Vingroup phát triển phần mềm chẩn đoán bệnh qua ảnh X quang
Nhóm nghiên cứu Phân tích Hình ảnh Y tế thuộc Tập đoàn Vingroup đã xây dựng thành công phiên bản thử nghiệm phần mềm tự động đọc và hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua ảnh X quang lồng ngực.
Việc chẩn đoán bệnh qua hình ảnh y tế (như ảnh X quang, cắt lớp, cộng hưởng từ…) thường được thực hiện thủ công bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Các bác sĩ đôi khi có thể bỏ sót những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng do hạn chế mắt thường, áp lực về thời gian, số lượng bệnh nhân, cũng như cường độ công việc… từ đó ảnh hưởng tới độ chính xác.
Nhằm khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu Phân tích Hình ảnh Y tế thuộc Công ty VinTech (Tập đoàn Vingroup) đã đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh. Bước đầu, công nghệ này đã áp dụng thành công trong việc chẩn đoán ảnh X quang lồng ngực, cũng là loại chuẩn đoán phổ biến và có nhu cầu lớn nhất hiện nay (chiếm tới 70-80%).
Sử dụng AI để chẩn đoán bệnh qua ảnh X-quang (ảnh: NVIDIA)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quý Hà – Trưởng nhóm Phân tích Hình ảnh Y tế (Viện Big Data), nếu dựa vào tiêu chí đánh giá của ngành y tế, cả độ nhạy và độ đặc hiệu của thuật toán đều đạt trên 90%, thậm chí trên 95% đối với một số mặt bệnh. Còn nếu dựa vào tiêu chí tốc độ, nếu như để đọc một ảnh chụp X quang bác sĩ sẽ cần 5-10 phút thì máy đọc chỉ mất 2-5 giây.
Tuy đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu, nhưng thuật toán đang được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu mở của nước ngoài. Nếu có thể thu thập dữ liệu ảnh y tế của người Việt thì độ chính xác và khả năng ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam sẽ thực sự cao. Khó khăn hiện nay là việc thu thập dữ liệu y tế không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai. Với mỗi loại bệnh, thuật toán cần có ảnh chụp từ khoảng 100.000 – 200.000 bệnh nhân, một con số không hề nhỏ.
Để giải quyết bài toán về dữ liệu đầu vào, Viện Big Data đã ký Biên bản ghi nhớ Hợp tác với Cục Công nghệ thông Thông tin – Bộ Y tế, thống nhất phối hợp trong việc xây dựng các quy định về trao đổi dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh của người dân giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các tổ chức, cá nhân phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Y tế.
Viện Big Data hợp tác với Bộ Y tế để trao đổi dữ liệu khám bệnh
“Dữ liệu sau khi được chuẩn hóa và chú giải đầy đủ sẽ không mang bất kỳ thông tin cá nhân nào và sẽ được chia sẻ rộng rãi cho cộng đồng. Khi phần mềm hoàn thiện, các bệnh viện có thể được sử dụng miễn phí. Các bác sĩ sẽ được hỗ trợ tối đa, giảm thiểu thời gian đọc ảnh. Ở các bệnh viện tuyến dưới, nơi không có nhiều chuyên gia, thì việc áp dụng AI sẽ tăng đáng kể cơ hội cho người bệnh được tiếp cận với phương pháp chẩn đoán hiện đại, giúp các bác sĩ có thêm thông tin hữu ích để quyết định liệu pháp điều trị”, GS Vũ Hà Văn – Viện trưởng Viện Big Data nói.
Video đang HOT
Khi hoàn thành sản phẩm, một phương án khả thi là triển khai hệ thống chẩn đoán từ xa áp dụng công nghệ điện toán đám mây. Người dùng sẽ được cấp tài khoản và chỉ cần gửi hình ảnh đến sẽ có kết quả đọc gửi lại ngay sau đó. Cách làm này có lợi là chi phí rẻ và các bệnh viện không cần đầu tư cơ sở hạ tầng riêng.
GS Vũ Hà Văn cũng chia sẻ, để đưa phần mềm vào sử dụng còn rất nhiều việc phải làm. Ngoài việc thu thập dữ liệu của người Việt, còn các vấn đề pháp lý và thủ tục cấp phép. Mục đích của chúng tôi là phần mềm phải đạt được tiêu chuẩn quốc tế và trở nên hữu ích với các bệnh viện trong nước. Chúng tôi sẽ hướng đến các chẩn đoán cần thiết cho môt số bệnh nguy hiểm và thường gặp tại Việt Nam như các loại ung thư hay các bệnh về tim mạch, thần kinh và tiểu đường.
Theo GenK
Chuyển hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cách mạng 4.0
Cuộc cách mang công nghiệp lần thứ 4 đã và đang phát triển một cách hết sức nhanh chóng, với nền tảng công nghệ số tích hợp, công nghệ thông minh: tự động hóa, internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại thì nước đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Đứng trước yêu cầu đó, ngành giáo dục, đặc biệt là các trường đại học, cũng đang có những chuyển hướng mạnh mẽ, với sự vào cuộc trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhân lực sẽ là một lợi thế Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại". Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng
Mở ngành học mới
Mùa tuyển sinh năm 2019 ghi dấu sự ra đời của hàng loạt ngành học mới của các trường, từ khối kinh tế đến kỹ thuật, công nghệ, thậm chí cả các ngành xã hội. Điểm chung của các ngành học mới này là đều hướng tới hội nhập toàn cầu và ứng dụng công nghệ hiện đại như IoT, Al, Big data.. đáp ứng nhu cầu nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0.
Lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện ngành học Robot và trí tuệ nhân tạo khi Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh công bố sẽ tuyển sinh đào tạo ngành học này trong năm 2019.
Theo ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, robot và trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường lao động trên thế giới, thay thế rất nhiều ngành. Đây là bước đi đầu tiên của trường để đáp ứng được yêu cầu của kỷ nguyên số. Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo có đặc điểm tính liên ngành cao, tích hợp kiến thức nhiều lĩnh vực, là ngành học xuyên ngành vì có sự phối hợp của ba khoa là Cơ khí, Điện-điện tử và Công nghệ thông tin. Từ đó giúp sinh viên có kỹ năng không chỉ của một ngành mà tích hợp nhiều ngành, là yếu tố quan trọng nhất mà cách mạng 4.0 đòi hỏi ở người lao động. "Đây là bước đột phá trong tư duy về ngành nghề ở bậc đại học trong kỷ nguyên số", ông Dũng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng tham quan Triển lãm "Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học-doanh nghiệp".
Cũng do có tính liên ngành nên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ không thuộc một khoa nào cụ thể của trường. Là ngành học mới và đào tạo phức tạp nên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tuyển 20 chỉ tiêu, dành cho những học sinh giỏi, có điểm thi THPT quốc gia đạt 24 điểm trở lên ở khối A, A1 và ưu tiên học sinh trường chuyên. Sinh viên theo học sẽ được miễn học phí hoàn toàn, ngành được đào tạo bằng tiếng Anh do giáo viên Việt Nam và quốc tế giảng dạy.
Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) cũng công bố mở tới 7 chương trình học mới trong năm 2019, gồm: Phân tích kinh doanh, Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Quản trị kinh doanh điều hành thông minh, Quản trị chất lượng và đổi mới, Quản trị khách sạn quốc tế. Tất cả các chương trình mới này đều mang tính chất liên thông quốc tế và được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Giáo sư Trần Thọ Đạt (Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân) chia sẻ, đây là các ngành học mang tính liên ngành, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng 4.0 và kinh tế số hiện nay. Các ngành mới này được nhà trường xây dựng dựa trên phân tích nhu cầu của thị trường lao động, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các trường đại học đối tác. Trường cũng tổ chức các buổi tọa đàm riêng cho từng ngành, mời đại diện các doanh nghiệp đến để trao đổi, góp ý.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng mở mới ba ngành học xã hội hóa chất lượng cao là Báo chí, Quản lý thông tin và Khoa học quản lý. Các ngành học này đều hướng tới hội nhập quốc tế với chương trình hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và cam kết về trình độ cao về ngoại ngữ.
Đẩy mạnh gắn kết ba nhà trong đào tạo
Không chỉ xây dựng các chương trình đào tạo mới, các trường đại học cũng đang đẩy mạnh việc kết hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo để tăng thời lượng thực hành, đưa đào tạo lý thuyết bắt kịp thực tiễn yêu cầu lao động, nhất là trong bối cảnh công nghệ thay đổi từng ngày. Đặc biệt, việc đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp không chỉ là chủ trương của các đại học mà còn có sự vào cuộc của cả Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp là vấn đề không mới và đã có nhiều sự hợp tác trong thời gian qua, nhưng chủ yếu mới là sự hỗ trợ của doanh nghiệp cho nhà trường như cấp học bổng, giúp sinh viên thực tập...
Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế đang chuyển sang số hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước, thì vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường càng phải trở thành nhu cầu tự thân, vì sự phát triển chung. Các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhìn trường như các bạn hàng, hợp tác cùng có lợi.
"Chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như hiện nay. Bởi vậy, chương trình đào tạo của các trường phải thiết kế theo nhu cầu và tính đến sự thay đổi. Sinh viên phải được nhúng mình vào hoạt động của các doanh nghiệp", ông Nhạ nói.
Khẳng định vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc đưa đào tạo đại học gắn chặt với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để sự kết hợp này có hiệu quả hơn, Nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách để khơi thông hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Các chính sách cụ thể như ban hành quy định về cơ chế liên kết đào tạo nhà trường-doanh nghiệp; cơ chế giải ngân kinh phí đầu tư khoa học kỹ thuật; cơ chế hỗ trợ, ưu tiên cho các doanh nghiệp có hoạt động hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học; cơ chế đặt hàng trong đào tạo và nghiên cứu khoa học...
Trước ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ và các bộ ngành liên quan sẽ có trách nhiệm đồng hành với doanh nghiệp, nhà trường, rà soát chính sách, tham mưu cho Chính phủ, thay đổi chính sách trong thẩm quyền để đảm bảo về cơ chế cho hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả. Ông Nhạ cũng bày tỏ sự tin tưởng khi có sự gắn kết chặt chẽ ba bên: nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, sẽ đẩy mạnh hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát triển đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học
Song song với hoạt động đào tạo đại học, đẩy mạnh đào tạo sau đại học và phát triển nghiên cứu trong các nhà trường cũng là một chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đạo trong tình hình mới. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một loạt hội nghị, hội thảo, tọa đàm liên quan đến vấn đề này để tìm hướng phát triển hơn nữa việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện Bộ đang xây dựng nhiều văn bản liên quan đến vấn đề này, trong đó đặc biệt chú trọng tới vấn đề xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo cho giảng viên, sinh viên trong các nhà trường.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu, gần gấp đôi so với con số 491 nhóm trong năm học 2016-2017. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm nghiên cứu thì số lượng công bố quốc tế của Việt Nam cũng có những chuyển biến đột phá về chất lượng. Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả nước hết sức khiêm tốn, chỉ trên 2.300 bài, gồm cả công bố của các viện nghiên cứu và các trường đại học. Nếu tính trong 5 năm, từ 2011 đến 2015, Việt Nam mới có trên 10.000 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập thuộc Đại học Duy Tân, tính từ năm 2017 đến tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam đã là trên 10.500 bài, vượt cả con số bài công bố quốc tế của cả nước trong 5 năm cộng lại trước đó.
"Các trường có kết quả nghiên cứu tốt chủ yếu do hình thành được các nhóm nghiên cứu, nhưng là sự hình thành tự phát, chưa có cơ chế chính sách cho vấn đề này. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế nhóm nghiên cứu mạnh có ý nghĩa rất lớn, như tổ bám của các hoạt động nghiên cứu trong nhà trường," Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Chia sẻ về những đổi mới trong định hướng đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0, phó giáo sư Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lạc quan cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển của khu vực. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng: "Nhân lực sẽ là một lợi thế Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại".
Theo ngày nay
Một chương trình bot có thể tự động sửa lỗi phần mềm với chất lượng ngang với con người Các bản vá lỗi phần mềm mà chương trình bot đó tạo ra đã được các nhà kiểm duyệt trên GitHub chấp nhận đưa vào code base, khi họ tưởng rằng nó do một nhà phát triển con người tạo nên. Các chương trình máy tính hiện đại ngày nay đã trở nên phức tạp đến mức việc nó phát sinh lỗi trong...