“Vinafood 2 lỗ, nợ hàng ngàn tỷ không phải lỗi của tôi”
Chiều 7/5, ông Trương Thanh Phong, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty lương thực miền Nam ( Vinafood 2) đã trả lời về toàn bộ thông tin thua lỗ xảy ra trong thời kỳ ông còn điều hành tại doanh nghiệp này.
Ông Trương Thanh Phong, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2)
Trước khi đi vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến thua lỗ, ông Phong thẳng thắn nói: Thứ nhất là sau khi ký biên bản bàn giao để nghỉ hưu (1/1/2014) thì tôi không còn tham gia vào hoạt động Tổng công ty nên sẽ không nói những gì liên quan đến vấn đề sau khi nghỉ hưu.
Thứ hai là những thông tin mà vừa qua các báo đưa hoàn toàn không liên quan gì tới tôi. Tôi không cung cấp những thông tin này, vì nó không hay ho gì, không có lợi ích gì đối với tôi nên tôi khẳng định tôi không có nhu cầu làm chuyện này.
Nói về khoản nợ khó đòi hơn 400 tỷ đồng do công ty Võ Thị Thu Hà gây ra đối với một số đơn vị thành viên, ông Phong cho biết sự biệc được phát hiện từ tháng 2/2013. Thời điểm này Ban điều hành Vinafood 2 phát hiện ba công ty gồm Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang, công ty lương thực Đồng Tháp và công ty lương thực Vĩnh Long bị công ty Thu Hà nợ tiền.
Sau khi phát hiện, ban điều hành Vinafood 2 có họp với ba đơn vị này để chỉ đạo xử lý. Số nợ lúc đó khoảng gần 900 tỷ đồng. Sau đó, Vinafood 2 quyết định thành lập đoàn kiểm tra xử lý.
Hai công ty là lương thực Đồng Tháp và lương thực Vĩnh Long bước đầu đã thu được một số nợ, còn lại chỉ có Hậu Giang tồn đọng nợ lớn nhất. Sau khi có kết quả kiểm tra toàn bộ sự việc lần cuối, Ban điều hành Vinafood 2 làm văn bản báo cáo lên Hội đồng thành viên tổng công ty, kiến nghị cho kiểm tra, đồng thời xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để gây ra hậu quả.
Tuy nhiên, những kiến nghị này đã không được Hội đồng thành viên xử lý.
Như vậy, vụ việc mua bán dẫn đến khó thu hồi nợ ở công ty Võ Thị Thu Hà đã được Vinafood 2 phát hiện từ đầu 2013, và đến tháng 10/2013 thì tiếp tục được phát hiện, số tiền nợ khó đòi tăng thêm hàng trăm tỷ đồng nữa.
Không chỉ có ba công ty mua bán gạo với Thu Hà mà còn có nhiều doanh nghiệp khác thuộc Vinafood 2 cũng bị nợ dây chuyền bởi các đơn vị mua bán lòng vòng. Một số đơn vị còn không báo cáo số nợ thật, lúc đầu báo cáo chỉ còn có 300 tỷ, sau này mới lên hơn 4000 tỷ.
Chẳng hạn, trước thời điểm tôi nghỉ hưu, công ty lương thực Vĩnh Long báo cáo bị Thu Hà nợ có 60 tỷ, sau này lại lên hơn 140 tỷ. Còn công ty Hậu Giang sau khi bị Thu Hà giật nợ lại đem số nợ này đi bán lòng vòng cho nhiều công ty khác….nên hậu quả là bị nợ dây chuyền trong hệ thống Tổng công ty.
Còn một số công ty khác thua lỗ thì sao, thưa ông?
Vinafood 2 có 44 công ty thành viên, trong đó có 14 đơn vị trực thuộc. Theo báo cáo thì đến hết năm 2013, 7/14 đơn vị lỗ lũy kế, nợ khó đòi với tổng số tiền gần 1.000 tỉ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là từ 2011, kinh doanh gạo của tổng công ty có lãi, nhưng đến 2012 có nhiều đơn vị bị lỗ vì kinh doanh bắt đầu gặp khó khăn.
Video đang HOT
Những công ty lỗ trong năm 2012 gồm có công ty Lương thực An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, đến 2013 thì có thêm An Giang, Bạc Liêu, Bình Tây, Trà Vinh. Có công ty thua lỗ vì kinh doanh gạo, có công ty lỗ vì kinh doanh thêm mặt hàng cá tra. Một số công ty cổ phần mà Vinafood 2 chi phối cũng bị thua lỗ.
Nguyên nhân thua lỗ có phần do chủ quan, như trường hợp bị công ty Thu Hà giựt nợ chẳng hạn. Còn phần do khách quan đó là tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn như hai lần mua tạm trữ của năm 2013 thì các công ty đều bị lỗ do giá nguyên liệu trong nước cao hơn giá xuất khẩu.
Vấn đề này cũng đã được Ban điều hành tổng công ty báo cáo lên cấp trên, và cũng đã có kiến nghị xử lý từng công ty. Công ty nào tiến hành cho phá sản nhanh, công ty nào cổ phần, sáp nhập… Đối với những công ty mà lỗ liên tục 2 năm thì ngoài vấn đề giám sát tài chính ra còn phải xử lý cán bộ như thế nào.
Trong kinh doanh, có những lúc lời, lúc lỗ là chuyện bình thường, nên khi một đơi vị nào đó thua lỗ thì mình phải xem xét toàn quá trình, xem cái nào khách quan, cái nào chủ quan, cái nào của tập thể, của cá nhân. Nếu thua lỗ do cố tình, cố ý tham ô, tham nhũng thì phải xử lý. Hai ba năm nay, tình hình kinh doanh thương thực rất khó khăn, có cái mình đồng ý chấp nhận cho lỗ để sau đó phục hồi…
Những hình thức lỗ liên miên thì năng lực cán bộ cũng được đánh giá, kiến nghị hết rồi. Thú thật, khi tôi phát hiện sự việc và có kiến nghị thì cũng gần đến thời gian nghỉ hưu nên những kiến nghị đó không biết sau này các đồng chí kế cận xử lý thế nào.
Tại sao một số giám đốc công ty để xảy ra tình trạng hai năm thua lỗ liên tiếp lại không bị xử lý kỷ luật thưa ông?
Đúng là theo quy định thì giám đốc để lỗ hai năm sẽ bị xử lý, nhưng thực tế thì rất khó.
Tôi lấy ví dụ, công ty lương thực Bạc Liêu để xảy ra lỗ năm 2012, đến cuối năm thì ông giám đốc nghỉ hưu, để lại khoản lỗ 38 tỷ đồng cho ông giám đốc mới. Công ty lương thực An Giang cũng vậy, năm trước lỗ thì năm sau có ông khác lên thay.
Tôi đã đề nghị giải thể hai công ty này vì không có khả năng khắc phục. Đối với công ty cổ phần lương thực Hậu Giang cũng đã được đề nghị giải thể. Ngoài ra một số công ty khác cũng có kế hoạch giải thể, sáp nhập như công ty cổ phần nước suối Trà Vinh, Hoa Sen, Toàn Mỹ… Tất cả đã có kiến nghị, sau khi tôi nghĩ thì không biết sẽ xử lý thế nào.
Như ông nói có nghĩa là hầu hết công ty trực thuộc Vinafood 2 đều bị thua lỗ?
Có công ty lời, có công ty lỗ chứ không phải là lỗ hết
Với vai trò là tổng giám đốc điều hành, ông nhận thấy mình chịu trách nhiệm gì trong vụ việc này?
Nếu tôi thấy lỗ mà tôi không có chỉ đạo, xử lý thì tôi phải chịu trách nhiệm. Nhưng ở đây, tôi có phát hiện, có chỉ đạo và báo cáo kiến nghị xử lý nhưng không được các cấp có thẩm quyền xử lý.
Ông có thể giải thích rõ thêm điều này?
Vì thẩm quyền xử lý không thuộc trách nhiệm của tôi. Với vai trò điều hành, tôi chỉ có nhiệm vụ báo cáo và đề xuất kiến nghị, còn việc có xử lý hay không là thuộc cấp trên.
Kết quả kinh doanh năm 2011 của Vinafood 2 vẫn báo lãi gần 1.000 tỷ đồng, đến năm 2012 vẫn ghi nhận có lãi. Vậy tại sao bây giờ lại lòi ra rất nhiều đơn vị thành viên thua lỗ như vậy?
Đúng là 2011 và 12 có lãi, nhưng đến năm 2013 bị thua lỗ là vì năm này Tổng công ty phải trích quỹ dự phòng rủi ro cho cả hai năm 2012 và 2013. Năm 2012 có đơn vị lỗ, có đơn vị lời, tổng cộng có lãi hơn 200 tỷ đồng.
Từ con số lãi gần 1.000 tỷ của 2011 mà chỉ sau hai năm Tổng công ty do ông điều hành bị lỗ, ngoài phải trích lập dự phòng, còn có nguyên nhân gì khác?
Do thị trường khó khăn, tổng công ty mất thị trường tập trung và tạm trữ bị lỗ. Xuất khẩu chính ngạch thì khó nhưng các công ty thuộc Tổng công ty lại không bán được gạo qua biên giới vì bán qua đường này yêu cầu phải có giấy tờ để vào sổ trong khi hầu hết lại không cần.
Nguyên nhân thua lỗ sẽ được cơ quan chức năng điều tra, kết luận. Nhưng thưa ông, với cương vị là người điều hành Vinafood 2, sau vụ việc này, bài học lớn nhất đối với ông là gì?
Đó là công tác cán bộ. Những năm cuối đối với tôi là rất khó khăn. Trong nội bộ từ trên xuống dưới không được đồng thuận nên tôi rất khó điều hành. Không làm được gì. Với cương vị là tổng giám đốc, tôi chỉ được giao nhiệm vụ điều hành tổng công ty, còn khi phát hiện vụ việc cần xử lý thì tôi lại không có thẩm quyền. Trên đó còn có hội đồng thành viên, ban đảng ủy, các bộ, ngành…
Theo Đặng Hoàng thực hiện
Một Thế giới
Ngành du lịch Việt Nam bức xúc trước vụ "xòe" tiền mới được vào đất Thái
Nhập cảnh vào Thái Lan qua đường bộ, du khách Việt Nam bị hải quan Thái Lan buộc phải xòe 700 USD hay 2000 bath ra ngang mặt để chụp hình mới cho nhập cảnh. Đây không chỉ là quy định vô lý, thô thiển mà còn là sự sỉ nhục quốc thể.
"Bắt khách Việt xoè tiền mới cho nhập cảnh là sự sỉ nhục quốc thể"
Sau khi sự việc được công bố, cơ quan quản lý ngành du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành và đông đảo khách du lịch Việt Nam vô cùng bức xúc với quy định kỳ quặc này.
Phải xoè 700USD hoặc 2000 bath ra ngang mặt mới được làm thủ tục nhập cảnh vào Thái Lan là sự sỉ nhục đối với du khách Việt (ảnh minh họa)
Chiều ngày 6/5, trao đổi với PV Dân Trí, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: "Thay mặt Tổng cục Du lịch Việt Nam tôi vừa ký văn bản yêu cầu Tổng cục du lịch Thái Lan giải thích rõ việc này, đồng thời yêu cầu phía Thái Lan chấm dứt ngay tình trạng trên và bãi bỏ quy định này.
Đồng thời, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Bộ Ngoại giao Việt Nam có ý kiến về quy định thiếu văn hóa này của Thái Lan".
Phải chứng minh tài chính khi nhập cảnh vào một số nước từ trước đến nay vẫn có, nhưng cách làm của họ văn minh, lịch thiệp, tôn trọng khách chứ không thô thiển mang tính sỉ nhục khách như vậy.
"Thái Lan có thể kiểm soát gắt gao, thậm chí khám xét công dân nước khác khi cho nhập cảnh vào mình để đảm bảo an ninh nhưng không được dùng các biện pháp thô lỗ mang tính sỉ nhục, lăng mạ công dân Việt Nam trước nhiều công dân quốc gia khác. Đây là hành động không chấp nhận được. Chúng tôi yêu cầu phía Thái Lan dừng ngay việc làm này nếu không ngành du lịch Việt Nam sẽ có biện pháp mạnh mẽ hơn. Đây không chỉ là sự thô thiển thái quá mà còn là sự sỉ nhục quốc thể.
Tuy nhiên, cũng không nên đổ tất lỗi cho phía Thái Lan, trước đây đã từng có một vài khách lẻ nhập cảnh vào nước bạn bằng đường du lịch và ở lại bất hợp pháp. Nhưng, cũng không thể vì một vài trường hợp nhỏ lẻ mà đối xử với khách du lịch Việt Nam như vậy được. Nhân đây, tôi cũng lưu ý các công ty lữ hành khi đưa khách ra nước ngoài cần có sự quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng một số khách lợi dụng con đường du lịch để nhập cảnh vào nước bạn với mục đích khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt Nam", ông Cường thẳng thắn chia sẻ.
Cũng trong chiều 6/5, trao đổi với PV Dân trí về vụ việc trên, một cán bộ của Tổng cục Du lịch Thái Lan cho rằng: Do khách Việt Nam hay lợi dụng con đường du lịch để vào Thái bất hợp pháp nên phía Thái Lan phải có quy định để kiểm soát. Hơn nữa do khách du lịch Việt Nam thiếu nhã nhặn với nhân viên hải quan khi họ yêu cầu chứng minh tài chính nên mới xảy ra tình trạng trên...
"Cần huỷ tour Thái Lan nếu khách Việt không được tôn trọng"
Tuy nhiên, cho dù thực trạng trên là có thực đi nữa, chỉ vì một số người vi phạm, lao động trái phép mà Thái Lan kỳ thị cả cộng đồng người Việt như vậy là một cách cư xử không công bằng, khách quan trong quan hệ ngoại giao. Hơn nữa, việc buộc du khách phải mang theo một khoản tiền mặt khi vào du lịch Thái Lan là hoàn toàn vô lý vì khi khách đã mua tour có nghĩa họ đã trả tiền trọn gói cho việc ăn ở đi lại, bảo hiểm thì việc mang theo tiền hay không là quyền của du khách. Chính vì thế, việc đòi hỏi của Thái Lan là hoàn toàn vô lý.
Nhiều ý kiến cho rằng cần tẩy chay tour Thái Lan nếu còn áp dụng quy định trên với khách Việt Nam
Một số du khách đi Thái từng "chạm trán" với các nhân viên hải quan tại cửa khẩu Poipet (biên giới Campuchia - Thái Lan) kể họ đã từng bị nhân viên hải quan tại cửa khẩu này quát tháo. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng Việt lơ lớ: "Không có thì về Hà Nội luôn!".
Không chỉ với khách du lịch đơn thuần, có ý kiến cho rằng tại cửa khẩu này, ngay cả với khách trong đoàn carnavan, toàn là giám đốc doanh nghiệp có nhiều người đã từng đi nhiều nước cũng đều phải xòe tiền ngang mặt để chụp hình giống như một kẻ tội phạm bị bắt quả tang. Ngay lúc đó đã có nhiều người đề nghị hủy chương trình nhưng vì một số thành viên trong đoàn đã nhập cảnh trước nên phải ấm ức chấp nhận.
Trước thông tin người Việt bị thiếu tôn trọng tại cửa khẩu Thái Lan, cộng đồng mạng bức xúc, nhiều ý kiến của các bạn trẻ kêu gọi huỷ tour đi Thái nếu phía Thái Lan không tôn trọng khách du lịch Việt Nam và bãi bỏ quy định vô lý này. Nhiều người Việt đang có ý định mua tour sang Thái đã tỏ ra thận trọng hơn. Bởi theo một nguyên lý đơn giản: không ai muốn mất tiền để đến nơi mà mình không được tôn trọng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã tỏ ra bức xúc trước chính sách vô lý của Thái Lan như phản ánh ở trên. Họ cho rằng, chính sách này khiến doanh nghiệp lữ hành không thể bán tour sang Thái Lan được và quan trọng hơn nó như là một sự sỉ nhục với người Việt Nam.
Chia sẻ quan điểm với PV Dân Trí về vấn đề này, PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Du lịch Việt Nam cho rằng: "Theo quan hệ đối xứng, phía Việt Nam không "hành" khách Thái Lan thì phía Thái nên đối xử công bằng, tôn trọng khách Việt. Khi họ đã mua tour thì việc họ mang theo bao nhiêu tiền phía Thái Lan không có quyền kiểm soát. Đề nghị Bộ VHTT Tổng cục Du lịch phải có ý kiến phản đối chuyện sỉ nhục du khách Việt Nam", TS Lương nói.
Vấn đề thắt chặt an ninh, kiểm soát người nhập cảnh là điều bình thường của các quốc gia, tuy nhiên không nên vì một vài khách lẻ lợi dụng con đường du lịch nhập cảnh trái phép vào đất Thái mà phía Thái Lan đưa ra quy định vô lý và có cách hành xử thiếu văn hoá, mang tính sỉ nhục với khách du lịch Việt Nam như trên. Có chăng, phía Thái Lan nên tìm một cách giải quyết mềm mỏng hơn, lịch thiệp hơn như các nước trong khu vực và trên thế giới, để vừa đảm bảo an ninh cho nước mình và vẫn đảm bảo khách du lịch Việt Nam được tôn trọng, đối xử công bằng như tất cả khách du lịch của các quốc gia khác.
Thu Hà - Hữu Thắng
Theo Dantri
Ngày 15-4 hợp long cầu Nhật Tân Ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân, Ban QLDA 85 cho biết, cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng dự kiến được hợp long vào sáng mai 15-4. Khởi công từ tháng 4 -2009 với vốn đầu tư 13.600 tỷ đồng, đến nay các gói thầu thi công trên công trường cầu Nhật Tân đã bước...