Vinamilk sẽ có thêm nghìn tỷ doanh thu từ thịt bò
Ban lãnh đạo Vinamilk dự kiến dự án chăn nuôi, chế biến và phân phối thịt bò của công ty con Vilico sẽ mang về 2.000-3.000 tỷ doanh thu khi sản phẩm ra thị trường năm 2023.
Đại hội cổ đông thường niên của 3 công ty GTNFoods, Vilico và Mộc Châu Milk vừa lần lượt được tổ chức vào ngày 19-20/3. Một trong những quyết định quan trọng nhất được thông qua là việc GTNFoods sẽ sáp nhập vào Vilico.
Vinamilk hiện là công ty mẹ, trực tiếp sở hữu 75% vốn của GTNFoods. GTNFoods lại quản lý 75% cổ phần Vilico còn Vilico nắm giữ 51% vốn điều lệ Mộc Châu Milk.
Ban lãnh đạo Vinamilk, công ty mẹ của cả 3 doanh nghiệp trên, khẳng định việc sáp nhập GTNFoods vào Vilico là quyết định phù hợp. GTNFoods là công ty mẹ của Vilico tuy nhiên Vilico có thương hiệu lâu đời, lại có quỹ đất nông nghiệp lớn.
Thời gian tới, Vilico sẽ triển khai dự án chăn nuôi, chế biến và phân phối thịt bò với công suất 20.000 con/năm, diện tích chăn nuôi dự kiến 75 ha. Vilico sẽ hợp tác với tập đoàn Sojitz của Nhật Bản để bắt dầu dự án này.
Công ty con của Vinamilk sẽ nắm quyền chủ động khi chiếm 51% trong liên doanh với Sojitz. Vốn đầu tư của liên doanh ban đầu dự kiến là 4 triệu USD.
Video đang HOT
Hiện Vinamilk đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình cho cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc để xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời gian dự kiến từ khi bắt đầu đến khi có sản phẩm bán ra thị trường khoảng 3 năm.
Chia sẻ với cổ đông, Tổng giám đốc Vinamilk kiêm Chủ tịch HĐQT Vilico Mai Kiều Liên khẳng định doanh nghiệp có lợi thế nguồn giống từ Vinamilk, Mộc Châu Milk và nguồn bò từ các hộ dân với số lượng lớn nên đầu vào gần như có sẵn khi phát triển dự án bò thịt. Hiện Vinamilk đang quản lý đàn bê, bò hơn 160.000 con. Đây sẽ là nguồn cung dồi dào bê đực, bò hướng thịt cho Vilico.
Thêm vào đó, Vilico còn có sẵn đất tại Vĩnh Phúc để khởi động dự án bò thịt ngay. CEO Vinamilk cũng thông tin Vilico đã có sản phẩm thịt bò nuôi vỗ béo nhưng mới chỉ bán nội bộ.
Vinamilk sẽ hỗ trợ nguồn bò giống cho Vilico. Ảnh: VNM.
“Việc đầu tư đều được công ty tính toán về tính hiệu quả. Đối với dự án của Vilico, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan. Nhu cầu thịt bò hiện nay rất lớn. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp khác đều đang phải nhập bò thịt từ nước ngoài về phục vụ cho hoạt động kinh doanh”, bà Mai Kiều Liên cho biết.
Các sản phẩm thịt bò của Vilico định hướng nhắm vào thị trường trung và cao cấp. Vinamilk tham vọng thịt bò của Vilico có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu cao cấp sau khi ứng dụng công nghệ, bí quyết của đối tác Nhật Bản.
Tổng giám đốc Vilico Trịnh Quốc Dũng cho biết doanh số dự kiến của mảng thịt bò dự kiến đạt 2.000-2.300 tỷ đồng/năm với các sản phẩm hướng đến phân khúc trung và cao cấp.
Trước ý kiến của cổ đông về việc liệu Vilico có quay lại chăn nuôi lợn khi giá thịt lợn đang neo cao, bà Mai Kiều Liên cho biết chưa đến lĩnh vực này do rủi ro về dịch tả lợn châu Phi. Đến nay, vẫn chưa có vaccine và thuốc chữa cho loại bệnh này.
Bà Liên cũng cho biết trong tương lai, Vilico và cả Mộc Châu Milk sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) như Vinamilk để đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Hiện cổ phiếu hai doanh nghiệp này đang được giao dịch trên sàn UPCoM.
Lãnh đạo Vinamilk thông tin Vilico đang tiến hành cải cách quy trình nội bộ và rà soát các điều kiện để thực hiện thủ tục niêm yết trên HoSE. CEO Vinamilk kỳ vọng năm 2022, Vilico có thể hoàn tất thủ tục để lên sàn HoSE.
Năm 2021, Mộc Châu Milk dự kiến lãi 319 tỷ đồng, tăng 13,5%
Doanh thu thuần năm 2020 của MCM đạt 2.823 tỷ đồng, giảm 2,8% so với kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 280,7 tỷ đồng, tăng 78,4% kế hoạch năm và tăng 68,2% so với thực hiện năm 2019...
Tại ngày 31/12/2020, số lượng đầu bò của công ty là 25.935 con, so với kế hoạch 28.680 con đạt 90,4%, so với năm 2019 có 25.580 con đạt 101,4%.
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu - Mộc Châu Milk (mã MCM-UpCoM) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên.
Theo đó, doanh thu thuần năm 2020 đạt 2.823 tỷ đồng, giảm 2,8% so với kế hoạch năm và tăng 10,3% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 280,7 tỷ đồng, tăng 78,4% kế hoạch năm và tăng 68,2% so với thực hiện năm 2019.
Bên cạnh đó, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua việc thanh toán cổ tức còn lại của năm tài chính 2020 là 1.500 đồng/cổ phiếu với tổng giá trị là 165 tỷ đồng. Như vậy tổng cổ tức năm 2020 sẽ là 231,8 tỷ, tương đương 82,6% lợi nhuận sau thuế năm 2020 và sau khi trả cổ tức đợt 2 này thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phồn còn là hơn 34,14 tỷ đồng.
Trong năm 2021, Mộc Châu Milk đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 3.066 tỷ đồng, tăng 8,6%; lợi nhuận trước thuế đạt 338 tỷ đồng và sau thuế đạt 319 tỷ đồng, đều tăng 13,5%. Kế hoạch trả cổ tức dự kiến là 2.000 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, HĐQT trình Đại hội cổ đông phê chuẩn thù lao cho HĐQT, BKS năm 2021 với Chủ tịch là 10 triệu đồng/tháng, thành viên HĐQT và Trưởng BKS là 8 triệu đồng/tháng và thàng viên BKS là 6 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, ĐHĐCĐ thường niên sắp tới cũng xin ý kiến cổ đông điều chỉnh ngành nghề kinh doanh, để đáp ứng điều kiện cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% và Mộc Châu Milk cũng sẽ rút bỏ ngành không kinh doanh, bổ sung các ngành phù hợp với hoạt động của công ty.
Giá lợn hơi hôm nay 7/11: 2 miền Trung - Nam tiếp tục tăng Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay 7/11, tại miền Bắc giảm nhẹ, trong khi miền Trung và miền Nam tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi cả nước được thu mua trong khoảng 66.000 - 78.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Bắc Cụ thể, tại tỉnh Hà Nam giá lợn hơi hôm nay báo...