Vinasun tố Grab “đã lách né 13 điều kiện kinh doanh”
Vinasun cho rằng: Grab đã lách né 13 điều kiện kinh doanh trong đó có cả việc tiếp tục báo lỗ nhằm lách thuế.
Đại diện cho Grab (đứng giữa) cho rằng rất vô lí nếu Grab phải chịu trách nhiệm cho những biến động trên thị trường của các doanh nghiệp khác, bao gồm cả Vinasun.
Phiên xét xử chiều 18/10 toà cho hai bên đối chất nhau liên quan đến vấn đề giám định thiệt hại của Vinasun .
Trước đó do Grab không đồng ý kết quả giám định thiệt hại của hai công ty do Vinasun thuê nên đề nghị tòa lựa chọn. Tòa đã trưng cầu Công ty Giám định Cửu Long để tính toán thiệt hại của Vinasun.
Grab hỏi về số lượng đầu xe của Vinasun và cho rằng số tiền thiệt hại mà Vinasun cho là do Grab gây ra theo cách tính toán thiệt hại mà Công ty Cửu Long thực hiện là không chính xác. Một doanh nghiệp kinh doanh taxi có hơn 6.500 xe mà theo báo cáo trong năm 2016 chỉ có trung bình hai xe nằm bãi không kinh doanh mỗi ngày thì không thể bị thiệt hại do hoạt động của Grab gây ra. Đại diện Grab cho rằng, Vinasun mất khách hàng là do thái độ của tài xế, thời gian khách hàng phải bỏ ra khi chờ đón xe, chất lượng xe…
Tuy nhiên Vinasun khẳng định đó là một phần của những nguyên nhân gây thiệt hại của Vinasun, không thế cắt khúc ra để hỏi. Chính nguyên nhân khuyến mãi tràn lan, giá cước rẻ của Grab mới là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho Vinasun vì khách hàng bỏ Vinasun để chọn Grab.
Ông Trương Đinh Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun) nêu thêm, nếu việc giá rẻ hơn khi cùng điều kiện kinh doanh thì khác. Nhưng nhưng giá Grab rẻ hơn Vinasun là do Grab hoạt động như đơn vị kinh doanh vận tải, lách né 13 điều kiện kinh doanh, chịu mức thuế khác hẳn Vinasun: Grab chịu mức thuế dành cho 1 đơn vị công nghệ. Và do Grab vốn điều lệ chỉ 20 tỉ nhưng do báo lỗ trên 1.700 tỉ để trợ giá, khuyến mãi, tiêu diệt taxi truyền thống.
Phía Vinasun cho rằng: Một khi số liệu báo lỗ lớn hơn doanh thu thì nghĩa vụ thuế rất thấp so với doanh thu, số lượng phương tiện hoạt động Cụ thể năm 2014, Grabtaxi đạt doanh thu 1,5 tỷ đồng nhưng lỗ 51,7 tỷ đồng, nộp thuế 28 triệu đồng.
Video đang HOT
Năm 2015, Grabtaxi đạt doanh thu 33,7 tỷ đồng, báo lỗ 441,8 tỷ đồng, nộp thuế 11,4 tỷ đồng.
Năm 2016, Grabtaxi đạt doanh thu 193, 6 tỷ đồng, báo lỗ 444,7 tỷ đồng, nộp thuế 16,1 tỷ đồng.
Năm 2017, Grabtaxi tiếp tục báo lỗ 788 tỷ đồng nâng tổng số lỗ luỹ kế lên 1726 tỷ đồng, nộp thuế 73 tỷ đồng.
Trong khi cùng kỳ, Vinasun với số lượng xe chỉ bằng 1/6 – 1/8 số lượng xe của Grab đóng thuế năm 2014 là 43,6 tỷ đồng, năm 2015 là 312,2 tỷ đồng, năm 2016 là 312,8 tỷ đồng. Năm 2017, mặc dù khó khăn như vậy, người lao động bỏ đi, doanh thu giảm sút nghiêm trọng, Vinasun vẫn đóng góp vào ngân sách nhà nước 270,9 tỷ đồng. Khoản tiền trên chưa kể số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
“Cùng với đó việc Grab đốt nhiều tiền cho khuyến mại lớn nhưng vẫn duy trì vốn điều lệ chỉ có 20 tỷ đồng. Vậy mục đích ở đây là gì? Mục đích đầu tư phát triển Việt Nam hay là mục tiêu triệt tiêu các doanh nghiệp trong nước, chiếm lĩnh vị trí độc quyền rồi quay sang chèn ép người lao động, người tiêu dùng Việt Nam?”, đại diện Vinasun nói.
Phiên tòa tiếp tục vào sáng 19/10.
Yên Trang
Theo baogiaothong
'Đại chiến' Vinasun - Grab: Grab nói gì về việc 'phạt tiền tài xế'
Grab cho biết phạt tiền tài xế 'sẽ tốt hơn là ngừng kết nối hoặc chấm dứt hợp tác'. Trong khi phía Vinasun coi việc Grab 'phạt tiền tài xế' là dấu hiệu cho thấy Grab không phải 'chỉ cung ứng dịch vụ kết nối'.
Đại diện Vinasun (bìa trái) hỏi đại diện Grab (thứ 2, từ phải qua) ẢNH: PHAN THƯƠNG
Ngày 18.10, phiên tòa xử sơ thẩm vụ án "tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương VN - đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Vinasun(gọi tắt Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab), bước sang ngày thứ 2.
Đại diện ủy quyền của Vinasun là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun) và đại diện ủy quyền cho Grab là ông Jerry Lim (quốc tịch Singapore, là CEO Grab tại Việt Nam).
Grab có phạt tiền tài xế?
Khi đối đáp các bên, luật sư (LS) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vinasun tiếp tục xoay quanh câu hỏi có hay không câu chuyện Grab phạt tiền tài xế, nếu tài xế từ chối đón khách.
Trong ngày 17.10, phía Grab đã phản ứng khi Vinasun cho rằng Grab "phạt tiền tài xế".
Trong sáng 18.10, Grab cho biết vẫn có trường hợp Grab "phạt tiền tài xế" nhưng đối với một số tài xế thì "phạt tiền sẽ tốt hơn là ngừng kết nối hoặc chấm dứt, đây là nguyên tắc ứng xử đạo đức trong hợp tác của các bên".
LS của Vinasun đưa ra câu hỏi: "Trong thỏa thuận về biện pháp xử lý và mức bồi thường thiệt hại giữa Grab và đối tác, có nội dung, khi tài xế vi phạm, Grab buộc tài xế lên trụ sở của Grab để lập biên bản và nộp phạt. Trong thời gian chưa thực hiện đầy đủ thì thì Grab sẽ khóa hoặc tạm ngưng kết nối, có hay không?".
Grab trả lời có quy định như LS nêu, bởi Grab muốn cho tài xế đối tác một cơ hội thứ hai để kiếm sống và thu lợi nhuận.
Ngoài ra, LS Vinasun cũng đưa thông tin, theo báo cáo 4 năm từ 2014-2017, Grab báo lỗ 1.700 tỉ đồng, trong khi vốn đề lệ 20 tỉ đồng. Từ đó, LS Vinasun đề nghị Grab trả lời, nếu Grab báo lỗ thì lấy tiền đâu hoạt động. Grab đã từ chối đã trả lời, cho rằng đó là bí mật kinh doanh.
Grab vặn lại Vinasun về "thông tin khách hàng cung cấp cho bên thứ 3"
Đối với việc Grab quản lý lái xe, khách hàng, giá cước, hóa đơn,... Grab cho biết họ hợp tác với đối tác, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, HTX để quản lý. "Chúng tôi sử dụng công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết nối giữa tài xế và hành khách, đồng thời tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng", đại diện Grab trả lời.
Đối đáp ngược trở lại, Grab cũng đặt những câu hỏi về ứng dụng đặt xe của Vinasun được sử dụng như thế nào, thông tin khách hàng khi đăng ký ứng dụng đặt xe của Vinasun có cung cấp cho bên thứ ba hay không?.
Đại diện Vinasun trả lời: "Chúng tôi không kinh doanh phần mềm và không giao kết với nhau bằng hợp đồng điện tử. Ứng dụng Vinasun chỉ là phương tiện để Vinasun kết nối với khách hàng thông qua phần mềm".
Về thông tin của khách hàng có được bảo mật hay không, Vinasun khẳng định được bảo mật và chỉ cung cấp cho bên thứ 3 là các cơ quan tiến hành tố tụng theo luật định khi họ được yêu cầu...
Phiên tòa chiều nay (18.10) tiếp tục phần đối đáp.
Theo TNO
Vinasun kiện Grab: "Đâu có gì phải căng dữ vậy?" Chủ tọa phiên tòa nhận thấy cả Vinasun và Grab đều rất căng thẳng khi hỏi và trả lời nên đã nhắc nhở thái độ của 2 bên. Ngày 18-10, phiên xử vụ kiện "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab...