Vinaca: Tháo biển hiệu, tẩu tán tài sản lúc nửa đêm
Tại địa chỉ đăng ký trụ sở của công ty Vinaca ở Hà Nội, biển hiệu công ty đã được dỡ bỏ, cửa đóng then cài mấy ngày nay.
Từ đường Nguyễn Trãi ( quận Thanh Xuân, Hà Nội) – tấm biển chỉ phố Cự Lộc dẫn tới ngõ 40 có chiều dài tới hơn 1km. Dù là phố, nhưng đường Cự Lộc chỉ rộng chừng 2m, một ô tô đi vào cũng đủ gây tắc đường.
Trụ sở công ty TNHH Vinaca tại số 17B, ngõ 40, phố Cự Lộc
Số nhà 17, ngõ 40, phố Cự Lộc là trụ sở của công ty TNHH Vinaca, đơn vị vừa bị phát hiện sản xuất thuốc chữa ung thư làm bằng than tre gây xôn xao dư luận.
Địa chỉ này được ghi trong Giấy chứng nhận “Top 10 thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017″ do Viện chống làm giả – Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng ngày 12/10/2017.
“Đại bản doanh” của Vinaca là một ngôi nhà 4 tầng cũ kỹ. Biển số nhà đánh dấu trước căn nhà này là 17B.
Ít ai biết đây là “tổng hành dinh” của một doanh nghiệp được trao tặng “Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2017″.
Chị N. – hàng xóm kể: Trước kia, ngôi nhà số 17 là của một chủ, sau đó được ngăn thành hai căn, đánh số 17A – 17B và bán cho 2 người.
Ở căn nhà 17B nơi biển hiệu công ty TNHH Vinaca gắn trước cửa nhà, hầu như chỉ có 2 ngày cuối tuần có người ra vào.
“Hầu hết vào ngày cuối tuần có vài chục người đến họp hành, sau đó mang các thùng hàng đóng bìa các-tông mang đi. Vài ngày trước, chúng tôi thấy họ tháo biển, không còn để biển hiệu công ty nữa”- chị N. thông tin.
Nửa đêm tẩu tán tài sản
Video đang HOT
Thượng úy Lê Nguyên Kha, cảnh sát khu vực phụ trách tổ dân phố Cự Lộc 1 (Công an phường Thượng Đình) thông tin: Chủ doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ pháp nhân theo yêu cầu, nửa đêm khuân đồ bỏ trốn.
“Năm 2017, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý địa bàn, tôi đã yêu cầu chủ doanh nghiệp mang giấy tờ có liên quan đến trình báo đến trụ sở Công an phường để chúng tôi nắm bắt được thông tin.
Thế nhưng, rất nhiều lần hẹn mang giấy tờ đến, đơn vị này đều thất hẹn. Lần thứ 3, chúng tôi yêu cầu nếu không mang giấy tờ pháp nhân đến, chúng tôi sẽ lập biên bản hành chính, thì sáng sớm hôm sau, nhân dân cho biết khoảng 4h sáng, họ đã chuyển toàn bộ thiết bị, bàn ghế, máy móc của công ty đi chỗ khác. Tuy nhiên, biển hiệu công ty vẫn giữ nguyên đến thời điểm đầu tháng 4, khi vụ việc bị phanh phui.
Mới đây, tôi đi kiểm tra thì thì thấy, biển hiệu công ty đã được dỡ bỏ. Có lẽ chỉ khoảng 2-3 ngày nay”.
Anh Kha cũng cho biết thêm, chủ ngôi nhà số 17B cũng là một người khác mua lại từ căn nhà số 17 được ngăn đôi. Khoảng gần chục năm qua, họ mua lại căn nhà này và cho thuê. Chính chủ nhà cũng chưa bao giờ xuất hiện.
“Ngay như tiền nộp thuế đất hàng năm, họ cũng chưa bao giờ đóng mà toàn nhờ hàng xóm đóng giúp. Sự bí ẩn của chủ hộ này cũng gây khó cho chúng tôi trong công tác quản lý địa bàn” – Thượng úy Kha nói.
Tại chương trình nhận giải thưởng Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, công ty TNHH Vinaca được xướng danh là thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam và gương mặt doanh nhân tiêu biểu 2017.
Ông Lê Trọng Anh (quyền GĐ Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thương hiệu – Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN) – đơn vị phối hợp tổ chức giải thưởng cho hay: “Sau khi vinh danh, nếu đơn vị có sai phạm trong hoạt động thương hiệu, pháp luật, chúng tôi sẽ thu hồi giải thưởng”.
“Tôi yêu cầu Bộ Y tế phải có tiếng nói, phải can thiệp, không thể đứng ngoài để những đơn vị tổ chức giải thưởng lý luận là chỉ công nhận thương hiệu mà không quan tâm tới vấn đề chất lượng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp chiều qua với lãnh đạo Bộ Y tế, Công an và các bộ, ngành liên quan. Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giả.
Theo Thái Bình (Vietnamnet)
Giám đốc tự 'sáng chế' thuốc chữa ung thư từ than tre, nứa
Thuôc chưa ung thư Vinaca "sáng chê" tư than tre lưu hanh trên thi trương nhưng không được cơ quan y tế nào kiểm định chất lượng.
Đầu năm 2018, khi ập vào "xưởng" sản xuất của Đào Thị Chúc (25 tuổi, ở Kiến An, Hải Phòng), công an đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc của công ty Vinaca.
Trong đó, 5 loại sản phẩm đang được sản xuất tại cơ sở này gồm 154 hộp Vinaca ung thư CO3.2; 633 chai Vinaca Vi5 tẩy mùi hôi (loại 300 đến 900 ml); 100 lọ Vinaca baby Vi6... Tất cả sản phẩm, nguyên liệu đầu vào đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trả lời cơ quan chức năng, Chúc cho biết việc sản xuất thuốc theo sự chỉ đạo, sắp xếp của chồng là ông Nguyễn Xuân Thu (37 tuổi), Giám đốc công ty Vinaca (trụ sở tại số 17/40 phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Tuy nhiên, cảnh sát xác minh, công ty Vinaca không phát hành hóa đơn và chưa từng kê khai thuế.
Bà Chúc làm việc với công an thời điểm cảnh sát ập vào bắt quả tang cơ sở này đang hoàn thiện sản xuất thuốc Vinaca ung thư CO3.2. Ảnh: Tùng Chi.
Cũng theo sự thừa nhận của bà Chúc, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm Vinaca ung thư CO3.2, Vinaca baby Vi6... là bột than tre nứa. Nguồn này, Chúc nhập từ Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi, Giám đốc công ty Hồng An Phong, địa chỉ ở thôn Hồng Lâu, xã Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng).
Giám đốc Tuấn cũng là người cho công ty Vinaca "mượn" giấy tờ pháp nhân. Công ty Hồng An Phong còn trực tiếp làm các thủ tục pháp lý tại Sở y tế Hải Phòng để xin lưu hành các sản phẩm của Vinaca trên thị trường.
Tự nghiên cứu chế tạo thuốc chữa ung thư
Đào Thị Chúc khai nhận tại cơ quan công an, ông Thu, chồng bà, có học về ngành y. Toàn bộ công thức làm thuốc chữa ung thư là do Thu tự nghiên cứu, sáng chế. Với vợ chồng Thu Chúc, đây được coi là "công nghệ bí mật" mà cặp đôi thường tung hô trong các dịp thu hút khách hàng tin dùng sản phẩm của Vinaca.
Cận cảnh những viên thuốc được kiểm đếm tại xưởng của công ty Vinaca. Ảnh: Tùng Chi.
Chúc cho biết trung bình mỗi tháng nhận từ Tuấn 10 bao tro, mỗi bao 30 kg. Hai năm 2016-2017, chỉ tính riêng tiền công Chúc trả cho Tuấn trong việc làm bột than tre là 200 triệu đồng.
"Các thành phần trong viên nang có những gì, tôi đều không biết. Tôi chỉ biết viên nang đó dùng để hỗ trợ điều trị ung thư và một số bệnh khác. Người không bệnh uống vào cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe", Chúc khai.
Sở Y tế Hải Phòng không phân định rõ mỹ phẩm hay thuốc trong cấp phép
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Tiến Sơn, Phó giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, thừa nhận cơ quan này đã tiếp nhận công bố sản phẩm của Công ty Hồng An Phong. Sau một năm, Sở Y tế Hải Phòng chưa một lần thực hiện công tác hậu kiểm tại nơi đăng ký kinh doanh này.
Các sản phẩm của Vinaca có mặt trên thị trường bởi có sự cho phép công bố của Sở Y tế Hải Phòng. Ảnh: Tùng Chi.
Ông Sơn thông tin ngay khi Công ty Hồng An Phong đưa hồ sơ để xin công bố sản phẩm, đã xuất hiện cụm từ "Vinaca ung thư CO3.2" trong mục tên gọi sản phẩm. Sở đã yêu cầu phía công ty đổi tên, vì nhận thấy cụm từ ung thư là "nhạy cảm".
"Nhưng họ đưa luật ra và nói rằng tất cả những câu từ đó không vi phạm theo thông tư của Bộ Y tế ban hành. Họ sử dụng mỹ phẩm trong trường hợp làm sạch cơ thể và các vấn đề liên quan", ông Sơn nói.
Thực tế, sản phẩm Vinaca ung thư CO3.2 đã lưu hành trên thị trường mà không chịu sự kiểm soát của bất cứ cơ quan chuyên môn y tế nào. Rất nhiều người dân đã bị lầm tưởng, tin dùng sản phẩm này trong chữa trị ung thư.
Theo Thùy Linh (Zing)
Chủ mưu vụ thực phẩm chức năng chữa ung thư từ than tre đã bỏ trốn Lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng cho biết sở này sẽ rút công bố sản phẩm, công bố mỹ phẩm của Công ty TNHH An Hồng Phong (xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP Hải Phòng), ra thông báo cấm lưu hành các sản phẩm vi phạm của Công ty TNHH Vinaca. Sáng cùng ngày, đoàn công tác của Sở Y tế...