VINASAT-2 bị cạnh tranh ở thị trường nước ngoài
Lãnh đạo VNPT thừa nhận lĩnh vực việc kinh doanh vệ tinh ở thị trường ngoài đang bị cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, vệ tinh VINASAT-2 hiện đã sử dụng hết 1/4 dung lượng và tiếp tục có thêm khách hàng.
Ông Hồ Công Lâm, Phó Giám đốc VTI (Công ty Viễn thông liên tỉnh), thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông cho biết, hiện đơn vị này đảm nhiệm vận hành cả hai vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2. Phía Lockheed Martin hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật của VTI trong thời gian đầu, sau đó sẽ chuyển sang chế độ tư vấn, hỗ trợ từ xa.
Theo báo cáo, hơn 90% dung lượng băng tần vệ tinh VINASAT-1 đã được đưa vào sử dụng. Với vùng phủ sóng toàn bộ khu vực Đông Nam Á và cả các thị trường lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ông Lâm cũng thừa nhận dù VINASAT-1 có độ lấp đầy dung lượng nhanh hơn dự kiến nhưng việc lấp đầy dung lượng vệ tinh VINASAT-2 sẽ khó khăn hơn. Bởi trong thời gian gần đây lĩnh vực việc kinh doanh vệ tinh ở thị trường ngoài đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Vì vậy, VTI đang đề nghị phương án cho các đơn vị thành viên của VNPT sử dụng vệ tinh VINASAT-2. Do đó, rất nhiều địa điểm ở vùng sâu vùng xa sẽ sử dụng kết nối bằng vệ tinh, thậm chí có thể cung cấp dịch vụ MyTV qua vệ tinh VINASAT-2. Căn cứ vào kế hoạch này, các đơn vị thành viên của VNPT sẽ sử dụng 1/4 dung lượng của vệ tinh VINASAT-2.
Dự kiến, 10% dung lượng băng tần còn lại sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong năm 2012. Lãnh đạo tập đoàn cũng nhận định, khách hàng chủ yếu của VINASAT-2 vẫn là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Vì vậy, VTI đã làm việc với những khách hàng lớn như VTV, VTC, HTV, AVG để cung cấp dung lượng cho các đài. Bên cạnh đó, VTI đã và đang xúc tiến mở rộng khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như dầu khí, ngân hàng, tài chính tập trung phục vụ các khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Ngoài việc tiếp cận với khách hàng trong nước, VTI cũng nhắm đến khách hàng nước ngoài ở các thị trường Lào, Campuchia, Myanmar…
Video đang HOT
Theo tính toán của VNPT, chỉ sau 10 năm là sẽ thu hồi được vốn đầu tư, Vinasat-2 và những năm còn lại sẽ có lãi.
VINASAT -2 được phóng thành công lên không gian ngày 16/5. (Ảnh: V.Hưng)
Theo ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của Vinasat-2 đều vượt xa chỉ tiêu. Quan trọng hơn cả là lần này phía nhà thầuLockheed Martin đã có những cải tiến quan trong khâu xử lý nhiên liệu nên tuổi thọ của vệ tinh Vinasat-2 đã lên tới 21,3 năm so với tính toán trước đó khoảng 10- 15 năm.
Dự án VINASAT-2 có tổng vốn đầu tư khoảng gần 250 triệu USD, trong đó vốn của VNPT đạt 20%, còn lại là vốn đi vay.Việc thực hiện Dự án nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia về tăng cường năng lực hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực. Cùng với VINASAT-1, vệ tính thứ 2 này sẽ tạo thành hệ thống vệ tinh có khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh, góp phần tăng cường độ an toàn, ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Theo VNN
Dân dùng bộ kích sóng gây nhiễu mạng di động
Tại Hà Nội, do một số điểm sóng di động phủ yếu nên nhiều người dân đã tự ý mua và cài đặt các thiết bị kích sóng để sử dụng dịch vụ nên đã làm can nhiễu tần số của các mạng di động.
Các bộ thiết bị kích sóng điện thoại di động hiện được nhiều đơn vị giới thiệu, bán tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình một trang web bán thiết bị kích sóng.
Thông tin nêu trên vừa được ông Đoàn Bình Giám đốc Trung tâm tần số vô tuyến điện (VTĐ) khu vực 1 thuộc Cục Tần số VTĐ, Bộ TT&TT cho biết tại Hội nghị Sơ kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BCVT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 của Sở TT&TT Hà Nội tổ chức ngày 24/7/2012.
Theo ông Đoàn Bình, qua kiểm tra, ở những khu vực, địa bàn dân cư mà vùng phủ sóng điện thoại yếu, để củng cố nâng cao chất lượng cuộc gọi, đã có một số cá nhân, đơn vị tự trang bị các bộ thiết bị kích sóng điện thoại (còn gọi là thiết bị khuyếch đại sóng điện thoại). Tình trạng này khá phổ biến ở một số nơi, ví dụ như kiểm tra ở 1 phố cổ, hay 1 ngách nhỏ ở Thái Thịnh, các cán bộ Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 đã phát hiện tới 3 - 4 bộ thiết bị được người dân sử dụng.
"Việc người dân tự ý lắp, sử dụng bộ thiết bị kích sóng điện thoại đã khiến cho các mạng di động như MobiFone, VinaPhone và Viettel thời gian qua đều đã bị can nhiễu tương đối nhiều. Ở góc độ quản lý nhà nước, đây là hành vi vi phạm bởi lẽ băng tần thông tin di động được Nhà nước cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và chỉ các nhà mạng được quyền sử dụng, khai thác", ông Bình chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng người dân phải mua, dùng thêm thiết bị kích sóng là do chất lượng dịch vụ thông tin di động-quyền lợi chính đáng của các thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động, chưa được các nhà mạng đảm bảo tốt. Vùng phủ sóng của các mạng di động tại một số địa bàn còn hạn chế.
Vì thế, ông Bình đề xuất, để giải quyết tình trạng người dân tự ý lắp thiết bị kích sóng gây can nhiễu tần số như hiện nay, các nhà mạng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, vùng phủ sóng của mình trên cơ sở đó có biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. "Còn về phía người dân, người sử dụng dịch vụ, khi gặp trường hợp vùng phủ sóng kém, cần liên lạc với nhà mạng để yêu cầu nhà mạng khắc phục, giải quyết", ông Bình khuyến nghị.
Trong thời gian tới, Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 cũng dự kiến sẽ phối hợp với Sở TT&TT tiến hành kiểm tra chất lượng vùng phủ sóng di động. Với những khu vực sóng kém, yếu, không đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ yêu cầu nhà mạng có giải pháp nhằm cao chất lượng vùng phủ sóng. Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có trên 5.000 trạm BTS của các mạng thông tin di động.
Tuy nhiên, các mạng di động lại cho rằng nguyên nhân sóng yếu không phải do nhà mạng, mà nhiều điểm tại Hà Nội không thể lắp đặt trạm thu phát sóng BTS do người dân phản đối. Vì vậy, nhiều điểm trở thành "vùng lõm" bất đắc dĩ. Các nhà mạng cũng đã sử dụng nhiều giải pháp như dùng trạm lặp để chuyển tiếp sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng chỉ cung cấp được trong vùng nhỏ hẹp. Như vậy, bài toán phủ sóng tại Hà Nội đang gặp bất cập vì nhiều người dân không có sóng để sử dụng dịch vụ, trong khi nhà mạng triển khai lắp trạm phủ sóng thì dân lại cản trở không cho lắp.
Theo vietbao
Hà Nội: Dân dùng bộ kích sóng gây nhiễu mạng di động Tại Hà Nội, do một số điểm sóng di động phủ yếu nên nhiều người dân đã tự ý mua và cài đặt các thiết bị kích sóng để sử dụng dịch vụ nên đã làm can nhiễu tần số của các mạng di động. Thông tin nêu trên vừa được ông Đoàn Bình - Giám đốc Trung tâm tần số vô tuyến...