Vĩnh biệt Bernardo Bertolucci – đạo diễn của “Last Tango In Paris”
Chủ nhân của giải Oscar – đạo diễn người Ý Bernardo Bertolucci với tác phẩm “ Last Tango In Paris” đã qua đời ở tuổi 77.
Đạo diễn gạo cội người Ý Bernardo Bertolucci chủ nhân của rất nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá đã qua đời ở tuổi 77 vì ung thư tại Rome. Trong vòng hơn một thập kỷ qua nhà làm phim này đã phải ngồi xe lăn sau khi cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không thành công vào năm 2003 khiến ông không thể tự đi lại.
Bernardo Bertolucci là đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh Ý.
Bertolucci là một trong bốn trụ cột của phong trào làn sóng mới của điện ảnh Ý vào đầu những năm 60 cùng với Michelangelo Antonioni, Federico Fellini và Pier Paolo Pasolini. Bernado nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời trong đó phải kể tới Last Tango in Paris, The Dreamers và The Last Emperor. Đáng ngạc nhiên là sự nghiệp của ông đã mở rộng ra tới Hollywood và tìm được thành công tại đây với thành tựu lớn nhất là 9 giải Oscar cho bộ phim The Last Emperor (Hoàng Đế Cuối Cùng) năm 1987 mô tả cuộc đời vị vua Phổ Nghi – hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.
Sinh năm 1941, Bertolucci là con trai của một nhà thơ và một giáo viên đã lớn lên trong bầu không khí đậm chất nghệ thuật và văn hóa. Đạo diễn vĩ đại Paolo Pasolini đã thuê Bertolucci khi đó mới chỉ 20 tuổi làm trợ lý cho bộ phim đầu tay Accattone của mình năm 1961. Sau đó chỉ 1 năm Bertolucci đã cho ra đời tác phẩm của riêng mình mang tên La Commare Secca (Lưỡi Hái Thần Chết), rồi tham gia vào vị trí biên kịch cho bộ phim viễn tây kinh điển Once Upon A Time In The West năm 1968.
Last Tango In Paris gây tranh cãi ngay cả khi đã ra đời được gần nửa thế kỷ.
Bộ phim khêu gợi Last Tango In Paris (Bản Tango Cuối Cùng Ở Paris) do Bertolucci đạo diễn năm 1972 với sự tham gia của Marlon Brando và Maria Schneider nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng trên thế giới, thế nhưng cũng là chủ đề gây tranh cãi khi có rất nhiều vấn đề trong quá trình quay phim mà nghiêm trọng nhất là việc nữ chính Schneider tố cáo đã bị quấy rối trên trường quay. Trước khi qua đời vào năm 2011, bà thừa nhận mình không hề hay biết về cảnh phim nhân vật của mình bị cưỡng bức từ đằng sau và điều này đã để lại sang chấn tinh thần nặng nề trong cả cuộc đời. Bộ phim kể về một mối quan hệ vô danh giữa người đàn ông Mỹ góa vợ tuổi trung niên với một cô gái trẻ người Paris với nhiều chiêm nghiệm và không thiếu các cảnh giường chiếu bạo liệt.
Video đang HOT
Tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của Bernardo Bertolucci là bộ phim Me and You (2012) được chuyển thể từ tiểu thuyết của Niccolò Ammaniti.
Theo helino.vn
5 phim có cảnh quay nhạy cảm, gây tranh cãi nhất lịch sử điện ảnh
Bên cạnh các cảnh nóng được thực hiện khá trần trụi, những bộ phim này vẫn ẩn chứa giá trị nghệ thuật và triết lý sâu xa.
1. Last Tango in Paris
Last Tango in Paris xoay quanh mối quan hệ giữa Paul (Marlon Brando), một gã trung niên người Mỹ và Jeanne (Maria Scheider), một cô gái Pháp đôi mươi. Mặc dù đã có bạn trai, dường như Jeanne vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Và Paul cũng vậy, anh vẫn còn bất ngờ và bối rối trước việc vợ tự tử không rõ lý do. Hai tâm hồn đồng điệu như gặp được định mệnh của cuộc đời, họ lao vào nhau cuồng nhiệt và hoang dại. Tuy nhiên, cái kết sau cùng của mối quan hệ lại là một bi kịch khiến người xem ám ảnh.
Rất nhiều năm sau khi công chiếu, bộ phim này vẫn gây tranh cãi và khiến dư luận phẫn nộ khi lộ thông tin nữ chính Maria Scheider bị đạo diễn Bernardo Bertolucci và nam chính Marlon Brando gài bẫy đóng cảnh cưỡng dâm tàn bạo mà không được báo trước. Đạo diễn này thừa nhận lỗi về mình nhưng ông không cảm thấy hối tiếc, bởi ông muốn Schneider phải nhập vai với cảm xúc thật.
Dù Last Tango In Paris bị cấm chiếu ở rất nhiều nước, bộ phim vẫn rất thành công khi nhận 3 đề cử Oscar, trong đó có giải Nam chính xuất sắc cho Marlon Brando và giải đạo diễn cho Bernardo Bertolucci.
2. In the Realm of the Senses
In the Realm of the Senses xoay quanh cuộc đời cô gái bán dâm tên Abe Sada, có quan hệ nhục cảm mãnh liệt với ông chủ khách sạn tên Ishida. Vào thời điểm công chiếu năm 1976, bộ phim vướng phải rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là hà khắc do tần suất cảnh nóng xuất hiện dày đặc. Ngay cả những quốc gia được coi là có tư tưởng mới, nền văn hóa mở như Anh, Đức, Canada... cũng cấm chiếu bộ phim này.
Tuy nhiên, In the Realm of the Senses không đơn thuần là một bộ phim cấp ba rẻ tiền mà sau đó là câu chuyện đáng suy ngẫm về số phận người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản xưa. Áp lực từ xã hội khắt khe, sự độc đoán từ những người đàn ông gia trưởng ép họ luôn phải phục tùng và cam chịu. Sự buông thả trong tình dục của Abe Sada tạo nên hình ảnh người phụ nữ nổi loạn, phá tan mọi định kiến cũ xưa.
Từng gặp nhiều rào cản với hình ảnh và nội dung nhưng sau này, In the Realm of the Senses lại được công nhận là tác phẩm nghệ thuật, để lại nhiều tầng suy nghĩ cho khán giả.
3. The Handmaiden
The Handmaiden lấy bối cảnh những năm 1930 khi Hàn Quốc đang là thuộc địa của Nhật Bản, nội dung xoay quanh cuộc sống của một tiểu thư quý tộc. Cuộc sống bắt đầu trở nên đảo lộn khi cô bất ngờ vướng vào mối quan hệ đồng tính.
Bên cạnh các yếu tố ly kỳ, bí ẩn; bộ phim còn chứa khá nhiều cảnh nóng; đặc biệt là cảnh nóng đồng tính - một chủ đề đến nay vẫn gặp nhiều quan điểm và cái nhìn khắt khe.
Mặc dù vậy, The Handmaiden vẫn được đánh giá cao về mặt nghệ thuật; giành được nhiều giải thưởng danh giá trong nước, đặc biệt là gây chấn động tại LHP Cannes lần thứ 69.
4. The Dreamers
Bộ phim vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về những kẻ mộng mơ; có tuổi trẻ, có tự do và phóng khoáng với chính bản thân mình.
Nhân vật chính của phim: Matthew, Theo và Isabelle; ba sinh viên tương đồng nhau về suy nghĩ và tư tưởng, đều muốn thoát vỏ kén và sống thật với bản thân mình. Họ cùng nhau làm những điều có vẻ điên dồ đến mức biến thái, bằng việc chơi trò chơi và người thua phải thực hiện những hình phạt mang đậm tính dục vọng từ hai người còn lại.
Những hành động có phần ngông cuồng và táo bạo trong bộ phim đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Người ủng hộ thì cho rằng mọi người hãy sống thật với bản năng, dám phá vỡ những định luật và rào cản của xã hội. Người chỉ trích thì phê phán lối sống buông thả đồng thời lo lắng vì sợ ảnh hưởng lệch lạc đến suy nghĩ của những người trẻ sau này. Mặc dù vậy, xét về tính nghệ thuật, The Dreamersvẫn được đánh giá là bộ phim đáng xem, ẩn nhiều lớp suy nghĩ đằng sau lớp vỏ ngang tang.
5. Eyes Wide Shut
Eyes Wide Shut xoay quanh câu chuyện của bác sĩ Bill Harford (Tom Cruise) và vợ anh, Alice (Nicole Kidman). Cả hai đều nhận thấy cuộc hôn nhân của họ đang gần bờ vực thẳm khi Alice luôn suy nghĩ về người đàn ông khác khi ở cạnh chồng còn Bill thì thỏa mãn bản thân với các thú vui tình dục bên ngoài.
Bộ phim được quay khi Tom và Nicole vẫn đang là vợ chồng. Bởi vậy, những cảnh quay nhạy cảm được thực hiện tự nhiên không gặp chút khó khăn nào. Thậm chí, cuộc hôn nhân của họ còn được đưa lên màn ảnh, cụ thể, Tom giữ các thói quen thường ngày của mình và Nicole phản ứng lại với chồng như đời thực.
Khi công chiếu, Eyes Wide Shut cũng nhận về hai luồng ý kiến trái chiều. Nửa ủng hộ, nửa phản đối do lạm dụng cảnh nóng. Mặc dù vậy, bộ phim vẫn mang về nguồn thu lớn cùng nhiều giải thưởng vô cùng danh giá; chỉ tiếc là đạo diễn Stanley Kubrick không kịp chứng kiến thành công này. Ông qua đời tháng 3/1999, chỉ 6 ngày sau khi nộp bản thảo cuối cùng cho hãng phim; và đáng tiếc không kém là cặp đôi Tom - Nicole cũng chia tay sau hai năm phim công chiếu.
Theo 2sao.vn
Đường đến Oscar 2019: Điểm qua 10 ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Phim hay nhất Dịp cuối năm cũng là thời điểm mà người ta nhắc đến Oscar diễn ra vào đầu năm sau. Dù còn nhiều tác phẩm chưa được ra mắt, nhưng hãy điểm qua 10 cái tên xứng đáng có được đề cử cho hạng mục Best Picture (Phim hay nhất) tại giải thưởng điện ảnh cao quý nhất hành tinh vào năm sau. Trước...