VinAI vào Top 20 công ty nghiên cứu AI toàn cầu
Với 94 công trình nghiên cứu được công bố tại các hội thảo AI hàng đầu thế giới chỉ trong 3 năm, VinAI trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt Top 20 công ty dẫn đầu trên “đường đua” Trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
Cú thăng hạng ngoạn mục
Thundermark Capital, công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại New York (Mỹ) chuyên đầu tư trong lĩnh vực Deep Tech vừa công bố Bảng xếp hạng nghiên cứu AI toàn cầu năm 2022. Trong “bảng vàng” này, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng ấn tượng (vị trí 26) với tổng số điểm nghiên cứu là 5. Với thành tích vượt trội này, Việt Nam là 1 trong 2 đại diện của Đông Nam Á góp mặt trong Top 30 thế giới về nghiên cứu AI (đại diện còn lại là Singapore).
Ở hạng mục Top 100 công ty toàn cầu dẫn đầu về nghiên cứu AI theo xếp hạng của Thundermark Capital, Việt Nam lần đầu tiên góp mặt ở nhóm 20 với màn bứt tốc ấn tượng của VinAI – một thành viên của Tập đoàn Vingroup. Theo đó, đại diện duy nhất từ Việt Nam xếp ngay sau NEC (Nhật Bản – thứ 19), trên Bosch (Đức – thứ 21) và nhiều tên tuổi đình đám khác như ByteDance (Trung Quốc – thứ 23), SenseTime (Trung Quốc – thứ 27) và Naver (Hàn Quốc – thứ 28).
Đại diện duy nhất từ Việt Nam – VinAI – xếp trên nhiều công ty nổi tiếng thế giới trong nghiên cứu AI.
Bảng xếp hạng của Thundermark Capital được đánh giá cao về độ tin cậy cũng như sức ảnh hưởng khi sử dụng kho dữ liệu đồ sộ của các hội nghị, hội thảo uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, Thundermark Capital đã đánh giá từng công trình trong số 3.523 bài nghiên cứu được chấp nhận tại ICML (1.184 công trình) và NeurIPS (2.339 công trình). Đây đều được xem là những “Oscar trong AI và máy học” khi tỷ lệ nghiên cứu được chấp nhận hàng năm chỉ vào khoảng 20%. Thundermark Capital dựa trên tỷ lệ đóng góp trong mỗi nghiên cứu để “chấm điểm” cho từng quốc gia, tổ chức hay công ty.
Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng năm 2022 của Thundermark Capital, điểm nghiên cứu của Việt Nam là 5.0, trong đó VinAI đóng góp 4.5 điểm. Với việc chiếm đến 90% trong tổng số các nghiên cứu về AI của Việt Nam được công nhận ở phạm vi quốc tế, VinAI được xem là nòng cốt đưa Việt Nam từ “vùng trũng” của thế giới vươn lên vị trí thứ 26 thế giới.
Video đang HOT
“Bệ phóng” cho AI Việt Nam vươn tầm cao mới
Dù mới thành lập năm 2019, VinAI đã gây tiếng vang khi nhanh chóng điền tên Việt Nam trên bản đồ các trung tâm nghiên cứu AI lớn nhất toàn cầu. Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup cũng khẳng định vững chắc vị trí Top đầu với 94 công trình được công bố tại những hội thảo, hội nghị AI hàng đầu thế giới. Trong đó, riêng số nghiên cứu được xuất bản tại 4 hội nghị thuộc nhóm “Big4″ về AI là CVPR, NeurIPS, ICML và ICLR lần lượt là 14, 12, 11 và 11 – sánh ngang với nhiều tên tuổi công nghệ lớn như Salesforce, Apple, Google…
Số lượng bài báo của VinAI xuất bản tại các hội nghị AI hàng đầu thế giới.
Sức mạnh của VinAI, một tân binh trong lãnh địa AI, nằm ở gần 200 nhà khoa học, kỹ sư đã có chỗ đứng nhất định trong ngành trí tuệ nhân tạo thế giới, được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – cựu nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind. Cùng với đó, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Tập đoàn Vingroup, VinAI sớm sở hữu hệ thống siêu máy tính trong khu vực như DGX SuperPOD, giúp “ngôi sao mới” trong ngành AI đạt được những thành tựu nghiên cứu thần tốc.
Các nghiên cứu đỉnh cao của VinAI tập trung vào 3 hướng chính là Học máy, Thị giác máy tính và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhằm mục tiêu mang các giải pháp tân tiến tác động trực tiếp và toàn diện đến cuộc sống con người không chỉ tại Việt Nam mà còn hướng ra toàn cầu. Trên nền tảng đó, VinAI đang cung cấp 3 dòng sản phầm chính là Smart Mobility dành cho ô tô thông minh, Smart Data hỗ trợ phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và Smart Edge để phân tích dữ liệu hình ảnh.
Với lĩnh vực xe tự lái, chỉ trong thời gian ngắn kỷ lục, công ty đã triển khai thành công tính năng quan sát toàn cảnh 360 độ (SVM) trên dòng xe điện đầu tiên của Việt Nam VinFast VF e34 và hoàn thiện các phiên bản sản phẩm AI của hệ thống giám sát người lái với tính năng khác biệt. Các dòng sản phẩm Smart Edge cũng được VinAI phát triển với các giải pháp và thiết bị AI camera thông minh, nâng cao trải nghiệm khách hàng, hiện được ứng dụng rộng rãi tại các đại đô thị của Vinhomes – nhà phát triển bất động sản lớn bậc nhất Việt Nam. Trong khi đó, dòng sản phẩm Smart Data của VinAI cũng được các khách hàng quốc tế đánh giá cao.
VinAI quy tụ gần 200 nhà khoa học, kỹ sư tên tuổi, đã có chỗ đứng nhất định trong ngành trí tuệ nhân tạo thế giới.
Không chỉ là đơn vị tiên phong về nghiên cứu chất lượng quốc tế, VinAI còn gánh trên vai một sứ mệnh lớn lao hơn trong việc nuôi dưỡng thế hệ các nhà khoa học AI trẻ cho Việt Nam cũng như thế giới thông qua chương trình đào tạo và ươm mầm có tên gọi AI Residency Program. Chỉ trong hai năm (2021 – 2022), nhiều “hạt giống” đã trưởng thành và cho “trái ngọt” khi trúng tuyển hơn 60 học bổng Tiến sĩ tại 20 trường đại học top đầu thế giới về Khoa học Máy tính như Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), Đại học Harvard (Mỹ), EPFL (Thụy Sĩ), Đại học Cornell (Mỹ)… với tỷ lệ ít nhất một học bổng danh giá trên mỗi học viên. Bên cạnh đó, nhiều học viên còn trở thành những chuyên gia AI giàu kinh nghiệm trong các công ty AI hàng đầu Việt Nam.
Những thành tựu mang dấu ấn quốc tế vừa khẳng định vị thế dẫn dắt của VinAI trong lĩnh vực nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, vừa là lực đẩy đưa Việt Nam trỗi dậy trên “đường đua” AI toàn cầu với những sản phẩm về AI mang tính ứng dụng cao, đón đầu xu thế mới của thế giới
Elon Musk bị vượt mặt: Một công ty khởi nghiệp máy tính não đã đánh bại Neuralink, cấy thiết bị đầu tiên cho một bệnh nhân ở Mỹ
Neuralink của Elon Musk cũng có sứ mệnh tương tự, nhưng công ty vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của FDA.
Synchron, một công ty trong lĩnh vực giao diện máy tính-não, được cho là đã cấy thiết bị đầu tiên của mình vào một bệnh nhân ở Mỹ vào đầu tháng này, vượt mặt Neuralink của Elon Musk.
Công ty khởi nghiệp này đã cấy một thiết bị 1,5 inch (khoảng 3,81 cm) vào não của một bệnh nhân mắc hội chứng ALS (Bệnh xơ cứng teo cơ một bên) tại trung tâm y tế Mount Sinai West ở New York vào ngày 6/7, theo Bloomberg. Người phát ngôn của Synchron đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Cận cảnh thiết bị stentrode của Synchron.
Mục đích của thiết bị là cho phép bệnh nhân giao tiếp - ngay cả khi họ đã mất khả năng di chuyển - bằng cách sử dụng suy nghĩ để gửi email và tin nhắn. Báo cáo của Bloomberg cũng cho biết Synchron đã cấy thiết bị này cho 4 bệnh nhân ở Úc, cho phép họ sử dụng thiết bị cấy ghép trong não để gửi tin nhắn trên WhatsApp và mua sắm trực tuyến.
Năm ngoái, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Úc này đã nhận được sự cho phép của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để bắt đầu thử nghiệm trên người trên sáu bệnh nhân Mỹ bị liệt nửa người. Vào năm 2019, công ty đã cấy thiết bị của mình vào bệnh nhân đầu tiên là con người ở Melbourne, Australia.
Trong khi đó, Neuralink vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của FDA, mặc dù Elon Musk đã dự đoán công ty có thể bắt đầu thử nghiệm trên người sớm nhất là vào năm 2020. Gần đây nhất, ông cho biết vào năm 2021 rằng công ty có kế hoạch bắt đầu cấy chip máy tính của mình lên người vào năm 2022. Thông báo này được đưa ra sau khi tỷ phú kiêm nhà đồng sáng lập chia sẻ video quay cảnh một con khỉ chơi trò chơi điện tử bằng cách sử dụng trí óc thông qua chip não Neuralink.
Đầu năm nay, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Neuralink, Max Hodak, tiết lộ rằng ông đã đầu tư vào Synchron sau khi rời khỏi công ty khởi nghiệp của Musk.
Mô phỏng cách lắp đặt thiết bị của Neuralink.
Các thiết bị cấy ghép của Synchon và Neuralink có hiệu quả tương tự nhau. Cả hai đều được thiết kế để chuyển những suy nghĩ của con người thành các lệnh máy tính và có thể giúp cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson hoặc ALS.
Tuy nhiên, các mục tiêu của Musk dành cho Neuralink có vẻ tham vọng hơn một chút. Trước đây, Musk từng tuyên bố giao diện não-máy có thể mang lại cho con người sức mạnh "thần giao cách cảm" và khiến con người cộng sinh với trí thông minh nhân tạo. Ông thậm chí gọi thiết bị này là "một chiếc Fitbit trong hộp sọ của bạn". Fitbit là thương hiệu smartwatch nổi tiếng của Mỹ.
Nhưng các sản phẩm của Neuralink và Synchron có một số điểm khác biệt chính, đó là kích thước và cách cài đặt. Sản phẩm của công ty khởi nghiệp từ Australia có thể được lắp vào hộp sọ người mà không cần cắt vào hộp sọ, bằng cách sử dụng một ống thông đưa thiết bị qua tĩnh mạch hình vòng cung vào mạch máu trong não. Quá trình này đòi hỏi tới hai cuộc phẫu thuật riêng biệt.
Ngược lại, Neuralink có kế hoạch tạo ra một thiết bị nhỏ hơn và mạnh hơn nhiều, nhưng yêu cầu cắt bỏ một phần hộp sọ của bệnh nhân và quá trình này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một con robot.
Một công ty có tên là Meta đang kiện Meta vì đã tự đặt tên cho mình là Meta Công ty nhỏ hơn cho biết họ đã cố thương lượng với công ty của Mark Zuckerberg trong 8 tháng qua, nhưng không thành công. Khi Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 10 năm ngoái, có một số ý kiến lo ngại cho rằng công ty mạng xã hội này đang có kế hoạch thống trị lĩnh vực metaverse non trẻ. Nhưng...