Viettel: Nước mắt người đi
Cuối cùng thì những cầu thủ thuộc diện công thần của Viettel đã phải rời mái nhà an ấm của mình theo nhiều cách khác nhau. Người được thanh lý. Người được cho mượn.
Mái nhà vốn gắn bó với tuổi thơ, với quãng thời gian thanh xuân gian khó mà đáng nhớ đã không còn chỗ cho họ nữa. Bóng đá khắc nghiệt nhưng không thể khác, dù đó là những cầu thủ đã đi cùng Viettel từ lứa U đến hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và V.League.
Những cầu thủ lứa 1995, 1996 của Viettel gắn với quãng thời gian đầy biến động. Họ được tuyển lựa trước khi Thể Công được cất tên, suất chuyên nghiệp chuyển qua Thanh Hóa. Suốt một thời gian dài, những cầu thủ ấy và ông thầy của họ nơm nớp với nỗi lo bị giải thể, tứ tán bốn phương. Nhưng rồi, chính vì sự ngoan ngoãn, kỷ luật và khát vọng của họ mà lãnh đạo tập đoàn đã giữ lại, cho ở chế độ chờ. Rồi khi thời cơ đến, họ đi một mạch từ hạng Ba lên V.League.
Viettel giờ đã trở thành nhà vô địch. Theo dòng chảy của bóng đá chuyên nghiệp, những cầu thủ giỏi nhất sẽ đến với Viettel để hoàn thành tham vọng đưa đội bóng này vươn ra thế giới. Viettel phải là đội bóng mang sứ mệnh tiên phong mở lối. Nhưng, dòng chảy ấy lại tạo ra những “người thừa” trong lòng đội bóng. Dẫu biết rằng họ là công thần gắn với quãng thời gian đáng nhớ nhất. Nhưng, bóng đá chuyên nghiệp là vậy, có sự đào thải gay gắt và nó không tránh bất cứ ai. Một số cầu thủ trẻ chưa kịp lớn trong màu áo chuyên nghiệp đã mất chỗ vào tay các đàn anh mới được chiêu mộ. Họ làm bạn với băng ghế dự bị và đến một lúc, không còn hữu dụng với tương lai của đội bóng.
Một làn sóng các cầu thủ Viettel phải nói lời chia tay với nơi gắn bó với thời niên thiếu và thanh xuân của mình. Ra đi là điều không ai mong muốn, nhất là những cầu thủ vốn coi mầu áo này, tập thể này là tình yêu và sự nghiệp của mình. Trong hành trình tứ tán ấy, có cầu thủ may mắn tìm được bến đỗ, có người bị mất giai đoạn 1 vì vẫn còn hợp đồng với Viettel đến tận tháng 3/2021. Không ai trả tiền cho cầu thủ dự bị và Viettel thì không có cơ chế cho phép ra đi trước thời hạn nên những công thần ngày nào đành bất lực nhìn cơ hội thi đấu trôi qua.
Ngày 22/5, Đội tuyển Việt Nam hội quân
VFF và VPF đã có kế hoạch dự kiến cho hoạt động của các giải chuyên nghiệp quốc gia và ĐTQG kể từ giữa tháng 3 tới đây.
Theo đó, đội tuyển Việt Nam dự kiến tập trung kể từ ngày 22/5. Đội sẽ có gần 1 tuần tập luyện trước khi lên đường sớm sang địa điểm đăng cai, nhiều khả năng là Thái Lan hoặc UAE trước ngày 31/5.
Đáng chú ý, ngoài giai đoạn tập trung kể trên, ĐT Việt Nam có thể được cân nhắc hội quân thêm một đợt sớm hơn trước đó. Cụ thể đó là từ ngày 21/4 đến 7/5. Đây là khoảng thời gian mà V.League tạm nghỉ để nhường chỗ cho Viettel thi đấu tập trung vòng bảng AFC Champions League. ĐT Việt Nam có thể tận dụng thời gian này để hội quân.
Tất nhiên, đánh đổi lại, thầy Park cũng sẽ không thể có sự phục vụ của cầu thủ Viettel trong giai đoạn này. Bản thân nhà cầm quân Hàn Quốc cũng bày tỏ nguyện vọng ĐT Việt Nam được tập trung trong khoảng thời gian 3 tuần, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đợt thi đấu của vòng loại World Cup 2022 diễn ra.
Trương Việt Hoàng: Không có chuyện Danh Trung sang Nhật thi đấu Ngay khi xuất hiện thông tin Cao Văn Triền (Sài Gòn FC) và Trần Danh Trung (Viettel) sang Nhật thi đấu, người trong cuộc đã có những phản ứng đầu tiên. Ông Trần Hoà Bình, chủ tịch Sài Gòn FC cho biết: "Chúng tôi đưa cầu thủ sang Nhật để giúp nâng cao trình độ cho các em. Cao Văn Triền là cầu...