VinFast “đi ngược” trên thị trường ô tô vì quyền lợi khách hàng
Giống như mọi sản phẩm công nghệ khác, hầu như mẫu ô tô nào khi xuất ra thị trường cũng đều mất giá, trung bình 10%/năm.
Đó là chưa kể việc nhà sản xuất luôn có xu hướng giảm giá các mẫu xe cũ, khiến chỉ sau vài năm đã khấu hao gần hết giá trị. Nhưng hãng “ xe hơi quốc dân” VinFast lại có chính sách “đi ngược” nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Mua xe 3 năm, mất hàng trăm triệu khi bán lại
Sau 3 năm sử dụng chiếc sedan hiện tại, vì nhu cầu của gia đình tăng lên, anh Nguyễn Hoàng Long (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) muốn đổi sang một chiếc SUV. Thông qua bạn bè, anh được giới thiệu cho một “trùm” kinh doanh xe hơi cũ có tiếng ở Hà Nội. Nhưng anh Long phát hoảng khi được người này định giá chiếc xe.
Cuối năm 2016, anh Long mua xe với giá 620 triệu đồng. Tính cả các khoản phí, anh phải bỏ ra tổng cộng 720 triệu để xe được lăn bánh. Vậy mà chỉ sau 3 năm, khối tài sản này chỉ được định giá 440 triệu đồng.
“Tôi không nghĩ là chiếc xe lại mất giá nhanh như thế”, anh Long ngậm ngùi. “Người ta nói với tôi rằng, trung bình mỗi năm, môt mâu xe se mât đi 10% gia tri so vơi năm trươc đo. Năm đâu tiên xe thương mât gia nhiêu hơn so vơi nhưng năm sau. Vơi nhưng dong xe Nhât, gia tri khâu hao thường là 15%, còn vơi nhưng dong xe khác là khoang 20-25%.”
Sau khi tìm hiểu kỹ và biết rằng đây là thông lệ thị trường, anh Long đành chấp nhận bán xe với giá thấp hơn hàng trăm triệu so với khi mua.
Anh Đinh Cường – chủ một đại lý ô tô cho biết, giống như mọi sản phẩm công nghệ khác, hầu như mẫu xe nào khi xuất ra thị trường cũng đều mất giá. “Chiếc xe bị mất giá trị vì nó bị coi là đã cũ, tính năng lỗi thời, đời xe thấp, hoặc xe đã bị va chạm trong quá trình sử dụng”, anh Cường giải thích.
Video đang HOT
“Quy luật” xe càng đi càng mất giá khiến nhiều người dù có nhu cầu thực sự nhưng vẫn dè dặt không dám mua xe. “Hãng nào giải quyết được vấn đề này theo tôi mới thực sự khôn ngoan”, anh Cường nhận định.
Xe Việt càng mua sớm càng lợi
Là cái tên mới góp mặt trên thị trường, dường như hãng xe Việt VinFast đã tìm ra “chìa khóa” của vấn đề để giải tỏa nỗi lo của khách hàng.
Theo chia sẻ của anh Phạm Hồng Đức (Đống Đa, Hà Nội), cuối năm 2018, anh đặt mua một chiếc VinFast Fadil phiên bản tiêu chuẩn với giá 370 triệu đồng. Tính thêm các loại thuế, phí, giá lăn bánh của xe là 442 triệu đồng. Lúc đó, nhiều người lo ngại cho sự lựa chọn “mua xe bằng niềm tin” của anh Đức và khuyên anh nên chờ thêm một thời gian để thăm dò phản ứng của thị trường.
Tuy nhiên, chỉ sau một năm, thực tế đã chứng minh những lo ngại đó là không cần thiết. Ở thời điểm hiện tại, để sở hữu chiếc xe như của anh Đức, người mua phải bỏ ra 471 triệu đồng. Như vậy, nhờ mua xe trước, anh Đức đã được hưởng giá rẻ hơn người mua sau tới 30 triệu đồng. Đó là chưa kể hàng loạt ưu đãi chưa từng có tại thị trường Việt Nam mà nhà sản xuất VinFast dành cho khách hàng.
“Hồi mới nhận xe, tôi được hãng tặng gói bảo hiểm thân vỏ, dán film cách nhiệt, bảo dưỡng, thay dầu 3 năm trị giá 23 triệu đồng. Mới đây nhất, VinFast tiếp tục tri ân khách hàng. Dù đã đặt mua xe từ năm ngoái và nhận xe được vài tháng, tôi vẫn được tặng voucher nghỉ dưỡng miễn phí tại Vinpearl trị giá 50 triệu đồng. Đặc biệt, VinFast còn miễn phí gửi xe 3 năm tại Vinhomes và các trung tâm thương mại Vincom. Phí gửi xe mỗi lần tuy nhỏ nhưng tính tổng ra lại là một khoản lớn, có thể lên tới 20 triệu/năm”, anh Đức hồ hởi chia sẻ.
Như vậy, thay vì bị chịu thiệt do khấu hao, sau một năm, anh Đức còn được lợi gần trăm triệu đồng. Ngay cả khi áp dụng thông lệ quốc tế khấu hao xe 15-20% sau năm đầu tiên, chủ nhân của chiếc Fadil vẫn còn lãi ít nhất 30 triệu đồng.
Giả mã chính sách bán hàng “độc, lạ” của VinFast
Quả thật, VinFast có một chính sách bán hàng rất khác biệt. Thời gian đầu ra mắt, VinFast áp dụng mức giá bán đặc biệt cho khách hàng với tên gọi “3 Không cộng ưu đãi”, thấp hơn từ 20-40% giá trị thật của xe, nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm thời gian tiếp cận, trải nghiệm và mua xe với mức giá tốt.
Cũng ngay từ khi ra mắt, VinFast đã công bố lộ trình tăng giá hướng tới việc tính đúng, tính đủ giá trị xe. Đợt tăng giá mới nhất là tháng 10/2019. Theo đó, giá bán của hai mẫu xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 đồng loạt tăng thêm 50 triệu đồng. Dù vậy, đây vẫn là mức giá chưa bao gồm chi phí đầu tư, chi phí tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp, chỉ giảm dần phần ưu đãi cộng thêm.
Anh Đinh Cường cho rằng, VinFast đang đi ngược lại với xu thế chung của thị trường. Như trường hợp của anh Long, người mua đã bị thiệt hại “kép”, cả do khấu hao xe và do nhà sản xuất giảm giá bán. Thời điểm hiện tại, giá công bố của chiếc xe chỉ còn 570 triệu đồng, thay vì mức 620 triệu đồng của 3 năm trước.
“Nó cho thấy ngay từ đầu, nhà sản xuất đã định giá sản phẩm cao hơn thực tế. Trong marketing, người ta gọi đây là chiến lược định giá ‘hớt váng sữa’, tức là lúc mới tung sản phẩm ra, giá bán được đẩy lên rất cao để đạt được lợi nhuận cao. Sau đó, giá được giảm để tăng số lượng bán”, anh Cường phân tích.
“Định giá ô tô cũ ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng xe còn phụ thuộc vào giá cả thị trường của xe mới cùng loại. Với việc hãng VinFast tăng giá bán theo lộ trình thì rõ ràng xe cũ sẽ không lo bị mất giá. Đó là chưa kể hàng loạt chính sách ưu đãi mà hãng này dành cho người mua. Trong trường hợp này, VinFast đang nhận phần thiệt về mình để khách hàng được hưởng lợi”, anh Cường nói thêm.
Theo Danviet
VinFast gia nhập VAMA, sẽ công bố doanh số định kỳ
Tuy VinFast chưa công bố nhưng theo VAMA thông báo, hãng xe Việt đã chính thức gia nhập Hiệp hội.
VinFast chính thức gia nhập Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
Sáng 11/10, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra thông báo việc chính thức thêm VinFast vào danh sách thành viên của mình. Tuy nhiên, doanh số của VinFast chưa được cập nhật mà mới chỉ thay đổi tên hãng từ General Motors Việt Nam (GMV) sang VinFast do hãng xe Việt đã tiếp quản thương hiệu này.
Trao đổi với Xe Giao thông, đại diện VinFast xác nhận thông tin hãng đã chính thức gia nhập VAMA. "VinFast thời gian tới sẽ tham gia triển lãm ô tô Việt Nam. Các nhà sản xuất tham gia triển lãm này đều là thành viên của VAMA hoặc VIVA nên VinFast muốn tham gia cũng phải có tư cách thành viên của 1 trong 2 hiệp hội đó nên VinFast cũng làm thủ tục, hồ sơ đăng ký để làm thành viên VAMA đã được một thời gian. Tuy chưa nắm được thông tin VAMA phát đi thông báo về việc VinFast chính thức là thành viên từ khi nào nhưng đến thời điểm hiện tại, VinFast đã chính thức trở thành thành viên của VAMA rồi", đại diện hãng chia sẻ thêm.
Về việc vì sao chưa công bố doanh số bán xe VinFast mà mới chỉ có xe Chevrolet, đại diện của hãng cho hay, thời gian tới VinFast cũng sẽ công bố doanh số cũng như thực hiện đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ của một thành viên VAMA.
Đối với ô tô hiện nay, VinFast bán ra thị trường 3 mẫu xe gồm 1 xe cỡ nhỏ, 1 sedan và 1 mẫu SUV là Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0. VinFast Fadil được bán ra với 2 phiên bản là tiêu chuẩn giá 394,9 triệu đồng và nâng cao giá 423 triệu đồng. Còn VinFast Lux A2.0 và SA2.0 sẽ có 3 phiên bản là tiêu chuẩn, nâng cao và cao cấp. VinFast Lux A2.0 tiêu chuẩn có giá 1,04 tỷ đồng, bản nâng cao giá 1,128 tỷ đồng và bản cao cấp giá 1.278,7 - 1.289,7 triệu đồng tùy màu da nội thất. Giá bán các phiên bản tương tự cho VinFast Lux SA2.0 lần lượt 1.464,6 triệu đồng, 1.549 triệu đồng và 1.738 - 1.749 triệu đồng (tùy màu da nội thất). Giá bán đã bao gồm VAT.
Theo Giaothong
VinFast và khách Việt - 'tuần trăng mật' đã qua Khi "tinh thần dân tộc" đã nguội sau một năm ra mắt, VinFast phải cạnh tranh với hơn 20 hãng xe khác bằng giá, chất lượng, tính năng. Ngày 8/8, VinFast bắt đầu áp dụng cách bán hàng mới cho Fadil, từ việc cho khách tự do lựa chọn option, hãng cố định 2 phiên bản Base và Plus. Ngày 30/8, hãng thông...