VinFast sắp chế tạo xe bán tải?
Hình ảnh kiểu dáng công nghiệp của mẫu xe VinFast mới cho thấy nhà sản xuất Việt Nam có dự định chế tạo một mẫu bán tải trong vài năm tới.
Trong công báo sở hữu công nghiệp mới của Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast đã được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho hàng loạt mẫu xe mới, gồm cả xe hai bánh và ô tô. Đáng chú ý trong đó chính là một mẫu thiết kế xe bán tải mang thương hiệu Việt Nam.
Theo đó, kiểu dáng độc quyền của xe bán tải VinFast đã được cấp bằng độc quyền vào ngày 8/10 nhưng đến ngày 25/11 mới được công bố. Có thể thấy, tác giả của bản mẫu này là ông Filippo Perini, Giám đốc Thiết kế của studio nổi tiếng Italdesign.
Kiểu dáng công nghiệp độc quyền của xe bán tải VinFast.
Bản phác họa sơ lược của mẫu xe này cho thấy hình dáng khá bề thế và cứng cáp. Phần đầu và đuôi sở hữu hai logo chữ V đặc trưng kèm theo phần đồ họa trang trí phía dưới cũng có dạng chữ V cách điệu, giúp cho cái nhìn đồng bộ trước sau khá tốt.
Hai bên thân xe được trang trí bởi một số đường gân dập chìm hoặc nổi kết hợp với dầu xe lớn và vuông vức khiến mẫu bán tải này trông rất mạnh mẽ. Khoang cabin xe được phân bổ nhiều cho hàng ghế trước với cánh cửa trước lớn hơn khá nhiều so với cánh phía sau trong khi thùng xe được làm khá dài.
Theo thông tin trong văn bản này, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của mẫu xe bán tải VinFast đã được nộp từ ngày 14/1/2019, khi đó nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa mở bình chọn dòng xe Premium mới. Ít ngày sau, hình ảnh một mẫu bán tải lạ xuất hiện trong trang bình chọn SUV hạng D đã khiến nhiều người bất ngờ.
Video đang HOT
Thiết kế xe bán tải VinFast xuất hiện trong danh sách bình chọn trước đây.
So sánh với thiết kế xe bán tải được bình chọn trước đây, hình ảnh phác thảo trong bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mới có rất nhiều đường nét tương đồng. Điều đáng chú ý là mẫu thiết kế đã không nhận được bình chọn nhiều nhất khi đó. Công bố 7 mẫu xe được lựa chọn nhiều nhất của VinFast không hề nhắc đến mẫu bán tải nào.
Ngoài ra, chưa có thông tin cụ thể về những chi tiết kỹ thuật của xe. Việc sản xuất một mẫu bán tải không hề dễ dàng trong bối cảnh VinFast chưa phát triển được nền tảng ôtô cho riêng mình; trong khi đó, các hãng xe trên thế giới đang chuyển hướng dùng hệ thống khung gầm liền (Unibody) cho xe bán tải mới thay vì dạng khung gầm tách rời truyền thống (Body-on-frame).
Công báo sở hữu công nghiệp mới của Cục Sở hữu trí tuệ cũng đề cập đến ngày hết hạn hiệu lực của kiểu dáng này là 14/1/2024. Do đó, VinFast nhiều khả năng sẽ hiện thực hóa thiết kế mẫu xe bán tải của mình trong thời gian tới. Liệu thị trường Việt Nam sẽ đón nhận một mẫu bán tải nội địa? Tất cả sẽ rõ ràng trong 2,3 năm nữa.
Đại sứ quán Áo sử dụng VinFast Lux A2.0 làm xe công vụ
Đại sứ quán Áo là cơ quan ngoại giao cấp quốc gia đầu tiên mua và sử dụng chiếc ô tô do người Việt sản xuất.
Người dân sống ở khu vực phố Quang Trung (Hà Nội) gần đây thường xuyên bắt gặp một chiếc ô tô mới gắn biển ngoại giao, cắm quốc kỳ Cộng hòa Áo ra vào Đại sứ quán (ĐSQ) nước này. Điều đặc biệt ở chỗ đây là chiếc xe gắn logo hình chữ V quen thuộc của hãng xe Việt: VinFast Lux A2.0.
Theo tìm hiểu, đây là chiếc xe mới được ĐSQ Áo tại Việt Nam mua để phục vụ công việc. Như vậy, ĐSQ Áo chính là cơ quan ngoại giao cấp quốc gia đầu tiên mua và sử dụng chiếc ô tô do người Việt sản xuất.
Đây là điều đáng tự hào với một hãng xe mới như VinFast, bởi các ĐSQ vốn rất kĩ tính và cực kì chặt chẽ khi chọn sử dụng phương tiện đi lại. Theo Tiến sĩ Trần Tuấn Linh - một cựu chuyên viên làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao, do đặc thù công việc, văn phòng các ĐSQ, lãnh sự quán nói chung khi chọn mua ô tô đều rất coi trọng tiêu chuẩn an toàn và khả năng vận hành của chiếc xe.
Các tiêu chí này có lẽ không làm khó VinFast Lux A2.0, bởi ô tô thương hiệu Việt lấy nền tảng (platform) BMW vốn nổi tiếng ổn định, đầm chắc. Chiếc sedan hạng E này được người dùng khen ngợi về tính chống ồn cao và động cơ tăng áp được tinh chỉnh từ động cơ BMW, mang tới độ vọt tốt. Đặc biệt, mức độ an toàn của VinFast Lux A2.0 đã được Chương trình đánh giá xe mới uy tín bậc nhất ASEAN NCAP đánh giá 5 sao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các cơ quan ngoại giao.
Tuy nhiên, các ĐSQ thường lựa chọn xe nhập khẩu bởi các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế. Theo quy định, các cơ quan đại diện ngoại giao có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; được tạm nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy. Do đó, nếu mua xe nhập theo chủng loại được quy định cụ thể, ĐSQ có thể sở hữu một chiếc xe sang có thương hiệu mạnh với chi phí tốt hơn nhiều khi mua xe tại Việt Nam.
Đặc biệt, cũng theo vị này, các cơ quan ngoại giao luôn có nguyên tắc bất thành văn trong việc dành ưu tiên số 1 cho các dòng xe xuất xứ từ nước mình. Đó không đơn giản chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là sản phẩm thể hiện nhiều giá trị truyền thống và hình ảnh của riêng từng quốc gia.
Với phần còn lại, tức là những quốc gia không có các hãng ô tô bản địa (như Áo), mức độ ưu tiên bao giờ cũng là những chiếc ô tô xuất xứ từ nơi liên quan mật thiết tới nước họ. Đó là lí do nhiều nước ở châu Âu không có nền công nghiệp ô tô của riêng mình nhưng sẽ chọn những chiếc xe đến từ những nước cùng sử dụng đồng euro. Thông thường, các dòng xe sang của Đức là Mercedes, BMW sẽ được chọn bởi đáp ứng được tất cả các tiêu chí cần có.
Vì thế, việc ĐSQ Áo chọn ô tô thương hiệu Việt VinFast mà không theo thông lệ truyền thống có thể nói là điều khá bất ngờ.
"Điều ấy chứng tỏ những chiếc xe VinFast được đặt ngang hàng với những chiếc xe hàng đầu thế giới, thậm chí có thể khiến người mua thay đổi những quan niệm cũ", vị cựu chuyên viên ngoại giao nhận định.
Một nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ, sau khi nhận xe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Áo tại Việt Nam Thomas Schuller Gotzburg đã gửi một bức thư ngắn tới VinFast để cảm ơn, trong đó bày tỏ lí do cho quyết định của cơ quan này. "Đại sứ quán Áo chọn VinFast Lux A2.0 vì chất lượng cao và thiết kế hiện đại", vị đại sứ nêu rõ.
Ông cũng tỏ ra hài lòng với "đội ngũ nhân viên và dịch vụ chuyên nghiệp" đã giúp Đại sứ quán Áo nhận xe nhanh chóng và không có bất kì sự cố nào.
Theo TS Trần Tuấn Linh, những chiếc xe ngoại giao cắm lá cờ đỏ, trắng của nước Áo có thể chỉ là khởi đầu của VinFast: "Trên đường phố Việt Nam, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều chiếc VinFast với những lá cờ của các quốc gia khác nhau. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu khi ô tô thương hiệu Việt đã được một cơ quan ngoại giao như ĐSQ Áo tin tưởng và tiên phong sử dụng làm xe công vụ"./.
Tràn ngập ưu đãi, doanh số bán VinFast lại giảm Áp dụng hàng loạt các chính sách ưu đãi nhưng doanh số bán hàng của VinFast vẫn giảm hơn 20% trong tháng 10. Fadil tăng trưởng trong bối cảnh doanh số VinFast có dấu hiệu giảm sút - Ảnh minh hoạ. Kết quả bán hàng vừa được nhà sản xuất ô tô nội địa VinFast công bố cho thấy, trong tháng 10/2020 doanhnghiệp...