VinaCapital phản bác nghi ngờ “có ý đồ thâu tóm Ba Huân”
Trước việc Công ty cổ phần Ba Huân muốn dừng hợp tác với VinaCapital vì cho rằng quỹ đầu tư này đưa ra các điều khoản vô lý cũng như có ý định thâu tóm, chiều 7/8, VinaCapital đã lên tiếng.
Theo thông báo của VinaCapital, khi quyết định đầu tư vào Ba Huân, quỹ đầu tư này tin rằng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt và tiềm năng nên muốn hợp tác để đưa Ba Huân bước sang giai đoạn phát triển mới.
Nhưng do có một số hiểu lầm giữa đôi bên, VinaCapital quyết định dừng đầu tư vào Ba Huân và đang thảo luận cùng doanh nghiệp này để kết thúc thương vụ trên tinh thần tuân thủ luật pháp và lợi ích các bên.
Mặc dù chính thức thông tin về những ồn ào trong thương vụ hợp tác với Ba Huân nhưng VinaCapital cho rằng, do tôn trọng những điều khoản bảo mật nên đã từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về các hợp đồng giao dịch hai bên đã ký kết. Tuy vậy, VinaCapital vẫn tiết lộ một vài tình tiết cơ bản.
VinaCapital cho hay, các điều khoản hai bên ký kết tương đồng với các thương vụ hợp tác đầu tư mà quỹ này đã thực hiện thành công trước đây và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Thêm nữa, các điều khoản ràng buộc bao gồm một số điều kiện bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và chỉ áp dụng khi doanh nghiệp không đạt được các kết quả kinh doanh do chính ban điều hành doanh nghiệp dự báo. VinaCapital đã chấp nhận đầu tư với mức định giá doanh nghiệp cao hơn nhiều so với định giá của thị trường.
Video đang HOT
Mặc dù tôn trọng các điều khoản bảo mật thông tin nhưng VinaCapital cũng đã tiết lộ phần nào các điều khoản ký kết với Ba Huân.
Theo VinaCapital, trước khi hai bên ký kết các thoả thuận hợp tác vào tháng 2/2018, hợp đồng đã được soạn thảo bằng tiếng Anh. Các hợp đồng chính và tất cả tài liệu quan trọng đều được dịch sang tiếng Việt, không có khác biệt nào về nội dung so với bản tiếng Anh.
Trước đó, Ba Huân đã nhận được biên bản ghi nhớ đầu tư bằng tiếng Anh cùng bản dịch tiếng Việt để đối chiếu, rà soát. Tất cả các điều khoản quan trọng sẽ được đưa vào các hợp đồng chính thức trước khi ký biên bản này vào tháng 10/2017.
Quỹ đầu tư nước ngoài này cho hay, tính từ lần gặp gỡ đầu tiên và thời gian chuẩn bị việc ký kết biên bản ghi nhớ cho đến khi ký hợp đồng chính thức kéo dài hơn 6 tháng. Trong suốt quá trình đó, Ba Huân có tham vấn một số đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, do đó họ hoàn toàn hiểu rõ các nghĩa vụ cam kết thực hiện.
Chốt lại, VinaCapital khẳng định, Quỹ không chiếm quyền điều hành hay thâu tóm Ba Huân cũng không nằm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn từ trước đến nay.
Như Infonet đã đưa tin, mới đây bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Ba Huân đã gửi đơn kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan thẩm quyền can thiệp, bảo vệ quyền lợi cho công ty trong quá trình chấm dứt hợp tác cùng VinaCapital.
Theo nữ giám đốc này, sau khi ký kết một số thoả thuận hợp tác ban đầu bằng bản tiếng Anh nhưng đến khi Ba Huân đối chiếu với bản tiếng Việt thì có những nội dung không đúng như thoả thuận. Từ đó, Ba Huân đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng theo bà Huân, quỹ đầu tư này lại có động thái gây trì hoãn, khó khăn…
Theo infonet
Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn thay đổi gần 45% điều kiện kinh doanh
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ bãi bỏ 36 điều kiện đầu tư kinh doanh, sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu với cá nhân trong doanh nghiệp, chiếm 44,78% điều kiện kinh doanh thuộc Bộ quản lý.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc rà soát, đề xuất đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh và kiến nghị kiến nghị sửa đổi Luật Khoáng sản và 12 Nghị định của Chính phủ
Thực hiện Nghị quyết số 83 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức rà soát lại các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và báo cáo kết quả rà soát, đề xuất kiến nghị đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, về điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng với các lĩnh vực, theo quy định tại Phụ lục số 04 Luật Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ với 163 điều kiện đăng ký kinh doanh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất chuyển ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường với 22 điều kiện kinh doanh.
Bộ này cũng kiến nghị bãi bỏ 36 điều kiện đầu tư kinh doanh: lĩnh vực đất đai 7 điều kiện; lĩnh vực môi trường 6 điều kiện; lĩnh vực địa chất và khoáng sản 6 điều kiện; lĩnh vực tài nguyên nước 15 điều kiện; lĩnh vực đo đạc và bản đồ 1 điều kiện; lĩnh vực khí tượng thủy văn 1 điều kiện.
Bên cạnh đó, sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu với cá nhân trong doanh nghiệp phải bảo đảm về điều kiện kinh nghiệm, thời gian công tác theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn để chứng minh cá nhân có đủ điều kiện về kinh nghiệm, chuyên môn (lĩnh vực đất đai: 2 điều kiện; lĩnh vực địa chất và khoáng sản: 1 điều kiện; lĩnh vực tài nguyên nước: 11 điều kiện; lĩnh vực khí tượng thủy văn: sửa đổi 1 điều kiện).
Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất chuyển 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm với 22 điều kiện đầu tư kinh doanh (còn 17 ngành nghề); kiến nghị bãi bỏ 36 điều kiện và sửa đổi 15 điều kiện đầu tư kinh doanh tại 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (chiếm 44,78%).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những sửa đổi này sẽ giúp người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục liên quan tới lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
Theo Thế Kha (Dân trí)
Nông dân xuất sắc khoe giọt nước mắt tự hào với Tổng Bí thư Buổi gặp mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với 87 Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm Đổi mới chiều 13.10 tại Trụ sở Trung ương Đảng đã để lại nhiều ấn tượng xúc động đối với các nông dân tham dự. Những khó khăn, kiến nghị lẫn những giọt nước mắt tự hào khi đưa nông sản Việt vượt...