Viettel trúng thầu xây dựng dự án mạng cáp quang lớn nhất của Bộ Công an
Viettel và Cục Viễn thông và Cơ yếu ( Bộ Công an) vừa ký hợp đồng tư vấn thiết kế lắp đặt cáp quang, thuộc Dự án ‘ Mạng cáp quang ngành Công an giai đoạn II’.
Trong vòng 115 ngày, Viettel sẽ hoàn thiện dự án mạng cáp quang lớn nhất của Bộ Công an, nhằm quy hoạch phát triển, mở rộng hạ tầng thông tin liên lạc và tác chiến điện tử cơ yếu của Bộ Công an đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Dự án yêu cầu tính đồng bộ, tốc độ cao và bảo mật nên phải sử dụng công nghệ hiện đại: truyền dẫn mới, đa giao diện, đa dịch vụ (NG-SDH), công nghệ quang ghép kênh đa bước sóng (WDM).
Lãnh đạo Cục Viễn thông và Cơ yếu (Bộ Công an) cùng đại diện Viettel ký kết hợp đồng
Tại Việt Nam, Công ty tư vấn thiết kế Viettel tự lực thực hiện các dự án hạ tầng viễn thông của Viettel từ những ngày đầu, không cần sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài.
Video đang HOT
Điều này minh chứng Người Việt Nam đủ năng lực triển khai dự án khó và đảm bảo tính bảo mật quốc gia. Viettel cũng là đơn vị duy nhất tham gia gói thầu đáp ứng được tiến độ triển khai của dự án.
Dự án giai đoạn II đảm bảo hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng lâu dài, dễ dàng nâng cấp mở rộng dung lượng mạng sau này cho 27 Công an tỉnh còn lại. Đặc biệt vấn đề an toàn mạng là rất quan trọng, phải có đường vu hồi, mạch vòng khép kín để đảm bảo an toàn thông tin trường hợp có sự cố xảy ra…
Theo An Ninh Thủ Đô
Sau 30 năm, Viettel lọt top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 10 tỷ USD một năm
Sau 30 năm thành lập, Viettel đã nằm trong top 30 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu hơn 10 tỷ USD một năm, lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng (trước thuế); nộp ngân sách khoảng 35-40 nghìn tỷ đồng.
Doanh thu của Viettel đạt hơn 10 tỷ USD một năm
Ngày 1/6, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1/6/1989 - 1/6/2019). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự và trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho Viettel.
Sau 30 năm, Viettel trở thành một trong 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới và nằm trong nhóm 500 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu.
Viettel hiện cũng đã có mặt tại 17 quốc gia, trong đó đầu tư và kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài, doanh thu hàng năm đạt hơn 10 tỷ USD, tương đương với 3% GDP của Việt Nam.
Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, đến nay Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30-40%.
Tham dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Viettel là minh chứng sống động cho hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đánh tan quan niệm doanh nghiệp nhà nước khó có thể làm ăn hiệu quả.
"Viettel cho thấy bài học, cho dù là doanh nghiệp trong thành phần kinh tế nào thì con người, quản trị là mấu chốt của thành công. Đảng, Nhà nước mong muốn có thật nhiều doanh nghiệp như Viettel", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong đất nước có thêm nhiều doanh nghiệp như Viettel
Thủ tướng cũng đề nghị đến năm 2025, Viettel cần đạt mục tiêu đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10% trở lên, trong đó công nghiệp công nghệ cao đóng góp 5% tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận.
Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Viettel phải đứng trong nhóm nhà sản xuất công nghệ cao có quy mô công nghiệp hàng đầu thế giới, có số sản phẩm cốt lõi đi trước và vượt trội, tạo ra tiêu chuẩn quốc tế. Viettel cần vươn lên sánh vai, vượt xa so với Huawei, ZTE, Ericsson, Google, Facebook, thậm chí cả Samsung...
Trong giai đoạn phát triển tới, phía Viettel cho biết sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại nhất làm nền tảng đưa công nghệ 4.0 vào mọi lĩnh vực đời sống. Trước mắt, Viettel đầu tư để sớm nhất triển khai thương mại hóa công nghệ siêu băng rộng 5G, tạo ra hạ tầng kết nối IoT rộng khắp để kết nối hàng tỉ thiết bị, quản lý và điều khiển tự động với tốc độ siêu nhanh, không độ trễ.
Cùng với đó, Viettel cũng sẽ phát triển và cung cấp các ứng dụng, dịch vụ số, gồm thanh toán số - Mobile money, nội dung số, nhất là là trong lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Viettel cũng sẽ chủ động tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu công dân, dữ liệu tài nguyên quốc gia.
Theo Vietnam Finance
Viettel, VinaPhone đủ điền kiện cấp dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản di động Để có thể cung cấp dịch vụ mobile money, các công ty viễn thông phải có giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Tại Việt Nam, hiện mới chỉ có Viettel và VinaPhone thỏa mãn được điều kiện này. Nhà mạng phải có giấy phép trung gian thanh toán Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, các nước thường cho...