Vinashin – 2 năm nhìn lại
Hôm nay (28.8), tại trụ sở TAND TP.Hải Phòng, TAND Tối cao đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin.
Ngày 4.8.2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thanh Bình – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).
Tại phiên toà sơ thẩm, nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình
phải nhận mức án 20 năm tù.
Theo thông báo của Chính phủ, để Vinashin đổ vỡ, lỗi do chủ quan là chính. Theo đó,những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.
Video đang HOT
Vinashin đã dùng lượng vốn rất lớn đầu tư tràn lan và thua lỗ nghiêm trọng. Các báo cáo cho biết, trong thương vụ cổ phiếu Bảo Việt, Vinashin lỗ khoảng hơn 700 tỉ, vụ tàu du lịch Hoa Sen dự tính lỗ hơn 1.000 tỉ đồng…
Tàu Hoa Sen trị giá hơn 1.000 tỉ đồng của Vinashin mua về để… rồi
đắp chiếu.
Làm ăn thua lỗ, gặp phải nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo Vinashin lại thể hiện gian dối, không báo cáo trung thực lên Chính phủ để có biện pháp giải quyết kịp thời và trước đó, Vinashin cũng đã báo cáo sai với Chính phủ về số vốn điều lệ của mình. Điều đó chứng tỏ sự gian dối của Vinashin là có hệ thống, có chủ ý.
* Ngày 27.3.2012, TAND TP.Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin.
Các bị cáo trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN
Chiều 30.3.2012, sau 4 ngày xét xử, Hội đồng xét xử TAND TP.Hải Phòng đã tuyên án đối với 9 bị cáo, trong đó bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin) phải nhận mức án cao nhất: 20 năm tù.
Sau đó, 8/9 bị cáo của vụ án đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Các bị cáo cho rằng mức án dành cho mình quá cao và xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo duy nhất không kháng cáo là Nguyễn Tuấn Dương.
* Hôm nay (28.8), tại trụ sở TAND TP.Hải Phòng, TAND Tối cao đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinashin, theo đơn kháng cáo của 8 bị cáo trên.
Theo VNN
Xét xử phúc thẩm vụ Vinashin
Dự kiến, ngày mai 28.8, TAND tối cao sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại TP.Hải Phòng.
Trước đó, ngày 27.3, TAND TP.Hải Phòng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trên.
Kết quả, HĐXX tuyên án 8 bị cáo với tội danh: "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin: 20 năm tù Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Công ty Viễn Dương Vinashin: 19 năm tù Tô Nghiêm, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân: 18 năm tù Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin: 16 năm tù Trịnh Thị Hậu, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC): 14 năm tù Hoàng Gia Hiệp, nguyên phó tổng giám đốc công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC), Giám đốc cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy: 13 năm tù Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn CNTT Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc công ty CNTT Nam Triệu: 11 năm tù bị cáo Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh: 10 năm tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long bị phạt 3 năm tù giam về tội sử dụng trái phép tài sản.
Theo VNN
Ảnh: Nhìn lại cuộc đời phi hành gia huyền thoại Mỹ Ông là chỉ huy của sứ mệnh Apollo 11 với nhiệm vụ khám phát Mặt trăng năm 1969 dưới sự theo dõi của hàng triệu người trên thế giới. Trước đó, 7/8 vừa qua, 2 ngày sau sinh nhật, Armstrong đã phải đi cấp cứu và phẫu thuật vì bị nghẽn động mạch vành. Tổng thống Obama gửi chia buồn đến gia đình...