VinFast đang phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng trên từng chiếc xe bán ra thị trường
Lần đầu tiên VinFast công khai mức giá cấu thành của các mẫu xe đang sản xuất và bán ra. Dù tăng giá hai lần liên tiếp, VinFast vẫn phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng trên mỗi chiếc xe bán ra trên thị trường.
Mỗi mẫu xe VinFast bán ra thị trường hãng xe Việt đều phải gánh lỗ.
Đây là thông tin được bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty VinFast tiết lộ với báo giới chiều nay.
VinFast đang bán ra thị trường 3 dòng xe riêng của thương hiệu là VinFast Fadil, mẫu SUV Lux SA 2.0 và sedan Lux A2.0. Liên tiếp trong tháng 10 và tháng 11, VinFast điều chỉnh tăng giá cho các dòng xe SUV Lux SA 2.0 và sedan Lux A2.0 với mức tăng khá cao. Điều này đi ngược lại với xu thế giảm giá mạnh của thị trường xe.
Thông tin đến báo chí, bà Vân Anh cho biết: “Đúng là VinFast đang đi ngược thông lệ thị trường, khi công bố tăng giá bán xe Lux trong tháng 10 và tháng 11, nhưng chúng tôi chỉ đang kiên định thực hiện kế hoạch của mình, khi từng bước đưa giá xe về mức 3 Không như đã công bố”.
Cũng theo Phó Tổng Giám đốc thường trực VinFast, với giá bán hiện tại, VinFast vẫn đang phải bù lỗ rất nhiều cho mỗi chiếc xe bán ra.
Bảng báo cáo giá thành ô tô VinFast
Video đang HOT
Phía VinFast lần đầu tiên công khai bảng tính chi tiết giá thành sản xuất và các khoản thuế phí của 3 mẫu xe ô tô VinFast. Theo đó, chiếc Lux A2.0 bản tiêu chuẩn ở thời điểm hiện tại có giá vốn là 980,6 triệu đồng. Trong đó, 783,7 triệu đồng là giá thành sản xuất, bao gồm các chi phí: nguyên vật liệu, vận chuyển, thuế nhập khẩu, sản xuất, bảo hành, lưu kho, bán hàng, quản lý…Tuy nhiên, xe phải gánh thêm 40% thuế tiêu thụ đặc biệt (tương đương 285,5 triệu đồng) và 10% thuế VAT (126,6 triệu đồng).
Với tổng cộng 412,1 triệu tiền thuế, giá xe thực tế (chính là giá 3 Không ở thời điểm hiện tại) bị đội lên mức 1,392 tỷ đồng. Với giá bán trên thị trường đang là 1,099 tỷ đồng, VinFast đang chịu lỗ gần 300 triệu đồng cho mỗi chiếc Lux A2.0 bán ra.
Đại diện VinFast cũng cho biết: “Sở dĩ mức giá 3 Không của xe Lux A2.0 ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với mức công bố khi ra mắt xe vào tháng 11/2018 (1,5 tỷ đồng, bao gồm VAT) là bởi chúng tôi đã nội địa hóa được nhiều linh kiện, đồng thời tối ưu hóa các quy trình sản xuất, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất và chi phí quản lý sản xuất. Trong thời gian tới, dựa trên tình hình thực tế chúng tôi sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cân bằng quyền lợi của người tiêu dùng và nhà sản xuất”.
Theo Ictnews
VinFast đang "định nghĩa lại" giá trị ô tô ở Việt Nam
Kết quả chứng nhận an toàn 5 sao cho hai mẫu xe dòng Lux và 4 sao cho dòng Fadil mà VinFast vừa nhận từ ASEAN NCAP đã cho thấy triết lí hoạt động của hãng xe Việt:
Làm thật tốt công việc của mình thay vì mất tập trung bởi những tranh cãi không hồi kết về sản phẩm. Các chuyên gia nhận định, bằng cách làm này, VinFast đang góp phần định nghĩa lại giá trị ô tô và làm thay đổi quan niệm của người Việt về phương tiện này.
Không hi sinh chất lượng để lấy giá
Chuyên gia ô tô Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) tiếp cận câu chuyện này từ góc độ giá xe VinFast. Ngay từ khi VinFast công bố giá cho các dòng xe vào tháng 11/2018, một bộ phận khách hàng cho rằng ô tô VinFast sản xuất trong nước nhưng giá cao, không đáp ứng được kì vọng về loại xe hơi "200 triệu hoặc thấp hơn" của người Việt. Tuy nhiên, chuyên gia Hải Kar tin rằng khi bắt đầu tham gia sản xuất ô tô, VinFast đã đi theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, và giá xe như vậy là hợp lí với chất lượng.
Chứng nhận an toàn ASEAN NCAP 5 sao là minh chứng cho chất lượng của các mẫu xe VinFast.
Ông Hải phân tích, hãng xe Việt chọn nền tảng BMW mặc dù biết chi phí sẽ cao. Đầu vào của VinFast là chuẩn châu Âu, giá trị cao nên "đầu ra" không thể rẻ như nhiều người nghĩ.
Ngoài ra, "VinFast hoàn toàn có thể hạ giá bán, nhưng đồng nghĩa thỏa hiệp với chất lượng sản phẩm thấp vì phải cắt bỏ đi các tính năng an toàn", chuyên gia Nguyễn Thanh Hải nói.
Lí giải về việc tại sao phải cắt bỏ các tính năng an toàn của xe để giảm giá bán, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thử làm một phép tính dựa trên các khoản thuế phí mà nhà nước đang áp lên một chiếc ô tô trên thị trường Việt Nam. Theo tính toán, một chiếc VinFast Lux A2.0 bán ra cho khách hàng với giá 1,04 tỉ đồng (từ tháng 11 là 1,099 tỉ đồng) nhưng thật ra nhà sản xuất đang thu hộ nhà nước tới 500 triệu đồng tiền thuế. Số "vốn" còn lại là chi phí cho hàng ngàn linh kiện, chi phí bán hàng... Bởi thế, nếu muốn làm thỏa mãn khách hàng về giá trong khi thuế phí chỉ là khoản thu hộ, nhà sản xuất sẽ cắt các tính năng an toàn.
Nhưng VinFast đã không làm như vậy. Lấy dẫn chứng về kết quả kiểm thử xe VinFast vừa được ASEAN NCAP công bố (5 sao cho 2 dòng Lux và 4 sao cho dòng Fadil), chuyên gia Hải Car cho rằng VinFast "rất chịu chơi và cầu toàn".
"Việt Nam không đòi hỏi tiêu chuẩn ASEAN NCAP thì VinFast không cần làm kiểm thử theo tiêu chuẩn này. Nhưng họ vẫn làm vì khách hàng. ASEAN NCAP chính là lời tái khẳng định cho chất lượng của xe VinFast", chuyên gia Hải Kar nói.
Thay đổi quan niệm của người Việt về ô tô
Nhiều người cho rằng VinFast khá mạo hiểm khi chủ động đưa xe tới 14 quốc gia thuộc 4 châu lục để kiểm thử chất lượng và độ an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là chương trình đánh giá xe mới ASEAN NCAP nổi tiếng với sự khắc nghiệt và tính khách quan.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành ô tô đều cho rằng không bất ngờ trước kết quả ASEAN NCAP 5 sao với dòng VinFast Lux và 4 sao với Fadil. "Xe VinFast đã mang trong mình ADN của BMW, chất lượng đầu vào chuẩn châu Âu thì không thể ra sản phẩm thứ cấp được", chuyên gia Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Đặc biệt, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng kết quả kiểm thử xe VinFast sẽ tác động tích cực tới thị trường ô tô tại Việt Nam. "Tôi tin kết quả sẽ góp phần thay đổi quan niệm của người Việt Nam khi chọn mua xe hơi", Tổng thư ký ASEAN NCAP Khairil Anwar Abu Kassim nhận định sau lễ trao chứng nhận cho VinFast.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Hải lí giải, khi đưa ra quyết định mua xe, người Việt thường ưu tiên chọn xe rẻ tiền, đơn giản, dễ sử dụng, phụ tùng thay thế giá rẻ và giữ giá thay vì tính tiện nghi, an toàn cùng những đặc trưng trong phong cách của phương tiện này.
Không hy sinh chất lượng để đổi lấy giá thành rẻ, VinFast đang tiên phòng trong một cuộc chơi mới và định nghĩa lại giá trị của một chiếc ô tô.
"Người Việt chưa mua xe đã tính đến chuyện bán. Trật tự ưu tiên vẫn là tính thanh khoản và chấp nhận hy sinh các tiêu chuẩn về an toàn hay cảm giác lái mà chiếc xe mang lại", chuyên gia Hải Kar nói.
Trong bối cảnh đó, ông Hải cho rằng VinFast đang dẫn dắt lại cuộc chơi, tạo ra một cú hích làm thay đổi quan niệm và thứ tự ưu tiên của người Việt với xe hơi mà chứng chỉ ASEAN NCAP là một chỉ dấu rõ rệt. Sự chủ động của VinFast trong câu chuyện này đã hướng người tiêu dùng biết quan tâm đến sự an toàn hơn, quan tâm đến cảm xúc và những gì phục vụ trực tiếp cho bản thân mình hơn là khả năng giữ giá của chiếc ô tô.
"VinFast đang định nghĩa lại giá trị ô tô tại Việt Nam. Sự thay đổi này cũng rất hợp lý khi điều kiện giao thông ở nước ta ngày càng phức tạp. Chất lượng sống dần tăng lên, người mua xe sẽ quan tâm hơn đến sức khoẻ và sự an toàn của bản thân và con cái họ", vị chuyên gia từng có nhiều năm kinh nghiệm làm marketing cho các thương hiệu xe sang của nước ngoài phân tích.
Theo Danviet
VinFast "đi ngược" trên thị trường ô tô vì quyền lợi khách hàng Giống như mọi sản phẩm công nghệ khác, hầu như mẫu ô tô nào khi xuất ra thị trường cũng đều mất giá, trung bình 10%/năm. Đó là chưa kể việc nhà sản xuất luôn có xu hướng giảm giá các mẫu xe cũ, khiến chỉ sau vài năm đã khấu hao gần hết giá trị. Nhưng hãng "xe hơi quốc dân" VinFast...