Viettel đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài năng công nghệ (Talent- Hub) hàng đầu châu Á
Vừa qua, tại Hà Nội – Chương trình Thực tập sinh tài năng ( Viettel Digital Talent) mùa hai vừa khép lại với hơn 40 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel.
Năm nay, các thực tập sinh đóng góp hơn 65 sáng kiến, ý tưởng mới cho các dự án của Tập đoàn, gấp 3 lần so với mùa trước.
Chương trình thực tập sinh tài năng hiện đang là xu hướng của các Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Năm nay, chương trình của Viettel đã thu hút các sinh viên khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn cả nước, tập trung vào năm lĩnh vực: Cloud, Khoa học dữ liệu & Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Internet of Things và Marketing. Từ hơn 1.000 hồ sơ tham dự, ban tổ chức đã chọn được 115 ứng viên để đào tạo và thực tập tại các dự án trọng điểm thuộc các đơn vị thành viên của Viettel, như: Hệ thống gợi ý phim cho ứng dụng TV360, giải pháp backup và khôi phục dữ liệu người dùng trên nền tảng Viettel Cloud, tính năng xác thực thanh toán dựa trên công nghệ nhận diện khuôn mặt…
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.
Trong 6 tháng triển khai, các sinh viên được đào tạo bởi hơn 50 chuyên gia hàng đầu trên toàn cầu về điện toán đám mây, học máy, thị giác máy tính, mã độc và an ninh hệ thống ứng dụng.
Kết thúc chương trình, đã có hơn 40 sinh viên xuất sắc được kí hợp đồng lao động chính thức vào làm việc ở Viettel, được hưởng các chế độ đãi ngộ tương đương những nhân sự đã tốt nghiệp.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Viettel Digital Talent không phải chỉ đề đào tạo nhân sự cho Viettel mà xuất phát từ mong muốn đào tạo những nhân tài công nghệ cho đất nước, phục vụ chuyển đổi số. Với những nền tảng, kiến thức thu được ở đây sẽ giúp các em có thể tỏa sáng dù cho bất cứ ở đâu, lĩnh vực nào”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Hiện tại nhân sự Viettel có 29,3% là chuyên gia công nghệ cao, bên cạnh đó 25% cán bộ Viettel có bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Mục tiêu tới năm 2025, Viettel trở thành điểm đến hàng đầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao (Talent-hub), đứng số 1 trong các doanh nghiệp Việt Nam và Top 10 doanh nghiệp châu Á.
Giải mã về sự trỗi dậy của Cloud Việt
Vì sao Viettel sẽ chi 40.000 tỷ đồng cho hạ tầng điện toán đám mây, cũng như thực hiện nhiều cam kết để phổ cập các dịch vụ cloud?
Hiện tại, khoảng 80% thị phần điện toán đám mây của Việt Nam đang nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài - dẫn tới những rủi ro lớn với chủ quyền thông tin trong kỷ nguyên số. Trong khi đó hạ tầng điện toán đám mây tương tự như đường quốc lộ dành cho sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia trong kỷ nguyên 4.0.
Thấu hiểu tầm quan trọng của việc làm chủ hạ tầng điện toán đám mây, Tập đoàn Viettel đã ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud. Thay vì là các "ốc đảo" rời rạc, Viettel Cloud tập hợp các ứng dụng chuyển đổi số đã chứng minh được vai trò, hiệu quả để khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết chỉ ở một địa chỉ duy nhất.
Nền móng vững chắc cho sự trỗi dậy của Cloud Việt
Trước khi ra mắt, Viettel Cloud là hạ tầng trung tâm dữ liệu nội địa lớn nhất Việt Nam với 13 trung tâm dữ liệu, quy mô hơn 9.000 rack trên 60.000 m2 mặt sàn. Năng lực kết nối siêu băng rộng với đường trục cáp quang lớn nhất Đông Dương, 5 tuyến cáp quang biển quốc tế với dung lượng lớn nhất Việt Nam và hơn 500.000 km cáp quang phủ khắp 63 tỉnh/thành phố.
Về yếu tố bảo mật, Viettel Cloud sở hữu công nghệ bảo mật, tin cậy đạt chuẩn quốc tế với các chứng chỉ ISO, tiêu chuẩn bảo mật cho Thương mại điện tử và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ AICPA SOC1,2,3 của Viện kiểm toán công chứng Mỹ.
Về con người, hệ sinh thái Viettel Cloud quy tụ được 500 nhân sự chất lượng cao, hiểu rõ về điện toán đám mây. Đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đông đảo, am hiểu thị trường cũng như các vấn đề cloud của khách hàng Việt Nam, cùng các quy trình vận hành chuẩn quốc tế khắt khe là tiền đề cho phép Viettel sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh, đáp ứng nhu cầu 24/7 cho khách hàng. Đây là một lợi thế lớn với các đối thủ nước ngoài.
Hướng tới mục tiêu cạnh tranh sòng phẳng với những gã khổng lồ công nghệ trên chính sân nhà, Viettel Cloud áp dụng các công nghệ hiện đại bao gồm các mã nguồn mở OpenStack, Kubernetes, Ceph, Prometheus, Grafana với các phiên bản triển khai ổn định và mới nhất. Ở thời điểm hiện tại, Viettel Cloud có hơn 70 sản phẩm dịch vụ trải rộng từ các dịch vụ ở mức hạ tầng vật lý tới nền tảng dịch vụ.
Với những giải pháp được may đo theo nhu cầu của khách hàng Việt, đáp ứng những tiêu chí đặc thù của cơ quan, ban ngành, Viettel Cloud mang tới những thay đổi bước ngoặt trong vận hành ở kỷ nguyên số với nhiều tổ chức, công ty trong nước. Thay vì phải đầu tư số tiền lớn cho hệ thống máy chủ hay xây dựng đội ngũ nhân sự công nghệ tốn kém, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết trên hệ sinh thái Cloud Make in Vietnam và áp dụng thông qua những cú click chuột.
Ông Lê Quang Hiếu, Giám đốc Công nghệ Viettel cho biết: "Chúng tôi đặt mục tiêu không bị lệ thuộc vào công nghệ hay bất cứ quốc gia hoặc đối tác nào!".
Những cam kết để cloud không phải dịch vụ "trên trời"
Với mục tiêu đưa Viettel Cloud trở thành hạ tầng điện toán đám mây Make in Vietnam hiện đại, giải pháp đa dạng cũng như trở thành lựa chọn tin cậy để kết mối mạnh mẽ của nhiều đối tượng, Viettel chuẩn bị sẵn một lộ trình rõ ràng với những cam kết mạnh mẽ.
Phát biểu trong lễ ra mắt Viettel Cloud, Chủ tịch Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng nhấn mạnh: "Đây là mảnh ghép rất quan trọng trong việc xây dựng đồng bộ, hiện đại một hạ tầng số quốc gia, góp phần thắng lợi trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước".
Để đạt mục tiêu mỗi hộ gia đình, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp Việt Nam có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây Make in Vietnam, Viettel cam kết đầu tư lớn về hạ tầng, sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực...
Ông Lê Quang Hiếu, Giám đốc Công nghệ Viettel Cloud, cho biết Viettel sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng vào nền tảng Cloud để sở hữu các trung tâm dữ liệu với tổng diện tích sàn 100.000m2, quy mô 17.000 rack vào năm 2025. Đến năm 2030, số tiền đầu tư sẽ lên tới 40.000 tỷ đồng với 22 trung tâm dữ liệu, đạt 34.000 rack trên tổng diện tích mặt sàn 342.000m2.
Bên cạnh việc tuân thủ, đạt các chuẩn quốc tế cao nhất để phục vụ tốt nhất cho khách hàng Việt, Viettel Cloud cũng sẵn sàng mở rộng, tích hợp công nghệ với các hãng khác trên thế giới để phù hợp hơn nữa nhu cầu của khách hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Kết hợp với năng lực kết nối siêu băng rộng, công nghệ bảo mật tin cậy và đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đông đảo và chuyên nghiệp về điện toán đám mây tại Việt Nam, Viettel đang tiến gần hơn nữa tới mục tiêu đảm bảo chủ quyền trên không gian mạng.
Với khát khao trở thành hạ tầng số cho Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung, người Viettel đặt mục tiêu đến năm 2025, Viettel Cloud sẽ sánh ngang dịch vụ của các đối thủ hàng đầu thế giới để mọi đối tượng đều có cơ hội tiếp cận công nghệ mới. Thông qua đó sẽ có sự dịch chuyển nhu cầu, đưa các doanh nghiệp Việt về dùng cloud Việt. Đây cũng là điều kiện cần để các bên thứ 3 phát triển các ứng dụng trên market place (chợ điện tử), qua đó tạo ra môi trường kết nối doanh nghiệp và cộng đồng.
"Chúng tôi đặt mục tiêu không chỉ là nhà cung cấp điện toán đám mây lớn nhất mà còn đảm bảo toàn trình các cấu phần của một dịch vụ toàn trình, từ trung tâm dữ liệu, các nền tảng công nghệ, ứng dụng phần mềm trên cloud cho đến các công nghệ bảo mật, dịch vụ quản trị, vận hành để không bị lệ thuộc vào công nghệ hay bất cứ quốc gia hoặc đối tác nào", ông Lê Quang Hiếu nhấn mạnh.
Viettel Cloud: Giành lại thị phần từ những 'gã khổng lồ' công nghệ toàn cầu tại sân nhà Được phát triển trên quy mô lớn, hệ sinh thái Viettel Cloud trở thành bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng số 'Make in Vietnam' của Tập đoàn Viettel, đồng thời cũng là bước tiến trong cuộc cạnh tranh với những 'khổng lồ' công nghệ ngay trên 'sân nhà'. Giám đốc Công nghệ Viettel Cloud Lê Quang Hiếu chia sẻ...