Viettel IDC và cơ hội “lội ngược dòng” thị trường điện toán đám mây
Cơ hội để các doanh nghiệp Việt hiện thực hóa mục tiêu giành 70% thị phần điện toán đám mây (ĐTĐM) vào 2025 được đánh giá vô cùng thách thức.
Trong bối cảnh đó kinh nghiệm “thực chiến” của Viettel IDC cho thấy nhiều bài học quan trọng.
Dư địa cho doanh nghiệp Việt
Trong chiến lược xây dựng Hạ tầng số quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 100% cơ quan chính phủ sử dụng ĐTĐM, 70% doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ ĐTĐM do các đơn vị trong nước cung cấp. Để mục tiêu này không chỉ là những con số duy ý chí, cần huy động tổng lực từ chính các doanh nghiệp “đầu đàn” cũng như các chính sách đồng hành, hỗ trợ.
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, trong nước hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM, 27 trung tâm dữ liệu (Data Center – DC) thuộc 11 doanh nghiệp. Hãng McKinsey dự báo đến 2025 thị trường Cloud Việt Nam sẽ đạt mức 400 – 700 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 21%. Tuy nhiên việc mở rộng thị phần của các doanh nghiệp nội còn rất gian nan do hệ sinh thái dịch vụ chưa thực sự toàn diện.
Tuy nhiên không phải không có những điểm sáng. Ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC cho hay vượt qua giai đoạn chủ yếu cung cấp các dịch vụ dữ liệu đơn lẻ, đến nay, các nhà cung cấp Make in Vietnam đã mang tới một hệ sinh thái đa dạng với hơn 30 sản phẩm, dịch vụ khác nhau, giúp giải quyết cơ bản nhu cầu trong nước. “Không gian phát triển cho các doanh nghiệp Việt còn rất lớn”, đại diện Viettel IDC khẳng định.
Trong một thị trường mà ưu thế không nằm trong tay các doanh nghiệp nội, câu chuyện của Viettel IDC được coi là một trong những thành công điển hình. Được thành lập từ 2008, đến nay Viettel IDC đã trở thành một hiện tượng trong lĩnh vực ĐTĐM với 5 trung tâm dữ liệu đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Bình Dương. Các trung tâm này đều đạt tiêu chuẩn Rated-3 Constructed và quy mô đến 2023 là 35.000 m2 /6000 racks. Đội ngũ nhân sự của IDC đã lên đến hàng trăm người trong đó chiếm khoảng 50% là các chuyên gia R&D và kỹ sư vận hành khai thác.
Video đang HOT
6 tháng đầu năm nay, Viettel IDC đẩy mạnh hợp tác phát triển đa nền tảng Cloud (Vmware, Openstack,CMP) để đẩy nhanh các tính năng mới ra thị trường, bao gồm: Hoàn thành phát triển sản phẩm Viettel Cloud Object Storage 2.0 – là sản phẩm thiết kế cho nhóm ngành BFSI và được kỳ vọng sẽ là dịch vụ chủ lực của IDC trong 2-3 năm tới. Cải tiến, hoàn thiện các tính năng Public Cloud với việc hoàn thành phát triển các tính năng phục vụ kinh doanh dịch vụ Viettel Cloud Compute 2.0 theo các nhóm hiệu năng khác nhau (Multi-Tiering)…
Các dịch vụ điện toán đám mây đã giúp cho Viettel IDC tăng trưởng doanh thu dịch vụ tới 28% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, Viettel IDC đã trúng thầu nhiều dự án lớn như gói thầu liên danh trị giá hàng triệu USD; hợp tác cung cấp hạ tầng Cloud quy mô hơn 100 tỷ đồng/năm trong lĩnh vực hóa dầu…
Chiến lược “hợp tác thay cho đối đầu”
Kinh nghiệm thành công trong phát triển dịch vụ ĐTĐM tại Việt Nam của Viettel IDC, theo ông Hoàng Văn Ngọc chính là bài học dũng cảm theo đuổi con đường mới, cam kết trở thành người dẫn dắt thị trường. Khi Viettel IDC nghiên cứu và bắt đầu cung cấp dịch vụ đám mây công cộng tại VN thì trên thế giới đã có khoảng 50% DN công nghệ lớn và vừa đã nghiên cứu, dịch chuyển lên ĐTĐM. Ngược lại, tại VN khái niệm Cloud vẫn còn khá xa lạ, nhu cầu ứng dụng ĐTĐM là rất ít.
Viettel IDC nhận thấy cần phát triển về giải pháp công nghệ để giải quyết được các bài toán liên quan mà đầu tiên là cần một giải pháp tối ưu chi phí cho các nhu cầu về hạ tầng, công nghệ. “Viettel IDC đã đổ nguồn lực vào để nghiên cứu các sản phẩm phù hợp nhất với các tập khách hàng này với chi phí rất rẻ, mỗi ngày chỉ 5.000 đồng, tương đương một ly trà đá”, ông Ngọc chia sẻ.
Trong chiến lược cạnh tranh, từ kinh nghiệm thực tiễn, Viettel IDC xác định không đối đầu với những “ông lớn” vì như vậy đồng nghĩa với đối đầu với nhu cầu khách hàng. Động thái này là phù hợp với xu hướng chung hiện nay là dịch vụ đa đám mây tức không có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng duy nhất chỉ một nền tảng cloud duy nhất. Dữ liệu được phân tán trên hệ thống của 2 – 3 nhà cung cấp, trên nhiều nền tảng khác nhau để đảm bảo dự phòng.
Viettel IDC đã đầu tư, hợp tác với các “Big Tech” như Amazon, Microsoft… “Thay vì đối đầu, chúng tôi hợp tác. Trên thế giới tôi chưa thấy trường hợp nào đối đầu mà thành công cả”, ông Ngọc chia sẻ.
Nửa đầu năm 2022, Viettel IDC đẩy mạnh chuyển dịch hơn nữa mô hình kinh doanh theo 3 hướng: (1) MSP (Nhà cung cấp dịch vụ quản lý CNTT) của các Big Tech như AWS, Google, Microsoft… (2) MSP cho sản phẩm Cloud&DC và (3) MSSP (Nhà cung cấp dịch vụ quản lý an toàn thông tin). Với vai trò MSP, dịch vụ của Viettel IDC trở nên “mượt mà” toàn trình: từ tư vấn lộ trình chuyển đổi số, xây dựng trung tâm dữ liệu, chuyển đổi/di chuyển hạ tầng Cloud, cho đến triển khai các giải pháp lớp hạ tầng, nền tảng hay cả phần mềm và vận hành hệ thống.
Đặc biệt, Viettel IDC đáp ứng vượt yêu cầu trên tiêu chí then chốt: hoàn thành thành công các dự án triển khai cho khách hàng, giúp tối ưu hóa nguồn lực và đẩy nhanh lộ trình dịch chuyển lên đám mây. Việc trở thành đối tác mức Selected Tier của AWS – nền tảng đám mây toàn diện, cung cấp 200 dịch vụ cho hàng triệu khách hàng toàn cầu, là bước đầu tiên trong hành trình “bắt tay” với Big Tech của Viettel IDC trong cung cấp hệ sinh thái dịch vụ ĐTĐM toàn diện.
Từ những bước đi khôn ngoan, theo Báo cáo của Liên minh Cloud Việt Nam gửi Bộ TT&TT hồi 6/2021, đến nay Viettel IDC đã giành được khoảng 25% thị trường của khối nội địa. Viettel IDC đồng thời cũng trở thành nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM lớn nhất làm chủ nền tảng Cloud “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn của Thông tư 1145. Viettel IDC đang đứng trước những cơ hội lớn để đẩy mạnh khai phá thị trường trong nước, đóng góp vào mục tiêu xây dựng Hạ tầng số Việt Nam vững mạnh, do Việt Nam làm chủ.
Nên cẩn trọng khi nhảy vào thị trường tiền số lúc này
Thị trường tiền số lao dốc khiến nhiều người tận dụng cơ hội 'bắt đáy', song những người chơi mới cần cẩn trọng khi nhảy vào giai đoạn này.
Thị trường tiền số đang giảm mạnh so với tuần trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi những nhà đầu tư cũ ngậm bồ hòn làm ngọt thì những người mới lại manh nha nhảy vào.
Chị Đoan (quận 7, TP.HCM) chưa từng cài đặt ứng dụng theo dõi thị trường tiền mã hoá nhưng vẫn hay nghe ngóng từ bạn bè về sự lên xuống của những đồng coin phổ biến. Mấy ngày gần đây, khi đồng Ethereum (ETH) xuống giá mạnh, chị đang định nhảy vào mua.
"Đã muốn mua thời điểm ETH xuống dưới 1.000 USD hồi tháng 6 nhưng cứ lần lựa mãi đến nay", chị Đoan tâm sự. Đến hôm qua 23/8, khi ETH ở vùng giá dưới 1.600 USD, chị vẫn đang tiếc nuối vì không nhảy vào ở thời điểm đồng mã hoá này chỉ ở 2/3 mức giá hiện nay.
Trong vòng một tháng nay, ETH - chỉ đứng sau Bitcoin (BTC) về giá trị thị trường - nhiều lần khiến người chơi "đau tim". Cuối tháng 7, đồng coin này còn ở mức 1.380 USD, sau đó lên vùng ổn định 1.600 USD, và bất ngờ nhảy vọt lên trên 2.000 USD cách đây một tuần. Sau đó giảm mạnh trở lại về mức 1.629 USD vào sáng nay 23/8.
Với biên độ giá thay đổi lớn như vậy, những người chơi lướt sóng may mắn vẫn có thể kiếm lời. Tuy vậy, số lượng nhà đầu tư mất tiền chắc chắn vẫn nhiều hơn, trong bối cảnh thị trường biến động khó lường.
BTC từng có giá hơn 50.000 USD nhưng sau đó biến động khó lường, nhà đầu tư nên cẩn trọng. (Ảnh: Kanchanara/Unsplash)
Khác với chị Đoan vẫn đang cân nhắc nhảy vào thị trường, chị Trân (Gò Vấp) đã mở những giao dịch đầu tiên thời điểm BTC đạt mức 21.600 USD hồi cuối tháng trước. Cũng tương tự ETH, BTC nhanh chóng thiết lập mức giá 25.000 USD cách đây một tuần, tạo một đường màu xanh kéo dài liên tục trong chỉ số lãi hàng ngày của chị này.
Dù vậy, niềm vui của nhà đầu tư mới không kéo dài được bao lâu. Từ mốc 25.000 USD chỉ cách đây một tuần, BTC quay đầu giảm, đến sáng nay chỉ còn 21.333 USD. Biểu đồ lãi của chị Trân cũng lao dốc cùng với BTC và những đồng coin khác.
Thông thường, BTC có ảnh hướng lớn đến thị trường tiền số nói chung và những đồng coin khác, và ngược lại. Do đó, việc đồng mã hoá giá trị nhất thế giới xuống giá cũng khiến những đồng khác bị tụt dốc theo.
Các đồng như ADA, SOL, DOGE, SHIB, NEAR, AXS, GMT đều giảm giá ít nhất 15% so với 7 ngày trước.
Ở thời điểm hiện tại, một số nhà đầu tư mới đang chú ý đến thị trường tiền mã hoá, phần lớn do tâm lý FOMO - sợ bị bỏ lỡ cơ hội - hơn là nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực này. Nói với ICTnews trước đây, một chuyên gia dự báo Bitcoin và thị trường tiền số chỉ khởi sắc vào năm 2024. Trong thời gian đó, nhà đầu tư nên trau dồi công việc chính và học hỏi thêm kiến thức đầu tư để tránh bị mất tiền vì thiếu hiểu biết.
Theo chuyên gia quốc tế, sự trồi sụt của thị trường tiền điện tử gần đây gắn liền với các quyết định của Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED), và chịu ảnh hưởng không ít bởi các yếu tố chính trị, bất ổn vĩ mô. Sở dĩ thị trường khởi sắc, khiến ETH lên 2.000 USD và BTC lên 25.000 USD mới đây, là do thông tin bên lề cho thấy FED đã ngưng việc kiềm chế lãi suất tại Mỹ. Song, ngay sau đó cơ quan này tiếp tục ban hành các chính sách siết chặt tiền tệ để kềm chế lạm phát, khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, giá tiền số và các cổ phiếu công nghệ vừa khởi sắc đã vội đi xuống.
Khi Mỹ siết chặt cho vay để giảm lạm phát, nhà đầu tư có xu hướng giảm số tiền đầu tư vào các tài sản rủi ro như tiền mã hoá, khiến thị trường đi xuống. Các ý kiến cho rằng FED sẽ chưa thể nới lỏng lãi suất cho đến hết năm nay.
Bảo mật là yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng chuyển đổi số, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng trăm bài toán về bảo mật thông tin. Vậy làm thế nào để bảo mật thông tin một cách hiệu quả và tối ưu, trong khi vẫn phải tiết kiệm chi phí, đó là một bài toán mà các doanh nghiệp cần tìm...