gầy thêm nhưng đôi mắt vẫn sáng quắc, tay run run chém vào không khí mỗi khi nói về những vấn đề lớn của đất nước. Anh là một tính – cách – Quảng đúng nghĩa. Anh không phải là người khéo léo, đôi lúc quyết liệt quá mức có thể làm mất lòng một số người. Nhưng một khi đã hiểu anh thì thấy rõ đây là một con người chân tình, thẳng thắn. Đích cuối cùng là giải quyết được việc chung, vì lợi ích chung. Những người như thế thường là có góc cạnh, vì thế, khi họ ra đi vĩnh viễn, trong tâm trí những người ở lại là cứ hiển hiện, không nhòe mờ.
Ông Mai Thúc Lân đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đà Nẵng hồi năm 1995 Ảnh: NHẤT NAM
Anh về đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng trong một thời điểm khó khăn và khá tế nhị, khi cùng lúc phải thay đổi cả 2 vị trí bí thư và chủ tịch tỉnh. Thời điểm ấy, tôi làm chánh văn phòng. Tuy trực tiếp dưới quyền anh không lâu nhưng ấn tượng trong tôi rất đậm nét về cách xử lý công việc, tình huống của anh; kể cả những tình huống phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến công tác cán bộ. Những lúc phải phân vân chọn lựa các phương án, anh dành phần lớn thời gian đi gặp gỡ cán bộ tham mưu, các đồng chí lão thành và hòa mình vào cơ sở, lăn lộn với phong trào, kể cả những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, những vùng cơ sở của chúng ta trong chiến tranh để tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề đang đặt ra. Anh là con người của hành động. Những việc làm của anh như là sự đền đáp một phần trước sự hy sinh quá to lớn của quê hương đã từng nuôi anh trưởng thành.
Nhưng trong con người ấy cũng chất chứa rất nhiều khoảng lặng của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương vợ con, gia đình, thông cảm với rất nhiều cảnh ngộ mà anh từng gặp trong quá trình công tác ở địa phương. Anh cũng là người rất quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của bà con. Và một trong những địa chỉ mà anh thường lui tới thăm hỏi, chia sẻ là anh chị em văn nghệ sĩ. Trong phòng anh, Tuần báo Văn nghệ luôn nằm ở vị trí dễ nhận thấy bởi anh đọc thường xuyên. Những lúc rảnh rỗi, biết tôi cũng là người sáng tác, anh hay trao đổi với tôi về những nhận xét rất riêng của anh về những tác phẩm, tác giả đang có vấn đề trong dư luận. Bề ngoài của anh không toát ra vẻ hào hoa nhưng có điều chắc là với văn học nghệ thuật, anh là người thấu hiểu và anh mang đậm chất nghệ sĩ trong mình. Chất nghệ sĩ được tạo bởi tâm hồn xứ Quảng, cộng thêm cái tinh tế của xứ Kinh Bắc – nơi anh đã có một thời gian dài sống và làm việc. Ngay nhan đề cuốn hồi ký của anh viết về những năm tháng hoạt động đã qua, anh đặt tên là Chuyện đời ấm lạnh buồn vui cũng đủ thấy cái chất nghệ sĩ trong con người làm chính trị nơi anh.
Không thể viết nhiều về anh trong một bài viết ngắn nhưng trong lúc ghi vội những dòng này như thắp một nén tâm hương tưởng nhớ anh, tôi vẫn cảm thấy đây là lúc mình được lắng lại để nghĩ nhiều, thật nhiều về những con người như Mai Thúc Lân – những cuộc đời trong sáng, thẳng thắn, quyết liệt, không khoan nhượng để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Giờ nhớ lại, đôi khi sau giờ làm việc, trước khi rời cơ quan, tôi thường thấy anh lững thững trong sân văn phòng. Nhìn cái dáng anh lọt thỏm giữa không gian tĩnh lặng buổi chiều, tôi không nghĩ một người như thế đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, từng làm Chủ tịch UBND một tỉnh lớn ở phía Bắc, từng làm Ủy viên Thường vụ Quốc hội, phụ trách mảng kinh tế ngân sách, rồi về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, khi tách tỉnh lại về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội (khóa X); năm 2007, anh được nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Dường như những công việc khó khăn, anh luôn sẵn sàng nhận về mình bởi những con người như vậy thường rất bình dị. Như lúc này đây, anh ra đi bình thản bởi đã sống thật, sống hết mình với tất cả những gì mà anh đã có, đã nặng lòng.
Video đang HOT
Xin được vĩnh biệt anh và chia sẻ nỗi đau này với gia quyến.
Ông Mai Thúc Lân sinh năm 1935, quê quán xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau một thời gian lâm bệnh, lúc 5 giờ 5 phút ngày 29-10, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; thọ 79 tuổi. Theo dự kiến, lễ tang ông Mai Thúc Lân sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 4-11.
Theo Bùi Công Minh
Người lao động
Cầu tử thần mang tên "vĩnh biệt' ở Quảng Nam
Chỉ trong vòng 5 năm có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam). Vì thế mà người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".
Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300 m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.
Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.
Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.
Bà Trần Thị Tuyết (49 tuổi, thôn Tiến Thành, Tam Tiến) cho biết: "Do làm trụ đỡ cho lan can nên trên cầu xuất hiện nhiều "con lươn" nổi lên khiến cho việc chạy xe máy càng gặp khó khăn hơn, xe chạy qua vấp phải những "con lươn" này dễ mất thăng bằng và rơi xuống sông hơn".
"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu Máng nhận định. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi quan cây cầu này. Bởi vậy thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".
Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông.
Do cây cầu hẹp, 2 xe ngược chiều không thể tránh nhau trên cầu nên mỗi lần muốn qua sông, người ta phải quan sát trước đầu cầu bên kia. Nhiều lúc đông đúc, bị hối thúc nên nhiều người chạy nhanh, ẩu, rất dễ tai nạn. Chỉ có buổi trưa người dân mới thong thả dắt bộ xe qua cầu an toàn vì vắng. Nhiều năm trở lại đây tình trạng khai thác cát ở sông Trường Giang đã khiến cho dòng chảy ở khu vực cầu thay đổi, nước xoáy và sâu hơn nên tỉ lệ chết đuối khi rơi xuống sông là rất cao.
Được xây dựng gần 30 năm nên nhiều bộ phận của cầu xuống cấp trầm trọng. Phần giữa cầu được thiết kế kéo lên để cho tàu thuyền qua lại nhưng phần thép đã bị mục nát.
Biết nguy hiểm nhưng do không muốn đi vòng phải mất hơn 10 km nữa nên mỗi ngày, hàng nghìn người vẫn lưu thông qua cầu Máng. Ông Nguyễn Giúp, chủ tịch xã Tam Tiến cho biết, xã chưa có con số thống kê chính xác người gặp nạn khi qua cây cầu này nhưng hầu như năm nào cũng có. Chính quyền xã đã lắp biển cấm nhưng người dân vẫn cứ vượt sông bằng cầu
Vụ tai nạn gần đây nhất là sáng 19/8, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi, xã Tam Tiến) bị ngã xuống sông tử vong khi đang trên đường mua lá chuối về chợ bán. Chồng mất sớm, người con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ mới 17 tuổi đã phải bỏ học đi làm thuê phụ giúp mẹ. "Hai mẹ con trước đây không có nhà, mẹ mất hàng xóm và họ hàng thương tình đã quyên góp để dựng cho em cái nhà này để có nơi thờ mẹ", Sỹ ngậm ngùi.
Theo VNE
'Nụ cười Võ Thị Thắng' sống mãi với dân tộc Ngày 23.8, những dòng người nối đuôi nhau vào viếng bà Võ Thị Thắng, người gắn mãi với hình ảnh "nụ cười chiến thắng" lịch sử. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhìn bà Võ Thị Thắng lần cuối - Ảnh: Đình Tuyên "Nụ cười chiến thắng" Võ Thị Thắng - Ảnh: Hoài Nhơn Nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa dẫn...