Vinatex xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 3,4 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn tăng 10% so với năm ngoái tập trung tại vào các thị trường lớn.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex) cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn ước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Có được kết quả này là do có sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn thuộc Vinatex như Tổng Công ty cổ phần Phong Phú; Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ; Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến; Tổng Công ty May 10; Tổng Công ty Đức Giang…
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường lớn đều giữ được mức tăng trưởng khá. (Ảnh: Internet)
Để đón đầu các cơ hội từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong năm nay, tập đoàn đã hoàn thành một loạt dự án sợi với qui mô lớn như: Dự án Nhà máy Sợi Phú Hưng giai đoạn 2; Nhà máy sợi Phú Cường, Nam Định, Dự án Khu liên hiệp dệt may Quế Sơn…
Dự báo, năm 2016 các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu khả quan, doanh thu toàn tập đoàn sẽ tăng 8% và lợi nhuận trước thuế có thể tăng 10% so với cùng kỳ năm nay./.
Video đang HOT
Chung Thủy
Theo_VOV
Sắp hết năm 2015: Xuất khẩu vẫn 'hụt hơi'
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, vấn đề nổi trội trong 11 tháng qua là xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, giá một số mặt hàng nông sản tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ.
Hiện một số tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cụ thể về hàng hóa cung ứng trong dịp Tết. Ảnh: Phan Thu.
Doanh nghiệp nội vẫn hụt hơi
Ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) trong buổi giao ban trực tuyến ngày 30-11 về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2015 cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt 152,5 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, 11 tháng, nhập siêu cả nước dự kiến ở mức 3,78 tỷ USD, bằng 2,5% kim ngạch xuất khẩu; trong đó khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu 18,78 tỷ USD, khối FDI xuất siêu gần 15 tỷ USD.
Nhìn lại kết quả thời gian qua, lãnh đạo Vụ Kế hoạch cho rằng, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kim ngạch chung. Một số mặt hàng tăng trưởng tốt như: Xuất khẩu điện thoại tăng 29,6%, hàng dệt may tăng 9,1%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 38,2%, giày dép tăng 16,3%...
Tuy nhiên, việc giá dầu thô giảm mạnh cộng với sự sụt giảm của nhóm hàng nông lâm sản và khoáng sản, đang gây áp lực lớn đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm nay. Theo đó, xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 45,4%, nhóm hàng nông lâm thủy sản ước đạt 18,9 tỷ USD, giảm 7,6% về giá so với cùng kỳ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cũng nhìn nhận, vấn đề nổi trội trong 11 tháng qua là xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, giá một số mặt hàng nông sản tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ.
"Chúng ta chỉ còn 1 tháng nữa để hoàn thành kế hoạch năm 2015 (kim ngạch xuất khẩu đạt 165 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ; kiểm soát nhập siêu ở mức 5% kim ngạch xuất khẩu), cho nên cần nhiều giải pháp mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản trong tháng cuối năm", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo đó, các vụ, cục chức năng cần đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách hành chính để giảm chi phí, hỗ trợ xuất khẩu.
Dồi dào hàng Tết
Kết thúc tháng 11 cũng là thời điểm các địa phương lên phương án chuẩn bị hàng Tết để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, được dự báo tăng cao hơn so với những tháng bình thường. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa cho dịp Tết, trong đó chú trọng yếu tố bình ổn giá nhằm đảm bảo hàng hóa cho dịp tết Nguyên đán sắp tới.
Một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng... có kế hoạch cụ thể về việc cung ứng hàng Tết. Ông Chu Xuân Kiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tập trung dự trữ hàng hóa Tết với tổng số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thuộc diện bình ổn đạt 2.556 tỷ đồng. Các loại hàng hóa như bánh mứt kẹo, rượu bia, sữa, thịt... đều được chuẩn bị tốt để đảm bảo đủ hàng hóa dự trữ cho dịp Tết.
Tại TP. HCM, công tác chuẩn bị hàng Tết cũng cơ bản hoàn tất. Theo ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, cơ cấu nguồn hàng phục vụ cho người dân thành phố là nguồn từ các doanh nghiệp bình ổn thị trường chiếm từ 30 đến 40%; nguồn cung từ chợ đầu mối chiếm khoảng 60-70%.
Tổng trị giá hàng hóa bình ổn giá năm nay vào khoảng 16.208 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm ngoái. Riêng trong tháng cao điểm tiêu thụ hàng Tết (từ 10-1-2016 đến 7-2-2016), tổng giá trị hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn 4.000 tỷ đồng.
Ông Tú nhấn mạnh thêm, dịp cận Tết là dịp có nhiều ngày nghỉ, đề nghị các đơn vị đảm bảo tăng cường cung cấp hàng hóa, ổn định thị trường, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Theo Báo Hải quan
11 tháng, giải ngân FDI đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 11 tháng, giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so vớicùng kỳ. Giải ngân vốn FDI vào các dự án trong 11 tháng qua tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái Tính theo năm, có lẽ chưa năm nào...