Vinaconex thoái hơn 300 tỷ đồng khỏi dự án Bắc An Khánh
Với tỷ lệ góp vốn 340 tỷ đồng, tương đương với hơn 21 triệu đôla, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) đang lên kế hoạch chuyển nhượng phần vốn tại dự án Bắc An Khánh.
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa thông báo với các nhà đầu tư về việc thoái vốn khỏi dự án Bắc An Khánh. Cụ thể, Vinaconex sẽ tiến hành cấu trúc lại vốn đầu tư tại Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các tổ chức kinh tế trong hoặc ngoài nước đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
An Khánh JVC có vốn điều lệ là 680 tỷ đồng, tương đương 42,5 triệu đôla. Vinaconex góp 340 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress.net, một nguồn tin từ Vinaconex cho hay, việc chuyển nhượng vốn góp nằm trong lộ trình tái cấu trúc của công ty và đã được HĐQT thông qua. “Không chỉ riêng dự án Bắc An Khánh mà Vinaconex đã từng thoái vốn hàng loạt dự án để thực hiện lộ trình tái cấu trúc. Việc thoái vốn hoàn toàn bình thường”, nguồn tin cho hay.
Xung quanh chuyện khiếu nại và tranh chấp với chủ đầu tư về điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán, vật liệu sử dụng trong công trình ở Bắc An Khánh, nguồn tin này cho hay, chuyện này “hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc Vinaconex thoái vốn khỏi dự án”. Bởi theo ông, An Khánh JVC có tư cách pháp nhân độc lập và Vinaconex chỉ đóng vai trò là một cổ đông.
Cùng với Bắc An Khánh, HĐQT Vinaconex cũng quyết định thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel, Công ty Vinaconex Xuân Mai, dự án Park City.
Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) được thành lập vào ngày 8/12/2006 để xây dựng dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh. Dự án là khu đô thị cao cấp kết hợp trung tâm văn phòng thương mại nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội, dọc trục đại lộ Thăng Long có tổng diện tích 245 ha. Dự án được chia thành 5 giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018.Hiện tại, An Khánh JVC đang hoàn thiện giai đoạn 1, còn giai đoạn 2 được khởi công vào đầu tháng 6 năm nay.
Đầu tháng 11 vừa qua, nhiều khách hàng đã tụ tập tại trụ sở của Vinaconex để yêu cầu công ty làm rõ những khúc mắc về việc dừng triển khai hoàn thiện nhà do chưa thống nhất thiết kế với khách hàng, danh mục vật liệu xây dựng. Cho rằng mình chỉ là một cổ đông, không có đủ thẩm quyền giải quyết, Vinaconex đã chuyển đơn thư kiến nghị cho chủ đầu tư và đề nghị giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Theo VNE
Những "Chúa Chổm" phiên bản 2012
5Tập đoàn kinh tế- 5 "ông lớn" được phân bổ tiền từ ngân sách nhà nước- hóa ra lại là một trong những tin nóng, dù số tiền vỏn vẹn 3.700 tỉ đồng- ít đến "không bõ dính răng".
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng
Dường như cách nhìn nhận của báo chí, sự quan tâm của cử tri không chỉ đơn thuần là câu chuyện tiền thuế của dân được phân bổ cho các tập đoàn - dù gắn danh nhà nước thì bản chất vẫn là những doanh nghiệp.
Sáng nay (16.11), khi Quốc hội thảo luận về Hiến pháp sửa đổi, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam công bố một số con số tài chính của Tổng Công ty XNK xây dựng Vinaconex: Tồn kho gần 8.000 tỉ đồng; vay và nợ ngắn hạn 5.541 tỉ; vay và nợ dài hạn 5.714 tỉ đồng; lỗ 9 tháng 707 tỉ đồng. Với tình trạng vừa nợ, vừa lỗ, vừa tồn kho như thế, không biết "cánh chim đầu đàn" sẽ còn đủ sức mà bay! Và bay đi đâu (?!).
Nhưng Vinaconex chỉ là "một ví dụ" trong tình trạng nợ chồng chất của các doanh nghiệp nhà nước. Trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ Tài chính cho biết số nợ của các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty nhà nước đến cuối 2011 là 1.292.400 tỉ đồng- tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 8 đơn vị có tỉ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 - 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 - 5 lần.
VnEconomy dẫn lời Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định: Các TĐKT, TCty NN "đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp".
Những cái tên được nêu như những điển hình về nợ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng (EVN cũng đang nợ nước ngoài 99.260 tỉ đồng). Tập đoàn Dầu khí (PVN) đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng. Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.027 tỉ đồng.
Nếu có một phiên bản đương đại về "Chúa Chổm", thì đó hẳn nhiên phải là thành ngữ "nợ như tập đoàn".
3.700 tỉ đồng được phân bổ cho 5 "ông lớn" không lớn, nhưng về bản chất, đó là tiền từ thuế của dân, từ tài nguyên của đất nước được phân cho các doanh nghiệp, chỉ hơn các DN khác ở hai chữ "chủ đạo" trong Hiến pháp.
Có thể, còn quá sớm để nghĩ đến chuyện bỏ đi hai chữ "chủ đạo" của thành phần kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nào, doanh nghiệp nào cũng chỉ gắn với hiệu quả nếu chúng được đưa vào một cơ chế cạnh tranh thực sự. Mà sự cạnh tranh phải bắt đầu bằng việc bình đẳng về nguồn vốn, việc sử dụng tài nguyên, về cơ chế trách nhiệm; bắt đầu bằng việc bình đẳng trong việc vay nợ, và tất nhiên là việc trả nợ.
Theo laodong
Những đại gia bật bãi khỏi ngân hàng Ngân hàng dường như không còn là con gà đẻ trứng vàng, chưa kể rủi ro là khá lớn. Các đại gia một thời mê mẩn với lĩnh vực này, giờ âm thầm thoái lui. Sự ra đi của các nhà đầu tư lớn cùng với quá trình tái cấu trúc khiến giới đầu tư khó đoán định được tương lai của các...