Vinashin thay 3 “tướng” trong 4 năm
Ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Vinashin chúc mừng ông Vũ Anh Tuấn (phải) được bổ nhiệm chức vụ mới.
Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuấn làm quyền Tổng giám đốc Vinashin.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuấn làm quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).
Quyết định này được công bố sau khi Bộ quyết định cho ông Trương Văn Tuyến, Tổng giám đốc điều hành Vinashin được nghỉ hưu theo chế độ.
Trước đó, ông Vũ Anh Tuấn làm Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng, trực thuộc Vinashin.
Video đang HOT
Như vậy, kể từ năm 2010 đến nay, Vinashin đã thay 3 đời tổng giám đốc. Nguyên Tổng giám đốc Vinashin Trần Quang Vũ đã phải hầu tòa chỉ sau một thời gian ngắn nhậm chức. Người thay thế ông Vũ là ông Nguyễn Quang Ánh, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của Vinashin.
Tuy nhiên, cũng không lâu sau khi bổ nhiệm ông Ánh, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Văn Tuyến, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giữ chức Tổng giám đốc Vinashin từ tháng 10/2010 đến nay.
Theo 24h
Y án 20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin
TAND Tối cao xét thấy không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt và mức tiền bồi thường (hơn 500 tỷ đồng) cho bị cáo Phạm Thanh Bình nên giữ nguyên phán quyết của án sơ thẩm.
Cấp phúc thẩm tiếp tục tuyên ông Bình phạm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, án phạt 20 năm tù. Cựu tổng giám đốc Vinashin nhăn nhó, mệt mỏi khi bị bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cùng tiền bồi thường.
7 đồng phạm với ông Bình cũng bị bác toàn bộ nội dung chống án tương tự. Trong khi nghe phán quyết, cả 8 cựu quan chức đều buồn bã. Phía sau, người thân của họ bật khóc.
HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
Trong lời nói sau cùng, cựu tổng giám đốc Vinashin đã ngỏ lời xin lỗi toàn thể nhân viên. Ảnh: Việt Dũng
Bản án xác định bị cáo Phạm Thanh Bình được giao trọng trách rất lớn, quản lý một tập đoàn kinh tế trọng điểm nhưng không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện phạm tội. Trong các sai phạm tại dự án mua tàu Hoa Sen, Nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) và Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (Quảng Ninh), cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình được xác định là người tổ chức, giữ vai trò quyết định. Việc làm của ông Bình gây thiệt hại về tài sản rất lớn, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Theo cơ quan xét xử, bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) với cương vị chủ dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen biết chưa đủ thủ tục đầu tư nhưng vẫn nghe theo chỉ đạo của bị cáo Bình để trực tiếp tổ chức, điều hành thực hiện dự án. Ông Liêm bị giữ nguyên mức phạt 19 năm tù cùng tiền bồi thường 495 tỷ đồng.
Bị cáo Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, Quảng Ninh) tiếp tục bị phạt 18 năm, bồi thường hơn 16 tỷ đồng. Bị cáo được xác định là chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân trực tiếp đi khảo sát thiết bị máy móc, biết rõ là cũ nhưng vẫn cùng ông Bình cho nhập về. Khi nhà máy chưa lắp đặt xong, chưa chạy thử đã ký nghiệm thu, bàn giao thanh toán hết tiền bảo trì cho đối tác nước ngoài.
Mức phạt 16 năm tù, bồi thường gần 14 tỷ đồng được cấp phúc thẩm giữ nguyên với bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh). Đây được cho là người khởi xướng và chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, phạm tội với vai trò đồng phạm.
Cả 8 người chống án đều bị bác đơn.
Bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy) bị xác định trực tiếp ký duyệt giải ngân trong các dự án Nhà máy nhiệt điện sông Hồng, dự án tàu Bình Định Star. Riêng trong dự án tàu Hoa Sen, bị cáo đã chuyển tiền đặt cọc và ký công văn bảo lãnh cho Công ty Viễn Dương, giữ vai trò thứ yếu. Bị cáo nữ duy nhất của vụ án này bị phạt 14 năm tù.
Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT) bị quy kết chịu trách nhiệm ký hợp đồng cho Công ty Viễn Dương vay tiền mua tàu Hoa Sen. Hành vi của bị cáo đồng phạm với bị cáo Bình, Liêm nhưng giữ vai trò thứ yếu, lĩnh án 13 năm tù.
Bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) biết tàu Bạch Đằng Giang là tài sản thế chấp cho công ty tài chính nhưng vẫn quyết định thanh lý, nhượng tài sản không đúng thẩm quyền, trình tự pháp luật quy định gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản. Người kế nhiệm ông Bình tại Vinashin này bị phạt 11 năm tù, bồi thường hơn 24 tỷ đồng.
Mức phạt 10 năm cùng tiền bồi thường gần 10 tỷ đồng được cấp phúc thẩm tiếp tục áp dụng với bị cáo Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh). Người này bị xác định biết dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai nhưng vẫn làm theo chỉ đạo của Tuyên, hợp thức hoá thủ tục vay vốn ngắn hạn từ ban tài chính tập đoàn Vinashin và làm giả hồ sơ vay hơn 42,8 tỷ đồng.
Theo VNE
Cựu chủ tịch Vinashin xin lỗi toàn thể nhân viên Sáng nay, nói lời sau cùng, bị cáo Phạm Thanh Bình đã xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn vì "không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển". Ông mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ. Ngày làm việc thứ ba (30/8) của phiên phúc thẩm, TAND Tối cao dành phần lớn thời gian để...