Vietnam Idol: Tài năng thực sự đang ở đâu?
Phô diễn quá nhiều màn hài kịch: vác dép lên sân khấu, hát ngọng líu lo hay hát như đọc… Vietnam Idol đang thể hiện một sự thật đáng lo ngại, tài năng Idol đang ẩn dật ở đâu?
Ém tài năng Idol?
Sự lo ngại cho cuộc thi Tìm kiếm thần tượng âm nhạc Việt kéo suốt 3 tuần vòng loại đến sốt ruột. Với những gì được phô diễn trên sóng truyền hình trong ba tập thử giọng, khiến người xem nghi ngại về chất lượng thí sinh năm nay.
Dù vẫn có một mảnh đất riêng để tìm kiếm những “mầm non” âm nhạc, nhưng quả là so với sự ra mắt khủng của The Voice, người ta lại thấy nhạt vì cái lối mòn đi sâu vào thảm họa âm nhạc của Vietnam Idol.
Thảo My sở hữu một hình thức và giọng hát sáng giá ở vòng loại miền Nam
Ngoài sự ra mặt của một số thí sinh có chất giọng, thì thật khó để tìm ra được một vài nhân tố nổi bật. Dù hát “chay”dễ bắt giọng, nhưng suốt 2 tập, khán giả không dễ cảm ngay được giọng ca cá tính hay có gu âm nhạc. Một số chất giọng cũng khá bình thường nhưng lại được ưu ái nhận chiếc vé vàng đầy ngạc nhiên.
Có thể, vì thời gian phát sóng ngắn, lại bối rối vì con đường tìm đến khán giả, nên nhà sản xuất phải ém tài năng Idol để cho các thảm họa tài năng bùng nổ trước? Vì thế, những tài năng thật sự của Idol không có cơ hội được khoe giọng, trình làng ngay ở vòng casting là một thiệt thòi.
Dễ dãi “trưng diện” những thảm họa âm nhạc
Mặc dù, những thảm họa ca hát là một đặc sản của các mùa giải, là một món ăn giải trí không thể thiếu của các chương trình tìm kiếm tài năng như Vietnam Idol hay Vietnam’s Got Talent, nhưng khi nó đang bị lép vế bởi một show có nhiều giọng ca khủng, thì món đặc sản này lại trở thành thứ thừa thãi trên bàn tiệc quá nhiều món sang trọng.
Một thí sinh Vietnam’s Next Top Model lên sân khấu đi dép lê hay mặc quần áo bị hở nội y đã bị giám khảo “xạc” cho một bài vì không tôn trọng ban giám khảo. Nhưng, ở Vietnam Idol, thì dường như, nó lại là một thứ gia vị không thể thiếu.
Huỳnh Kỳ Nam Bửu khiến người xem không thể nhịn cười vì màn tự phụ tài năng
Chuyện thí sinh vác dép lê lên sàn diễn, mặc quần áo bụi phủi, tuềnh toàng hay tự phụ đến mức ngộp thở khi khen mình xinh hơn giám khảo, hay bày tỏ sự yêu mến quá mức như ôm hôn giám khảo… khiến cho bức tranh Idol trở nên bị rối màu.
Video đang HOT
Dù không có những màn khủng bố tinh thần bằng những tài năng mạo hiểm, nhưng Vietnam Idol không vì thế mà thiếu những màn vỗ ngực tự phụ về tài năng hay kiên quyết đòi giám khảo phải thưởng thức những “tài năng” ngoài ca hát của mình.
Lê Thị Soa nổi lên ở Idol mùa giải năm nay chính vì những câu nói bất hủ dạng “Chị Mỹ Tâm đẹp, nhưng không đẹp bằng em đâu” hay “Anh Quốc Trung khùng, còn anh Quang Dũng đẹp trai”. Khả năng chém gió của thí sinh Lê Thị Soa dường như cũng chưa thấm tháp gì với màn phô diễn khả năng tấu hài của thí sinh Huỳnh Kỳ Nam Bửu.
Sở hữu một dáng hình thoạt trông đã đủ hài hước, Nam Bửu bước vào phòng thử giọng đối mặt với bộ ba giám khảo bằng một tư thế đầy tự tin. Để gây thêm ấn tượng, Nam Bửu quyết cởi giày, bỏ điện thoại xuống sàn để thực hiện màn vũ đạo “ nóng bỏng” kết hợp những màn vũ đạo quen thuộc nhất của 3 nghệ sỹ nổi tiếng Lưu Đức Hoa, Michael Jackson và Bi Rain một cách kỳ quặc.
Dù chưa có màn ném đá giám khảo hay chương trình bên lề như các mùa giải trước, nhưng Vietnam Idol năm nay cũng vấp phải phản ứng mạnh mẽ của thí sinh trên sóng truyền hình. Trọng Nam đã không ngại ngần bày tỏ sự thất vọng với nhạc sĩ Quốc Trung khi bỏ ghế nóng, không thèm nghe trọn bài hát dự thi của mình.
Còn vô số các “tài năng” tự huyễn hoặc về khả năng ca hát của mình khi không ngại phô diễn chất giọng khê đục hay toàn âm gió với sự chông chênh về nốt nhạc, giai điệu.
Theo VnMedia
The Voice - Vietnam Idol: Cuộc chiến gay cấn
The Voice - Giọng hát Việt đã có khởi đầu hoành tráng nhưng rồi cũng lâm vào điều tiếng. Trong khi đó, Vietnam Idol - Thần tượng âm nhạc Việt vẫn trung thành với món "đặc sản" thảm họa âm nhạc và những tình huống chết cười. Chương trình nào sẽ ăn khách hơn?
Khi "tân binh" muốn soán ngôi
Mặc dù format (định dạng) chương trình khác nhau nhưng The Voice và Vietnam Idol không tránh khỏi việc bị mang lên "bàn cân" khi đều đi tìm kiếm những tài năng ca hát.
Lên sóng trước Vietnam Idol, The Voice - Giọng hát Việt bỗng trở thành hiện tượng chỉ sau tập đầu tiên phát sóng, trước hết là nhờ định dạng hoàn toàn mới mẻ so với các cuộc thi ca hát khác.
Từ việc huấn luyện viên (HLV) ngồi xoay mặt với thí sinh cho đến chuyện thí sinh được chọn lựa, được "chiêu dụ", được nhận những lời nhận xét hoa mỹ nhất... Giọng hát Việt như món ăn mới lạ, hấp dẫn cho khán giả giữa một bàn tiệc đầy ắp những món "na ná nhau".
Xoay ghế để chọn thí sinh là một trong những yếu tố lạ, hấp dẫn của Giọng hát Việt - Ảnh: BTC cung cấp
Trong khi đó, dù đã trải qua ba mùa giải khá thành công, đặc biệt là mùa giải năm 2010 với chiến thắng của Uyên Linh, Vietnam Idol 2012 lại bị đánh giá là có khởi đầu khá nhạt khi trung thành với "đặc sản" thảm họa chỉ để "cười một lần rồi quên".
Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ rằng Vietnam Idol sẽ khó tìm được những "hiện tượng" như các mùa giải trước, khi những "tài năng âm nhạc" đã nhanh chóng bị Giọng hát Việt nẫng tay trên.
Rõ ràng, việc lên sóng sau Giọng hát Việt đã trở thành một yếu tố gây bất lợi cho Vietnam Idol. Khi "cơn sốt The Voice" vẫn còn chưa kịp nguội, người ta dễ dàng so sánh để rồi quay lưng lại với cái cũ, tìm đến những cái mới hơn.
Diễm My và Xuân Nghi trong vòng Đối đầu chương trình Giọng hát Việt - Ảnh: BTC cung cấp
Tuy nhiên, để đánh giá thành bại của một chương trình mà chỉ dựa vào bước khởi đầu e rằng còn quá sớm. Bằng chứng là sau những tiếng tung hô ban đầu, Giọng hát Việt liên tục vướng vào những lùm xùm. Đầu tiên là việc các thí sinh hát tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, kế đó là chuyện các HLV bị nghi ngờ "khả năng" hướng dẫn...
Đặc biệt, phương châm "giọng hát quan trọng hơn ngoại hình" từng được thể hiện rất tốt ở vòng Thử giọng giấu mặt dường như cũng không còn được duy trì ở vòng Đối đầu khi các HLV thường chọn người có ngoại hình sáng sân khấu và có nhiều fan hơn là những thí sinh có giọng hát tốt.
Trong khi đó, Vietnam Idol đang dần lấy lại thế cân bằng bởi sự mộc mạc của thí sinh: một Tào Diệu Thanh hát theo bản năng, một Nguyễn Thị Bảo Trâm khi hát không dám mở mắt, một Ya Suy người dân tộc Chu Ru mộc mạc...
Thí sinh Nguyễn Thị Bảo Trâm nhận vé vàng của Vietnam Idol 2012 - Ảnh: BTC cung cấp
Sự mộc mạc, tự nhiên của các thí sinh thuở ban đầu có khi lại khiến người xem cảm thấy thú vị và gần gũi hơn là vừa bắt đầu đã gọn gàng, chỉn chu nhưng lại thiếu sự hồn nhiên.
Rõ ràng, khởi đầu hoành tráng chưa chắc đã làm nên một chương trình thành công mỹ mãn và việc một "tân binh" muốn soán ngôi "cựu binh" không phải là chuyện dễ dàng.
Cuộc chiến ở xứ người
Không chỉ riêng Việt Nam, cuộc chiến giữa The Voice và Idol đã diễn ra quyết liệt ở nhiều nước. Đặc biệt là tại Mỹ.
Ra mắt lần đầu trên đài NBC vào năm 2011, The Voice đã đánh bại chương trình Dancing with the Stars và tập phim ăn khách Glee phát sóng cùng thời điểm để trở thành chương trình có nhiều người xem nhất trong buổi tối đó với 11,8 triệu người xem.
Ở mùa giải thứ hai diễn ra vào đầu năm nay, The Voice đã vươn lên đánh bại American Idol với "tỉ số" cách biệt 600.000 lượt xem tập đầu tiên. Đây là điều rất đáng tự hào cho một "tân binh" trước một đối thủ 11 năm tuổi như American Idol.
Dàn giám khảo The Voice (phiên bản Mỹ) - Ảnh: THR
Trang Hollywood Reporter đã có bài phân tích khá tỉ mỉ về cuộc đua giữa hai "ông lớn" này. Theo đó, The Voice gây ấn tượng với người xem bởi định dạng hoàn toàn mới mẻ so với các cuộc thi tìm kiếm tài năng khác (trong đó có American Idol), đặc biệt là ở vòng Thử giọng giấu mặt.
" Với tiêu chí giọng hát cao hơn ngoại hình, The Voice đã đánh trúng vào tâm lý của khán giả và đặc biệt là những người hát hay nhưng vẫn tự ti về diện mạo của mình. Ở vòng giấu mặt, người xem còn được chứng kiến cảnh HLV mời gọi, dùng mọi chiêu trò để thu hút thí sinh: "Hãy chọn tôi", "Hãy về với tôi", "Yêu tôi này"... thay vì là những lời nhận xét chua cay, tàn nhẫn. Đó là điều mà chưa có chương trình tìm kiếm tài năng nào có được", Michele Amabile Angermiller của Hollywood Reporter phân tích.
Tuy nhiên, sự mới mẻ ban đầu của The Voice vẫn chưa thể đánh gục hoàn toàn trước sự dày dặn của American Idol. Bằng chứng là tập chung kết của American Idol thu hút được 19 triệu khán giả trong khi The Voice chỉ có 10,9 triệu người xem.
Một yếu tố không kém phần quan trọng ở các cuộc thi chính là thành bại của thí sinh thắng cuộc. Điều đó American Idol đã làm khá tốt khi hầu như các quán quân đều tạo thành tích tốt khi bước ra khỏi cuộc thi, gần đây nhất là Scotty McCreery (mùa giải 2011) và Phillip Phillips (mùa giải 2012).
Trong khi đó, người chiến thắng The Voice mùa giải đầu tiên là Javier Colon cho đến Jermaine Paul, người chiến thắng mùa giải thứ hai, đều không được nhắc đến nhiều và lượng album tiêu thụ được chỉ dừng lại ở vài chục ngàn bản.
Quán quân Amrican Idol 2012 Phillip Phillips - Ảnh: Reuters
Cuộc chiến giữa các chương trình tìm kiếm tài năng dường như chưa bao giờ dừng lại.
Nếu The Voice của Mỹ chi tiền "khủng" để mời bộ tứ quyền lực Christina Aguilera, Cee Lo Green, Adam Levine và Blake Shel thì The Voice Việt Nam cũng khá mạnh tay trong việc rút hầu bao mời Mr Đàm, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Trần Lập vào ghế nóng.
Và American Idol chưa bao giờ ngã mũ chào thua khi đang tiếp tục đổi mới với dàn giám khảo trẻ trung thì Vietnam Idol cũng thu hút không kém với sự xuất hiện của Mỹ Tâm.
Cuộc chiến vẫn đang tiếp tục và chắc chắn sẽ không thể thiếu những chiêu trò và scandal để lôi kéo khán giả...
Theo Thiên Hương (Thanh Niên)
Quốc Trung bị 'tố' coi thường thí sinh Vietnam Idol Bỏ ngang ra ngoài khi một thí sinh chưa hoàn thành xong phần thi của mình, giám khảo Quốc Trung đã vấp phải nhiều phản ứng khác nhau của dư luận. Ở tập 3 chương trình Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2012 phát sóng tối 31/8 trên VTV3, khi thí sinh Trịnh Quốc Nam vừa kết thúc phần trình bày ca...