Viettel vô địch, nhưng Hà Nội mới là số một
V.League 2020 đã khép lại với ngôi vô địch ngọt ngào và xứng đáng của Viettel, vốn luôn tự đứng trên đôi chân của chính mình với truyền thống của đội bóng quân đội tiền thân là Thể Công. Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng cán đích ở lượt trận cuối và đưa Hà Nội thành cựu vô địch.
Quang Hải (trái) và đồng đội Hà Nội có lối chơi bắt mắt nhất V.League 2020. Ảnh: ANH HUY.
Tuy nhiên, trong mắt giới chuyên môn, Hà Nội mới là đội có lối chơi tấn công hay nhất, đẹp mắt nhất và đội hình đồng đều nhất. Các học trò của ông Chu ình Nghiêm ghi nhiều bàn thắng nhất (37 bàn) và để thủng lưới ít nhất (16 bàn) cho thấy sự nhuần nhuyễn lẫn hiệu quả trong cách đá của họ.
Video đang HOT
Nếu như Viettel có đến 8 trận thắng chỉ với sít sao 1 bàn; thì Hà Nội có những cơn mưa gôn làm mát lòng người yêu lối chơi tấn công hấp dẫn. HLV Trương Việt Hoàng không ngần ngại thú nhận Viettel tự lượng sức mình và biết “liệu cơm gắp mắm” với kiểu đá thực dụng hơn là lối chơi đẹp mắt. Một lối chơi hào hoa từng được xây dựng ở đội bóng mặc áo lính, nhưng khi HLV Trương Việt Hoàng thấy rõ sự chông chênh nếu trận nào cũng đá tấn công và cống hiến mà không đi đôi với hiệu quả, Viettel đã thay đổi.
Viettel đã thay đổi chiến thuật từ giữa giai đoạn 1 và chấp nhận lối chơi bóng khô khan chỉ với mục tiêu phải giành chiến thắng dù chỉ là 1 bàn mỗi trận. Họ lên ngôi thuyết phục nhưng điều đó không có nghĩa Viettel qua mặt Hà Nội về mặt chuyên môn, mà minh chứng rõ nhất là các học trò của HLV Chu ình Nghiêm chiếm số đông trong đội hình các đội tuyển quốc gia do HLV Park Hang-seo tuyển chọn.
Có hơn nửa đội hình quen thuộc của Hà Nội là trụ cột trên tuyển quốc gia, như tiền vệ Hùng Dũng, ức Huy, Quang Hải, hậu vệ Văn Hậu, Văn Kiên, các “thương binh” vừa hồi phục Duy Mạnh, ình Trọng, hay cựu binh lão luyện Văn Quyết, Thành Lương, Tấn Tài, Tấn Trường. Họ còn có những tài năng trẻ khác gồm Thái Quý, hay một số phát hiện của thầy Park Hang-seo cho tuyển U22 Việt Nam là hậu vệ Việt Anh, Văn Tới, Văn Xuân.
Mặc dù vẫn còn mang tiếng được sự trợ giúp lặng lẽ của một số đội bóng thân bầu Hiển, nhưng không ai phủ nhận Hà Nội có cách đá tấn công quyến rũ nhất V.League mùa giải qua. Họ không thể giữ ngôi vô địch do lượt đi khuyết nhiều vị trí, gặp chấn thương, quá tải, hay nhiều cầu thủ trẻ chưa kịp thích nghi với lối chơi chung.
Hà Nội tăng tốc mạnh mẽ trong lượt về nhưng không thể soán ngôi Viettel, vốn có một hàng thủ chắc chắn làm chỗ dựa cho kiểu đá phòng ngự – phản công.
Có thể không cần đến sự liên minh với những gương mặt thân quen, Hà Nội mùa bóng sau vẫn là một thế lực đáng gờm nhất cho các đối thủ trên đường chạy đua đến ngôi vua V.League.
Viettel: Lịch sử sang trang
22 năm thực sự là một quãng thời gian quá dài với những người Thể Công thích... hoài cổ. Rốt cuộc họ cũng được thỏa mãn với chức vô địch của Viettel, vốn dĩ được xem là những hậu duệ của những "cơn lốc đỏ" lẫy lừng.
Nhắc đến Thể Công, ngay lập tức người ta nhắc đến năm 1998. Ngày ấy, HLV Trương Việt Hoàng là một trong những thành viên nâng cao chiếc cúp vô địch quốc gia. Và cũng từ đó, Thể Công chỉ còn vang bóng, chỉ còn là những câu chuyện bên chén trà, bên cốc bia hơi ở cái sân Cột Cờ rêu phong. Ngày ấy, Bùi Tiến Dũng mới chỉ là cậu bé lên 3. Bằng con đường nào đó, Dũng đã ở đây, đeo chiếc băng đội trưởng Viettel để cùng nâng cao chiếc cúp vô địch với HLV Trương Việt Hoàng, chứng nhân của 22 năm về trước.
HLV Việt Hoàng cùng các đồng đội thế hệ 1998 đã khép lại những ngày huy hoàng của Thể Công. Còn Bùi Tiến Dũng mở ra một trang sử mới cho Viettel. Mà thật ra, cái tên Thể Công và Viettel chẳng liên quan gì đến nhau. Thể Công có một sứ mệnh vô cùng đặc biệt trong lịch sử bóng đá Việt Nam, còn Viettel đơn giản chỉ là tên của một tập đoàn đầu tư cho bóng đá. Dù vậy, giữa 2 cái tên ấy có một sợi dây xuyên suốt và nó đi suốt chiều dài của lịch sử với rất nhiều thế hệ lừng danh, với rất nhiều "tượng đài" bóng đá. Bùi Tiến Dũng và các đồng đội được xem như "hậu duệ" nối tiếp con đường hào hùng ấy. Đúng thế, Thể Công đôi khi chỉ là tiếng vọng lịch sử trong tâm trí của Dũng, của những cầu thủ sinh năm "9x". Dù vậy, nếu nhìn lên khán đài, hẳn họ cũng đã hiểu được sứ mệnh của những người viết thêm những trang mới trong lịch sử đội bóng.
Viettel vô địch và phá vỡ sự thống trị của người láng giềng Hà Nội FC. Họ bước lên một đỉnh cao mới và như người ta nói "trên đỉnh cao là gió", cho nên nhiệm vụ của HLV Trương Việt Hoàng sẽ càng thêm nặng nề. Một ví dụ đơn giản, tới đây, họ phải "phân thân" trên nhiều mặt trận và mặt trận nào cũng phải xác định là chơi cho xứng đáng với vị thế của một tập đoàn lớn. Lịch sử sang trang và đấy là lúc Viettel đã xếp "mâm trên" chứ không còn ngồi "chiếu dưới" như cái cách mà họ lầm lũi rồi nâng cao chiếc cúp vô địch V.League.
Thắp lại giấc mơ Thể Công Chức vô địch mùa giải 2020 cho thấy vị thế đặc biệt của bóng đá quân đội. Thời thế có thể xoay vần, nhưng lò đào tạo Viettel mà tiền thân là Thể Công vẫn cho thấy giá trị của mình. Và cũng vì điều này mà nhiều người yêu mến đội bóng lại được sống trong hy vọng về một ngày Thể...