Vietravel bị tố cho khách đi du lịch “hành xác” ở châu Âu?
Báo BVPL nhận được phản ánh, Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam ( Vietravel) cung cấp dịch vụ không đúng thỏa thuận, khách bị nhồi nhét trên tàu chậm, ở khách sạn dột nước… đi du lịch “ hành xác” ở châu Âu.
Đoàn du lịch phải ngủ vạ vật ở hành lang tầu chậm -Ảnh C.T
Ông Nguyễn Công Thành – Phó Chủ tịch Hội văn hóa doanh nhân Hải Phòng phản ánh với PV báo BVPL, ông là một trong số 25 người tham gia chuyến du lịch châu Âu “hành xác” được Vietravel tổ chức vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua.
Ông Thành kể: đoàn gồm 26 người, đa số là các doanh nhân ở Hải Phòng, ký hợp đồng du lịch châu Âu với Vietravel chi nhánh Hải Phòng. Gần 20 ngày trước khi xuất phát, một thành viên có người thân ốm nặng nên thông báo hủy chuyến, bị Vietravel bắt nộp phạt 30 triệu đồng.
Đoàn còn lại 25 người và mức giá cho tour tham quan được Vietravel đưa ra là 1,7 tỷ đồng (tức 68 triệu đồng/người), cao hơn các hãng lữ hành khác chào giá cùng thời điểm 20-25 triệu đồng/người.
Trước khi ký hợp đồng, 4 trong số 25 thành viên đã đăng ký không về cùng đoàn vì còn thăm người nhà ở nước ngoài. Dù phương án này được đại sứ quán ở các nước đồng ý và Vietravel nhất trí, 4 khách này vẫn phải trả tiền vé máy bay cho cả hai chiều.
Theo hợp đồng, đoàn sẽ tham quan 4 nước Đức – Pháp – Bỉ – Italy trong thời gian 10 ngày, từ 24/6 đến 3/7; nghỉ ở khách sạn 4 sao và trên hành trình từ thành phố Munich (Đức) đến thành phố Milan (Italy) sẽ nghỉ đêm trên tàu với 3 người một khoang giường nằm.
Video đang HOT
Thư mời giải quyết phản ánh đến tour du lịch ở châu Âu của Vietravel
Ngày 24/6, đoàn xuất phát từ sân bay Nội Bài và sau một ngày, họ đến Paris (Pháp). Vừa đặt chân xuống Paris, hướng dẫn viên Bùi Thị Hồng Huệ xin tiền bo (tiền típ) 7 USD/người/ngày và thu luôn 10 ngày. Cả đoàn thống nhất đưa cho Huệ 1.750 USD.
Ngày 29/6, cả đoàn di chuyển từ thành phố Munich (Đức) sang thành phố Milan (Italy) trên tuyến đường dài 490 km. 6 khách phải nghỉ trong một khoang 4 m2, thay vì 3 người/khoang giường nằm như hợp đồng đã ký, trên chuyến tàu chợ kéo dài gần 17 giờ.
“Suốt chặng đường đó, chúng tôi không được ăn uống gì, ngồi không được, nằm cũng không xong. Do quá chật hẹp, chúng tôi phải nằm vạ vật ngoài hành lang của khoang tàu và nằm trên lối ra nhà vệ sinh. Những người xấp xỉ 70 tuổi như chúng tôi đều thức trắng cả đêm”, ông Thành cho bức xúc cho biết.
Cho rằng Vietravel lừa gạt, làm ăn gian dối, các thành viên trong đoàn đã yêu cầu hướng dẫn viên giải thích, đồng thời gọi điện về nước phản ánh với lãnh đạo Vietravel chi nhánh Hải Phòng, nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Ông Thành cho biết thêm, ngoài chuyện di chuyển, việc ăn, nghỉ tại nhà hàng, khách sạn 4 sao cũng gặp nhiều phiền toái. Phòng nghỉ của vợ chồng ông Thành nước nhỏ giọt ướt nhép nền nhà. Khi đến nhà hàng Trung Quốc, khách vừa ngồi được hơn 10 phút thì bị chủ xua đuổi vì Vietravel đưa đoàn đến muộn 2 giờ so với lịch hẹn nhưng không báo trước.
Ngoài ra, hướng dẫn viên Hồng Huệ còn cùng lái xe viện lý do trung tâm mua sắm ở xa, khách muốn đến thì để lái xe đưa đi sau bữa ăn với mức tiền bo 100 Euro. Thực tế, trung tâm mua sắm nằm ngay dưới tầng trệt của nhà ăn.
Trong hợp đồng có ghi việc dẫn tour du lịch có sự tham gia của hướng dẫn viên người nước ngoài. Tuy nhiên, những người này chỉ xuất hiện vào “phút chót” và nói lời chào tạm biệt đoàn trước khi đoàn bay về nước.
Biên bản giải quyết giữa đoàn khách và đại diện Vietravel.
Sau khi về Việt Nam, do quá bức xúc, khách hàng đã đến trụ sở Vietravel Hải Phòng đề nghị được gặp lãnh đạo của Vietravel để phản ánh, chỉ rõ những điểm bất hợp lý của chuyến đi cũng như hợp đồng du lịch đã ký nhưng không được đáp ứng. Sau đó, bà Hà, Giám đốc Chi nhánh Vietravel Hải Phòng đã mang hoa đến gặp khách hàng để xin lỗi và thỏa thuận “đền bù” bằng chuyến đi du lịch Hạ Long 2 ngày nhưng không được chấp nhận.
Theo ông Thành cho biết: Chiều 20/8, Vietravel, trụ sở tại Sài Gòn, cử đại diện lãnh đạo ra xin lỗi và làm việc với đoàn khách tố cáo chi nhánh của công ty ở Hải Phòng “làm ăn gian dối, lừa khách” trong tour du lịch châu Âu 10 ngày, trị giá 1,7 tỷ đồng. Vietravel đề nghị được hoàn lại cho đoàn số tiền hơn 220 triệu đồng. Tuy nhiên, do chỉ có đại diện Vietravel nên tôi và một số khách hàng chưa chấp thuận phương án xử lý mà đại diện doanh nghiệp này đưa ra. Chúng tôi muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ đúng sai.
Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.
Hoàng Hưng
Theo baovephapluat
Thực hư thông tin Vietnam Airlines tự ý lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm
Thông tin và hình ảnh cho rằng, Vietnam Airlines cố tình lắp thêm ghế ở khu vực cửa thoát hiểm trên tàu bay đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho rằng máy bay của Vietnam Airlines cố tình lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm
Vừa qua, trên Facebook xuất hiện thông tin của một tài khoản được cho là hành khách của Vietnam Airlines cho rằng hãng hàng không này cố tình lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm. Kèm theo thông tin là hình ảnh chụp hàng ghế bên trong tàu bay Airbus A321 của hãng Vietnam Airlines. Trong hình ảnh có một hàng ghế được lắp gần với cửa thoát hiểm của tàu bay. Thông tin này lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận khi liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn bay.
Trả lời về thông tin trên, đại diện Vietnam Airlines khẳng định không có chuyện hãng này tự ý lắp thêm hàng ghế ở cửa thoát hiểm như cáo buộc trên. Theo đại diện Vietnam Airlines, các tàu bay của hãng đang khai thác đều được các Nhà chức trách hàng không (bao gồm Nhà chức trách Mỹ FAA, châu Âu EASA - nơi thiết kế, chế tạo máy bay đến Nhà chức trách Việt Nam - nơi khai thác) kiểm soát về an toàn, trong đó bao gồm cả vấn đề về cửa thoát hiểm cho hành khách.
Ngoài ra, trước khi nhận và đưa vào khai thác, tàu bay bắt buộc phải được cấp chứng chỉ kiểu loại (Type Certificate), chứng chỉ đủ điều kiện khai thác để xuất khẩu (Export Airworthiness Certificate) và bản tuyên bố về máy bay được sản xuất đã tuân thủ yêu cầu của các Nhà chức trách hàng không nói trên (Statement).
Một thông tin nữa được Vietnam Airlines đưa ra là theo thiết kế các cửa thoát hiểm trên tàu bay A321 được đánh số từ 1 đến 4. Với một số tàu bay A321 của VNA hiện nay, cửa số 1 và 4 là Type C. Cửa số 2 và 3 (2 cửa giữa) là giống nhau và về cơ học là Type C.
Tuy nhiên, do cách bố trí ghế nên sẽ có một cửa (2 hoặc 3) bị hẹp lại phần lối đi, do đó, theo yêu cầu thoát hiểm được xác định là Type III. Như vậy, các tàu này đang được bố trí 08 cửa thoát hiểm, trong đó 06 cửa Type C và 02 cửa Type III ở 2 bên thân tàu bay. Trong trường hợp cần thiết, 50% số cửa thoát hiểm sẽ đảm bảo toàn bộ khách được thoát hiểm ra ngoài trong 90 giây.
Theo kinhtedothi
Nhiều cán bộ Sở TN-MT Bắc Giang đi du lịch Châu Âu bằng tiền doanh nghiệp tài trợ? Trao đổi với PV Dân trí ngày 16/7, ông Nguyễn Văn Linh - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sẽ giao cơ quan chức năng làm rõ thông tin nhiều cán bộ, lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh này đi du lịch Châu Âu nhiều ngày bằng tiền của một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tài trợ. Thời gian gần đây...