Viettel sẽ hỗ trợ chuyển đổi số ngành kỹ thuật quân đội
Viettel sẽ phát triển hạ tầng số, các nền tảng số, ứng dụng số phục vụ chỉ huy, chỉ đạo, điều hành ngành kỹ thuật quân đội.
Thiếu tướng Đoàn Minh Định, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Viettel ký bản hợp tác chuyển đổi số.
Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Viettel vừa tổ chức Hội nghị triển khai chương trình phối hợp năm 2022 và các năm tiếp theo. Trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung theo kế hoạch năm 2021, Tổng cục Kỹ thuật và Viettel đã đề xuất tiếp tục triển khai những nội dung phối hợp năm 2022 và các năm tiếp theo nhằm góp phần thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, hai bên thực hiện kế hoạch chuyển đổi số ngành kỹ thuật quân đội giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, Viettel sẽ hợp tác với Tổng cục Kỹ thuật xây dựng hệ thống mã định danh điện tử cho trang bị kỹ thuật và vật tư kỹ thuật; phát triển hạ tầng số, các nền tảng số, ứng dụng số, dữ liệu số dùng chung, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành ngành kỹ thuật quân đội. Đồng thời, Viettel và Tổng cục Kỹ thuật phối hợp triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong hoạt động kỹ thuật. Viettel cũng tham gia nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong chuyển đổi số ngành kỹ thuật.
Bên cạnh đó, hai bên cùng nghiên cứu, sản xuất, cải tiến hoạt động của Tổng cục Kỹ thuật để từng bước hiện đại hóa, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ của các Quân – Binh chủng và ngành kỹ thuật toàn quân.
Video đang HOT
Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, việc Tổng cục Kỹ thuật và Tập đoàn Viettel ký kết và triển khai chương trình phối hợp có ý nghĩa rất lớn nhằm phát huy thế mạnh, năng lực, kinh nghiệm của từng đơn vị.
Trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống ngày một trở nên bão hòa, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ số đã giúp Viettel mở ra một không gian tăng trưởng mới. Tính đến thời điểm này, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ số có hệ sinh thái chuyển đổi số hoàn thiện nhất tại Việt Nam. Viettel đã hoàn thiện 6 lĩnh vực nền tảng trong xã hội số gồm: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022 để tạo bước đột phá, thống nhất nhận thức từ quan điểm chỉ đạo đến hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tích cực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng số, các cơ sở dữ liệu số, kết nối đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước; xây dựng, triển khai chương trình phát triển công dân số để tương ứng, hài hòa với các trụ cột về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; tích cực hỗ trợ, hợp tác giữa các địa phương và hợp tác quốc tế sâu rộng để chia sẻ kinh nghiệm tránh tình trạng cục bộ, thành tích, đặt lợi ích chung lên trên hết, không vì lợi ích của cá nhân, của ngành, lĩnh vực, địa phương nào.
Về chuyển đổi số quốc gia năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ để tạo bước đột phá, thống nhất nhận thức từ quan điểm chỉ đạo đến hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý, hiệu quả. Bộ TT&TT sớm hoàn thiện và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022 có trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu rõ ràng, thực chất, hiệu quả và phải coi trọng việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện.
Sẽ có hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT trong quý II năm nay là xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia.
Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số được Bộ TT&TT phê duyệt hồi tháng 2 đã một lần nữa nhấn mạnh nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn. Từ đó, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trong lần công bố thứ nhất, Bộ TT&TT đã xác định rõ 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển, với 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 15 nền tảng do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội. Danh sách nền tảng số quốc gia ưu tiên phát triển sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT cập nhật, bổ sung, điều chỉnh và công bố trong thời gian tới.
Hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia là nhiệm vụ Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin đảm trách (Ảnh minh họa)
Với quan điểm coi đảm bảo an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, Bộ TT&TT đã giao Cục An toàn thông tin chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn thông tin mạng, kịp thời phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ khắc phục lỗ hổng, điểm yếu của các nền tảng số quốc gia.
Đồng thời, có hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia; cũng như tổ chức các cuộc diễn tập về an toàn thông tin mạng để tập huấn, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia.
Cục An toàn thông tin cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục trong quý II này là xây dựng văn bản hướng dẫn đảm bảo an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia.
Liên quan đến vấn đề an toàn, bảo mật của các nền tảng số, theo đại diện Cục An toàn thông tin, thời gian qua, nhiều ứng dụng, nền tảng số được phát triển nhưng chưa chú trọng an toàn thông tin. Nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng, có khoảng 60% dự án phần mềm áp dụng quy trình DevSecOps (Phát triển - An toàn thông tin - Vận hành).
Ở Việt Nam, khoảng 90% dự án phần mềm được phát triển chưa áp dụng quy trình DevSecOps. Những lỗi sơ đẳng trong phát triển phần mềm có thể gây ra mất an toàn thông tin nghiêm trọng. Có những nền tảng được sử dụng nhiều, nếu mất an toàn thông tin sẽ gây hậu quả khó lường.
Để giải quyết vấn đề trên, trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ICT thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn, thay đổi từ quy trình "Phát triển - Vận hành" sang "Phát triển - An toàn thông tin - Vận hành". Sử dụng công cụ đánh giá an toàn mã nguồn phần mềm và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng an toàn thông tin cho nhân lực phát triển phần mềm.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các nền tảng số an toàn, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, các nền tảng số lớn, quan trọng, với sự tham gia của nhiều chuyên gia an toàn thông tin trong và ngoài nước.
Thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng mật mã, an toàn thông tin vào chuyển đổi số tại Việt Nam Quy tụ nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, hội thảo "Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022" sẽ được Học viện Kỹ thuật Mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 28/4. Được tài trợ chính bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup - VINIF, hội thảo "Nghiên cứu...