Vĩnh biệt kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, tên tuổi lớn của làng kiến trúc Việt Nam
Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, một tên tuổi lớn trong giới kiến trúc, người đóng góp vào nhiều công trình quan trọng ở nước ta như Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôn tạo nghĩa trang A1 Điện Biên Phủ, tôn tạo nghĩa trang Hàng Dương – Côn Đảo, xây đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì…đã qua đời ở tuổi 86.
Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện đã qua đời vào chiều 21-5 vì tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 86 tuổi.
Ông sinh ngày 15/10/1935 tại Hà Nội. Cha ông là kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện từng làm Tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa III và khóa IV; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa V, khóa VI và là đại biểu Quốc hội khóa III, khóa X.
Ông có một sự nghiệp kiến trúc đáng nể với việc tham gia thiết kế nhiều công trình quan trọng của đất nước những năm 1960-1980 như: Thiết kế cải tạo khách sạn Dân Chủ, Hà Nội (góc phố Tràng Tiền – Nguyễn Khắc Cần ngày nay), thiết kế khách sạn Thái Nguyên, khu Ngoại giao đoàn (Hà Nội). Ông cũng là người đóng góp công sức trong công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôn tạo nghĩa trang A1 Điện Biên Phủ, tôn tạo nghĩa trang Hàng Dương – Côn Đảo, xây đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì…
Đây đều là những công trình ấy đều có tiếng nói riêng theo xu hướng kiến trúc nhiệt đới, thân thiện với thiên nhiên và giàu tính nhân văn.
Video đang HOT
Cố Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện
GS. Hoàng Đạo Kính cho rằng, công lao lớn nhất của kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện với ngành kiến trúc Việt Nam, là việc ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng mái nhà chung của giới kiến trúc sư Việt Nam (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), trong hơn 20 năm làm công tác hội, từ chức vụ tổng thư ký hội tới chủ tịch hội, bắt đầu từ năm 1983 đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2005. Trong hơn hai thập kỷ ấy, ông đã bền bỉ đặt nền tảng cho mô hình hoạt động của một tổ chức xã hội nghề nghiệp của giới kiến trúc sư.
Trong thời gian làm đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông đã cùng giới kiến trúc sư lên tiếng mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới dư luận xã hội với những công trình tòa nhà khách sạn Hà Nội Vàng, tòa nhà “Hàm cá mập”, trụ sở Bộ Tài chính…
Những năm cuối đời ông vẫn tiếp tục góp tiếng nói của mình trong những vấn đề kiến trúc, quy hoạch lớn của đất nước, đặc biệt thủ đô Hà Nội và có công lớn trong việc ươm mầm những thế hệ kiến trúc sư tài năng trẻ.
Tang lễ kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện được tổ chức vào ngày 25-5 tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng tổ chức từ 11 giờ 15 đến 12 giờ 15. Lễ truy điệu từ 12 giờ15 đến 12 giờ 30. Lễ an táng cùng ngày tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, TP Hà Nội.
Bảo vệ tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam
Chiều 10/4 tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo "Tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam" và gặp mặt Kiến trúc sư (KTS) trẻ vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đây là sự kiện được Hội KTS TP Đà Nẵng phối hợp với Câu lạc bộ KTS trẻ Việt Nam tổ chức với sự chấp thuận của lãnh đạo Hội KTS Việt Nam.
Theo KTS Tô Văn Hùng, Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng, quyền tác giả là vấn đề không mới, tuy nhiên thời gian qua nổi lên nhiều tranh cãi liên quan đến việc sử dụng bản quyền. Trong lĩnh vực kiến trúc, vấn đề quyền tác giả đang được nhắc tới khá sôi nổi. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng phải coi kiến trúc là tác phẩm để làm cơ sở bảo vệ quyền tác giả, tạo môi trường hành nghề kiến trúc lành mạnh và xa hơn là gìn giữ, tôn tạo di sản kiến trúc đô thị.
Hội thảo "thảo "Tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam" do Hội KTS TP Đà Nẵng và CLB KTS Trẻ VN phối hợp tổ chức chiều 10/4/2021.
Trước những thử thách làm xấu đi môi trường cạnh tranh trong ngành xây dựng, vấn đề cần kíp hiện nay là phải có hệ thống luật pháp chặt chẽ và nghiêm khắc nhằm bảo vệ sản phẩm trí tuệ nói chung và tác quyền kiến trúc nói riêng. Vì vậy, hội thảo "Tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam" là cách tiếp cận rất hay, rất ý nghĩa của CLB KTS trẻ Việt Nam đồng hành cùng các KTS trong quá trình hành nghề.
KTS Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Chủ nhiệm CLB KTS trẻ Việt Nam cho hay, hội thảo "Tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam" nhằm mục tiêu đánh giá lại việc bảo vệ tác quyền trong sáng tác kiến trúc tại Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc bảo vệ tác quyền trong sáng tác kiến trúc.
Cuộc hội thảo đã nghe các diễn giả Luật sư - ThS Nguyễn Cao Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Kim Trọng Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội); KTS Nguyễn Huy Khanh (Ủy viên Ban chấp hành Hội KTS Việt Nam) và KTS Trần Phước Hòa Bình, Phó Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng trình bày tham luận.
Và với sự chứng kiến của TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, các KTS đến từ 12 tỉnh, thành vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên, các doanh nghiệp, các nhà khoa học đã thảo luận sôi nổi, tập trung làm rõ các khung pháp lý hiện hữu liên quan đến tác quyền kiến trúc hiện nay, phạm vi áp dụng, cơ chế thực thi và những kỹ thuật liên quan đến hợp đồng để bảo vệ tác quyền.
Các ý kiến cũng thảo luận nhiều về công tác bảo vệ tác quyền trong thực tiễn hành nghề của tổ chức và cá nhân hiện nay, kinh nghiệm và bài học các quốc gia; vấn đề bảo vệ và kiểm tra tác quyền trong công tác quản lý nhà nước của ngành xây dựng, các luật định và quy trình áp dụng; cũng như thảo luận về vai trò của ngành xây dựng, Hội KTS và những vấn đề cần đặt trọng tâm tiến tới luật hóa để bảo vệ tác quyền và bảo vệ môi trường hành nghề kiến trúc lành mạnh.
"Ông giáo" chưa một lần đứng trên bục giảng Hàng nghìn học sinh ở những vùng quê nghèo khó trên khắp cả nước gọi kiến trúc sư Phạm Đình Quý là "thầy", dù anh chưa một lần đứng trên bục giảng. Cơ duyên đến với hành trình thiện nguyện Sinh năm 1973, kiến trúc sư Phạm Đình Quý là người con sinh ra, lớn lên và lập nghiệp ở mảnh đất Hưng...