Vinastas gỡ công bố kết quả nước mắm không đạt chuẩn
Hôm nay, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng đã gỡ bài viết công bố kết quả mẫu nước mắm không đạt chuẩn trên trang web.
Bài viết “Gần 85% mẫu nước mắm của 88 doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn” được đăng tải cách đây ít ngày trên trang web của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ( Vinastas).
Vinastas gỡ bài viết công bố kết quả mẫu nước mắm không đạt chuẩn
Theo nội dung bài viết, Hội đã tiến hàng khảo sát 150 mẫu nước mắm đóng chai có hàm lượng đạm tổng số từ 10g/lít trở lên do 88 doanh nghiệp sản xuất.
Các mẫu này được mua trực tiếp tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng và các chợ truyền thống… Theo kết quả khảo sát, có tới 125/150 (tương đương 83,33%) mẫu không đạt tiêu chuẩn hoặc mức độ không đạt như công bố trên nhãn.
Cụ thể, có 76 mẫu (chiếm 51%) không đạt chỉ tiêu nitơ tổng; 30 mẫu (chiếm 20%) không đạt chỉ tiêu nitơ amin; 3 mẫu (chiếm 2%) không đạt chỉ tiêu nitơ amoniac. “Đặc biệt, có đến 101 (67,33%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu Asen ( thạch tín) – một loại á kim cực độc”, nội dung bài viết nhấn mạnh.
Thông tin về việc gỡ bài viết, đại diện Vinastas cho hay, do bài viết được trang web của Hội lấy từ nguồn khác nên khi khi nguồn này gỡ bài viết, web của Hội cũng phải gỡ theo.
Video đang HOT
Cũng trong chiều 21/10, Vinastas đã đăng tải một bài viết với tiêu đề “Một số thông tin liên quan đến Chương trình khảo sát nước mắm” nhằm làm rõ ràng thông tin về đợt khảo sát được công bố ngày 17/10.
Nội dung bài biết cho biết, kết quả cho thấy đúng là trong gần 67 % mẫu nước mắm khảo sát có chứa asen tổng vượt mức quy định trong QCVN 8-2:2011:BYT. Nước mắm có độ đạm càng cao thì tỷ lệ mẫu có asen tổng càng cao.
“Tuy nhiên kết quả thử nghiệm này mới chỉ thông tin về tổng hàm lượng asen tức là bao gồm cả asen hữu cơ và asen vô cơ, trong đó đặc biệt là asen vô cơ có tính độc hại cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy Vinastas tiến hành thử nghiệm tiếp hàm lượng asen vô cơ trong 20 mẫu khảo sát có hàm lượng asen tổng vượt mức quy định. Kết quả cho thấy cả 20 mẫu đều không phát hiện có asen vô cơ với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/L”, bài viết nêu.
Vinastas cho biết, đây là chương trình khảo sát của người tiêu dùng nên mẫu được mua bất kỳ trên thị trường như người tiêu dùng bình thường.
“Chương trình khảo sát này không phải là một đề tài nghiên cứu khoa học, nên chúng tôi không tiến hành các thủ tục quy định cho một đề tài nghiên cứu khoa học như một số ý kiến phát biểu trên các báo, đài”, bài viết chiều 21/10 trên trang web Vinastas cho hay.
(heo Báo Giao Thông
Ông Nguyễn Thanh Nghị đề nghị cơ quan chức năng xử lý vụ "nước mắm arsen"
Là địa phương có các doanh nghiệp nước mắm bị ảnh hưởng bởi thông tin bất lợi từ cuộc khảo sát của Vinastas, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tỉnh Kiên Giang cùng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về vấn đề này, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang - ông Nguyễn Thanh Nghị cho biết, liên quan đến các thông tin bất lợi đối với nước mắm truyền thống gần đây, tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Hội Khoa học Kỹ thuật, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc.
Theo đó, ông Nghị khẳng định, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm rất nổi tiếng của Kiên Giang, được hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu. Do đó, tỉnh Kiên Giang cùng Hiệp hội nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về vấn đề này, đồng thời sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.
"Tới đây, Kiên Giang sẽ chủ động mời các nhà khoa học vào cuộc chứng minh sản phẩm truyền thống không có những chất độc hại như thông tin vừa được công bố", ông Nghị chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
Về vấn đề trên, đại diện tỉnh Khánh Hòa - địa phương nổi tiếng với nhãn hiệu nước mắm Nha Trang, ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa nói: "Chúng ta phải xem lại việc cơ quan công bố thông tin nước mắm chứa arsen có thẩm quyền như thế nào. Vì hiện giờ người dân đang hoang mang".
Theo ông Thân, người làm nước mắm ở Nha Trang và các địa phương khác của Khánh Hòa rất đông, đặc biệt là nước mắm truyền thống, có nhiều thương hiệu đã được khẳng định từ lâu.
"Bây giờ, một thông tin không rõ ràng về thạch tín trong nước mắm đã ảnh hưởng lớn tới người sản xuất và người tiêu dùng. Cần có cơ quan chức năng vào cuộc ngay để thẩm định và xem lại toàn bộ công bố đó".
Đại diện Khánh Hòa cũng nhìn nhận, nước mắm làng nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước những luồng thông tin bất lợi vừa qua.
"Thông tin phải chuẩn, phải có trách nhiệm với người dân, không được công bố không rõ ràng sẽ gây sự nhầm lẫn. Bởi nghe tới thạch tín người tiêu dùng ắt sẽ sợ thôi. Bất kể tổ chức hay cá nhân nào công bố thông tin đó đều phải có trách nhiệm" - ông Lê Xuân Thân nêu quan điểm.
Trước đó, vào chiều ngày 17/10, Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) đã công bố kết quả cuộc khảo sát trên 150 mẫu nước mắm tại 19 tỉnh, thành phát hiện có đến 101 mẫu (chiếm 67,33% số nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín (arsen) tổng vượt ngưỡng cho phép.
Đáng chú ý, kết quả nhấn mạnh vào những loại mắm có hàm lượng độ đạm cao, đồng nghĩa với Arsen tổng cao. Cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.
Sau đó không lâu, mạng xã hội rò rỉ một danh sách được cho cũng do Vinastas liệt kê cho thấy, hầu hết các hãng nước mắm có arsen tổng vượt ngưỡng cho phép đều là các thương hiệu nhỏ, lẻ, trong đó các mẫu nước mắm có hàm lượng arsen cao nhất trên 4mg/L thuộc về nước mắm Hạnh phúc 60 độ đạm, Nam Phan 25 độ đạm, Nhĩ Vàng, Gia Hỷ, nước mắm 584 Nha Trang 60 độ đạm...
Với tốc độ lan truyền "chóng mặt" trên mạng xã hội, những thông tin trên đã giáng một "đòn" mạnh vào các sản phẩn nước mắm truyền thống đang lưu hành trên thị trường. Thậm chí, có siêu thị đã phải dỡ các sản phẩm nước mắm truyền thống xuống khỏi kệ.
Mặc dù sau đó, tiếng nói của nhiều bên, trong đó có các học giả, các nhà khoa học đã khẳng định arsen trong nước mắm là arsen hữu cơ và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, song một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn hoang mang trước những thông tin nêu ra trước đó cho rằng "nhiều loại nước mắm có chứa thạch tín vượt ngưỡng".
Chiều nay, 5 Hiệp hội lớn bao gồm: Hiệp hội Nước mắm Nha Trang; Hiệp hội nước mắm Phan Thiết- Bình Thuận; Hiệp hội nước mắm Phú Quốc; Hội Lương thực thực phẩm TPHCM và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cũng vừa chính thức có đơn kiến nghị gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành về thông tin nước mắm chưa arsen gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng.
Bích Diệp
Theo Dantri
Vụ "nước mắm arsen": 5 Hiệp hội lớn cùng kiến nghị Thủ tướng Lãnh đạo của 5 Hiệp Hội tham gia cuộc họp đã thống nhất kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ chỉ đạo kiểm tra, đánh giá mức đô gây thiệt hại của thông cáo báo chí của Vinastas đối với ngành sản xuất nước mắm truyền thống và cảnh cáo để không tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự. Mỗi năm, người tiêu...