Vinachem trực thuộc Bộ Công thương lập ban chỉ đạo giải cứu các dự án thua lỗ nghìn tỉ
Vinachem đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của 1 số dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷ thời gian qua.
Ông Vũ Đình Duy (Uỷ viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Vinachem, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí PVTex) – Chủ đầu tư dự án 7.000 tỷ thua lỗ.
Thành lập Ban chỉ đạo các vấn đề còn tồn đọng
Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hồi cuối tháng 1 đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của một số dự án như Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2… Theo quyết định thành lập này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Hóa chất sẽ là trưởng Ban chỉ đạo. Tổng giám đốc Tập đoàn làm phó trưởng ban. 20 thành viên còn lại thuộc Ban chỉ đạo đang đảm nhận các vị trí, công việc liên quan khác.
Vinachem thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của các dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷBan chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Hội đồng Vinachem triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chính phủ và Ban chỉ đạo Bộ Công Thương xử lý các tồn tại ở những dự án cũng như doanh nghiệp thuộc tập đoàn. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Hội đồng thành viên Tập đoàn. Các dự án và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cần giải quyết các vấn đề tồn tại gồm Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình/Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình; dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc/Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2/Công ty cổ phần DAP số 2- Vinachem và Công ty cổ phần DAP – Vinachem.
Trước đó, hồi đầu tháng 1 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng có Thông báo Kết luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số dự án lớn của Tập đoàn Vinachem diễn ra hôm 7/12/2016.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Vinachem cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay một cách khách quan, toàn diện để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển Tập đoàn một cách bền vững theo đúng chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tập đoàn nghiên cứu, so sánh các phương án dừng, cổ phần hoá, liên doanh hay bán… các dự án này. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án tốt nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Có nên cứu?
Từng trao đổi với PV về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nhà nước cần phải xử lý kiên quyết và có thái độ dứt khoát đối với các dự án thua lỗ ngàn tỷ trên, không thể tiếp tục chi thêm các khoản tiền đầu tư để cứu dự án.
Lấy trường hợp Đạm Ninh Bình gửi kiến nghị lên Chính phủ xin thêm những ưu đãi mới trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất khó khăn, thua lỗ, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân cho rằng những đề nghị trên của Đạm Ninh Bình không có cơ sở khoa học và trong điều kiện hiện tại của đất nước thì không thể chấp nhận những yêu cầu như vậy.
“Nếu cơ quan quản lý nhà nước đồng ý hỗ trợ Đạm Ninh Bình thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và tiền lệ xấu với các doanh nghiệp khác. Nếu cứu Đạm Ninh Bình và có ưu đãi như vậy thì hàng trăm doanh nghiệp khác sẽ nhao ra xin ưu đãi. Như vậy là không tốt cho nền kinh tế và quản lý nhà nước”, ông Phong nhấn mạnh.
Ông Phong cho rằng không thể bắt người dân chịu mãi những dự án làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc. Thay vào đó, vị chuyên gia khẳng định, cần phải để các nhà máy Đạm phá sản theo đúng cơ chế thị trường.
“Thủ tướng đã yêu cầu dừng các dự án thua lỗ rồi. Cho nên các Ban, ngành cần phải cương quyết, dừng dự án càng sớm càng tốt. Chúng ta không nên nghĩ đến việc bù lỗ, thà chịu đau 1 lúc còn hơn chịu đau mãi”, GS Phong nói.
Trong khi đó, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc nhà máy Đạm Hà Bắc hay Đạm Ninh Bình thua lỗ là một nghịch lý cần phải được làm rõ và công khai trước dư luận xã hội.
Theo ông Đoàn, phân bón hiện nay đang là lĩnh vực hết sức nóng đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Quy mô sản xuất được mở rộng nên nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên do vấn đề quản lý, dự báo, sử dụng công nghệ Trung Quốc nên các dự án đã không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với những dự án thua lỗ nghìn tỷ này, vị chuyên gia khẳng định cần phải tiến hành tái cấu trúc lại các hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi sống còn không chỉ đối với Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình mà còn với nhiều doanh nghiệp khác như gang thép Thái Nguyên hay lĩnh vực hóa dầu…
“Chúng ta nếu không có tổ chức lại thì sẽ chắc chắn gặp khó khăn, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy này. Phải thay đổi phương thức sản xuất, hình thái kinh tế thì mới ra được vấn đề. Đặc biệt cần hết sức chú trọng đến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường”, ông Đoàn nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
'Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?'
&' "Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư thì cơ quan chức năng xử lý ra sao?", cử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi.
&'Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?'
Ngày 1/12, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ những trăn trở liên quan đến các vụ án oan sai của người dân và những vụ tham nhũng chưa được xử lý.
Tham nhũng nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm
Nhắc lại việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cử tri Lê Minh Trung nói rằng thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng đang bị các cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm. Ông này nói người có chức, có quyền mới tham nhũng được. Nhưng khi xác định được cán bộ tham nhũng thì xử lý quá nhẹ, khiến dân chưa phục.
"Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng - tiền thuế của dân, rồi bất ngờ cáo bệnh trốn ra nước ngoài. Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư, cơ quan chức năng xử lý ra sao?", ông Trung đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, nhiều cử tri khác cũng cho rằng "bệnh" tham nhũng còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. "Người dân làm sao tham nhũng được. Những dự án ban đầu đưa ra vốn một tỷ đồng. Khi hoàn thành đội lên gấp 4 - 5 lần là do anh tham nhũng, gây lãng phí chứ còn gì nữa?" cử tri Lê Chiến nói.
Cử tri Trần Quang Sâm nêu lại vụ án vỡ ống nước Sông Đà xảy ra tại Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Ông nói nhiều năm qua đã xảy ra gần 20 vụ vỡ ống nước khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội gặp khó khăn. Tài sản của nhà nước, người dân liên quan đến vụ việc này cũng thất thoát rất lớn.
"Theo dõi báo chí tôi thấy có hai đứa trẻ ở TP.HCM vì đói quá nên rủ nhau đi ăn trộm ổ bánh mì. Phát hiện vụ việc, cơ quan điều tra khởi tố các cháu. Còn Vinaconex được xác định gây hậu quả nghiêm trọng lại không bị xử lý. Làm như vậy có công bằng với dân?", ông Sâm hỏi.
Xảy ra tham nhũng, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
Ông Huynh thừa nhận nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng, quyết tâm để đẩy lùi tham nhũng. Ông đồng ý quan điểm với các cử tri là người có chức, quyền thì mới có thể tham nhũng.
"Chúng ta phải xây dựng quy chế, hệ thống pháp luật chặt chẽ để người ta không lợi dụng kẽ hở. Các vụ án tham nhũng đang được điều tra xét xử nghiêm. Các địa phương nếu để xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Để ngăn chặn nạn tham nhũng phải lấy dân làm gốc", ông Huynh nhấn mạnh.
Ông Đinh Thế Huynh. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Giải đáp thắc mắc về vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Huynh nói công an đang truy nã quốc tế và sẽ sớm bắt vị này về xử lý. "Dù lãnh đạo hay dân thường, làm sai sẽ bị xử lý. Gây thất thoát tiền của nhà nước thì phải thu hồi chứ không có chuyện bỏ chạy đi đâu được", ông Huynh khẳng định.
Nói về vụ vỡ ông nước Sông Đà, ông Huynh ghi nhận các ý kiến bức xúc của cử tri và cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan Trung ương xem xét. "Còn vụ hai cháu bé ăn cắp bánh mình ở TP.HCM, các cơ quan Trung ương đã yêu cầu đình chỉ vụ án", ông Huynh chốt lại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng
(Theo Zing News)
Chủ tịch Quốc hội giải thích cho cử tri vụ Trịnh Xuân Thanh Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sáng nay có buổi tiếp xúc với cử tri quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Cử tri băn khoăn về việc đề nghị kỷ luật các cán bộ liên quan đến bổ nhiệm cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời cử tri ở Cần...