Vinasun khó đòi Grab bồi thường 40 tỷ?
Lợi nhuận sụt giảm của Vinasun do nhiều yếu tố: Cung cầu thị trường, sự lựa chọn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh khác và cũng có thể từ chính chất lượng dịch vụ của Vinasun.
Uber, Grab và taxi tranh giành thị trường Việt như thế nào? Vào Việt Nam năm 2014, Uber, Grab đã đẩy cuộc đua tranh thị phần vận tải trở nên khốc liệt, kịch tính, và lợi thế dường như đang thuộc về người đến sau.
Sáng 7.3 vừa qua, TAND TP.HCM đã quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam, đòi bồi thường thiệt hại hơn 40 tỷ.
Theo quyết định tạm đình chỉ, tòa cho rằng cần phải đợi kết quả thu thập chứng cứ, tài liệu tại Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM và Bộ Giao thông Vận tải.
Trước đó, tại phiên xử ngày 7.2, HĐXX đã yêu cầu Vinasun bổ sung một số hồ sơ liên quan đến hai công ty nghiên cứu thị trường, đánh giá thiệt hại của Vinasun, sau khi có sự xuất hiện của GrabTaxi tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, HĐXX cũng yêu cầu GrabTaxi bổ sung danh sách các hợp tác xã là đối tác của đơn vị này cũng như một số vấn đề pháp lý.
Vinasun là nguyên đơn trong vụ kiện đòi bồi thường hơn 40 tỷ đồng. Ảnh: Hoài Thanh
Vụ kiện này thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng Vinasun có thể đang “nhầm lẫn” về đối tượng kiện và vụ kiện này cũng đặt ra những vấn đề pháp lý, để hoàn thiện pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động hoặc loại hình kinh doanh mới xuất hiện ở Việt Nam.
Vinasun không dễ chứng minh thiệt hại
Theo luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP.HCM), quy định của pháp luật Việt Nam, bên yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do đó, trong vụ kiến này Vinasun phải có nghĩa vụ chứng minh.
Cụ thể, bên nguyên đơn (Vinasun) cần phải chứng minh hành vi trái pháp luật của bị đơn (GrabTaxi), thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi của bị đơn.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Phương Thảo (giảng viên khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật TP.HCM) cho biết Bộ luật Dân sự 2015 không quy định bắt buộc phải có lỗi, tức là có hay không có lỗi vẫn có thể phải bồi thường. Trong trường hợp này, muốn được bồi thường, Vinasun phải chứng minh GrabTaxi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền của mình và hành vi đó gây thiệt hại.
“Việc chứng minh này tất nhiên không dễ dàng, đòi hỏi phải thu thập nhiều chứng cứ. Tòa án sẽ xem xét, đánh giá để có quyết định cuối cùng về việc có chấp nhận yêu cầu khởi kiện hay không và chấp nhận đến mức độ nào”, luật sư Vũ nêu quan điểm.
Thạc sĩ Phương Thảo cho rằng lợi nhuận sụt giảm của Vinasun do rất nhiều yếu tố: Cung cầu thị trường, sự lựa chọn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh khác (không phải chỉ có GrabTaxi) hoặc có thể bắt nguồn từ chính từ chất lượng dịch vụ của Vinasun.
Cần xem xét sự tương đồng với vụ kiện Uber
Theo diễn biến các phiên tòa trước khi có quyết định tạm đình chỉ vụ án, Vinasun chưa chứng minh được GrabTaxi có hành vi trái pháp luật. Con số mà Vinasun đưa ra cũng khó chứng minh là thiệt hại do GrabTaxi gây ra vì những lý do trên.
“Việc GrabTaxi có vi phạm đề án 24 không là chưa xác định được. Nhưng dù GrabTaxi vi phạm đề án thí điểm thì cũng chưa hẳn đó là nguyên nhân chính làm Vinasun sụt giảm thu nhập”, giảng viên khoa Luật Dân sự chia sẻ.
Do đó, theo thạc sĩ này, Vinasun khó có khả năng đòi được bồi thường con số hơn 40 tỷ đồng đưa ra.
Ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc Vinasun, người đại diện của nguyên đơn tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh
Về ý kiến cho rằng Vinasun đang “nhầm lẫn” về đối tượng khởi kiện, vì nếu không đồng ý về các văn bản cho phép GrabTaxi hoạt động thí điểm thì Vinasun cần kiện các Bộ ra Tòa án hành chính, luật sư Kiều Anh Vũ không đồng tình.
Luật sư Vũ cho rằng việc khởi kiện ai, xác định ai là bị đơn, đối tượng nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Vinasun thì do chính doanh nghiệp này lựa chọn trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tất nhiên, việc khởi kiện phải có căn cứ và hợp pháp, phải chứng minh các điều kiện để được bồi thường thiệt hại theo luật định.
“Mặc dù không phải là tình tiết của vụ án này nhưng tôi cho rằng Tòa cũng cần tham khảo vụ kiện đối với Uber tại Tòa Công lý Châu Âu, với phán quyết theo hướng Uber cũng là công ty kinh doanh dịch vụ vận tải; cần xem xét sự tương đồng trong vụ kiện để giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam”, vị luật sư nói thêm.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Đại diện Grab nói gì sau vụ kiện đòi đền bù hơn 40 tỷ đồng?
Đại diện hãng GrabTaxi nói trước khi hết thời hạn thí điểm, hãng này chủ động xin gia hạn và được Bộ GTVT cho phép. Nếu Vinasun cho rằng họ vi phạm thì khiếu nại lên cơ quan trên.
Tài xế Vinasun đông nghẹt tại phiên xử vụ kiện Grab Sáng 6.2, TAND TP.HCM xét xử vụ Vinasun kiện Grab. Rất đông tài xế Vinasun tập trung bên trong và quanh khu vực phòng xử.
Ngày 6.2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.
Đại diện Vinasun tại tòa là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun), đại diện theo ủy quyền của GrabTaxi là ông Mã Bửu Thịnh.
Tại tòa, phía nguyên đơn cho rằng trước khi GrabTaxi vào Việt Nam, việc kinh doanh của Vinasun rất thuận lợi, lợi nhuận liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khi GrabTaxi vào, Vinasun kinh doanh thua lỗ.
Ngoài ra, theo Vinasun, hoạt động kinh doanh của Grab đã vi phạm đề án. Theo đó, ông Quý cho rằng theo đề án 24 quy định chỉ thí điểm đối với 5 địa phương, tuy nhiên GrabTaxi đã thực hiện vượt ra ngoài số lượng cho phép, triển khai ở cả các tỉnh như Bình Dương, Lâm Đồng, Vũng Tàu...
Đại diện Vinasun chỉ ra việc đóng thuế của Grab cũng vi phạm: "Vốn điều lệ của Grab là 20 tỷ nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ trong khi số lượng xe vượt hơn Vinasun rất nhiều", ông Quý nêu. Trong khi đó, Vinasun trình bày doanh nghiệp mình hoạt động minh bạch, công khai, tuy số lượng xe ít hơn nhưng đã nộp vào ngân sách Nhà nước 1.200 tỷ.
Ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc Vinasun. Ảnh: Hoài Thanh
Vinasun cũng cho rằng GrabTaxi đã vi phạm các chính sách về khuyến mãi. "Theo quy định của pháp luật, khuyến mãi không được vượt quá 90 ngày trong 1 năm, mỗi lần không vượt quá 45.000 đồng. Tuy nhiên, số lần khuyến mãi không đăng ký của GrabTaxi vượt hơn nhiều so với số đăng ký, kể cả khuyến mãi 0 đồng", đại diện Vinasun nói.
Trả lời tại tòa, GrabTaxi khẳng định việc đưa ứng dụng dịch vụ công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho khách đi lại dễ dàng, tạo cạnh tranh giữa các hãng truyền thống. Những hãng này phải đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển doanh nghiệp trong đó có Vinasun.
GrabTaxi cũng trình bày trước khi hết thời hạn thí điểm, hãng này đã chủ động xin gia hạn và được Bộ GTVT cho phép. Vì vậy, Grab cho rằng nếu Vinasun cho rằng Grab vi phạm thì cần khiếu nại lên Bộ GTVT.
"Nếu không được chấp thuận gia hạn thì chúng tôi cũng sẽ tuân thủ theo pháp luật thôi", ông Thịnh cho biết.
Ông Mã Bửu Thịnh, đại diện theo ủy quyền của Grab tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh
Về ngành nghề kinh doanh, đại diện GrabTaxi cho biết ngành nghề đăng ký của hãng là đăng ký kinh doanh phần mềm theo "Quyết định 24" của Bộ GTVT. Trên thực tế, GrabTaxi thực hiện cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải và đúng pháp luật.
Trả lời Zing.vn sau phiên xử, luật sư Nguyễn Văn Đức (bảo vệ quyền lợi cho Vinasun) cho biết: "Mặc dù né tránh rất nhiều câu hỏi nhưng GrabTaxi cũng phải thừa nhận một số vi phạm ở đề án 24. Việc khởi kiện của Vinasun là có căn cứ. Mong HĐXX sẽ có phán quyết công bằng".
Phiên tòa kết thúc phần xét hỏi và sẽ tiếp tục vào chiều 7.2.
Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm hơn 40 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Trong đơn kiện, Vinasun cho rằng khoản lợi nhuận bị sụt giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật ở Việt Nam của Grab gây ra.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Mở lại phiên xử Vinasun kiện Grab TAND TP.HCM dự kiến ngày 7.3 tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam. Một tháng trước, sau phần tranh luận quyết liệt của hai hãng vận tải, HĐXX quay lại phần xét hỏi. Cho rằng cần thu thập,...