Vietnam got talent 2013: Tài năng là… không bình thường?
Chương trình tìm kiếm tài năng Việt, đã bước sang mùa giải thứ 2, nhưng dường như không có một tài năng nào thật sự nổi bật. Tất cả các tiết mục được coi là tài năng, thì chỉ cần khác bình thường, hay những điều không bình thường.
Cứ không bình thường thì là tài năng
Bước vào đêm thi cuối cùng của vòng loại sân khấu miền Bắc, khán giả dành nhiều mong chờ sẽ chứng kiến sự xuất hiện của một tài năng thật sự nổi bật và tạo được sự thích thú cho được khán giả. Mong mỏi này càng lên cao nhất là sau 2 đêm thi đầu, chương trình đã không làm được điều này. Tuy nhiên,có vẻ như khán giả lại một lần nữa phải thất vọng.
Điểm qua những thí sinh nhận được sự đồng ý của ban giám khảo để bước tiếp vào vòng trong, đa số họ đều không có được sự độc đáo và hấp dẫn cần thiết để để hoàn toàn thuyết phục người xem. Có lẽ mà chính vì thế mà khán giả cũng phần nào cảm nhận những quyết định của bộ 3 quyền lực quá dễ dãi và không có sự chọn lọc kĩ càng.
Thí sinh Nguyễn Văn Hoàng lặp lại trò “khoan mũi” trong đêm bán kết
Thí sinh Tô Mạnh Linh, chàng trai được giới thiệu khá “bốc” là có tổng số ca khúc tự sáng tác lên đến 100 bài và sỡ hữu không ít các bài hit gây sốt cộng đồng mạng. Tuy nhiên, khi thể hiện khả năng ca hát qua một sáng tác của chính mình mang tên Tạm biệt nhé, chàng trai này ngay lập tức bộc lộ điểm yếu khi giọng hát chỉ ở mức tạm ổn, phong cách không rõ ràng và cũng không có điều gì ấn tượng.
Có thể những ca khúc ballad nhẹ nhàng dễ hút tai cư dân mạng, nhưng để mang lên một sân chơi được xem là tìm kiếm tài năng đặc biệt, giọng ca này còn thiếu rất nhiều. Cứ sáng tác được nhiều ca khúc thì được coi là một tài năng âm nhạc.
Phạm Trần Hương Giang, cô sinh viên Đại học Văn hóa với cây đàn guitar và thể hiện bài hát Ain’t no sunshine (when she’s gone). Nhưng điều đọng lại sau khi cô hoàn thành những nốt cuối cùng cũng chỉ là giọng hát dừng lại ở mức chấp nhận được, khả năng guitar chưa hoàn thiện.
Trường hợp của cô bé 11 tuổi người Việt lai Ý Chiara Facole cũng khiến khán giả không giấu được sự bất ngờ. Chia sẻ rằng sau khi không thành công ở mùa đầu tiên, Chiara đã dành một năm luyện thanh nhạc. Nhưng trong lần trở lại, giọng ca nhí lại có phần trình diễn quá mức bình thường, nếu không muốn nói là “dở” ca khúc Rolling in the deep của Adele.
Những tiết mục còn lại được nhận “vé vàng” của ban giám khảo trong đêm thi này gồm nhóm nhảy Sóng Lớn, Ngô Minh Tú với thể loại biểu diễn xe đạp và Đoàn Ngọc Long trình với “năng khiếu” ăn bóng đèn điện, ăn than còn đỏ lửa, đóng đinh vào mũi, chạy chân trần qua một dải than đang cháy… cũng chỉ dừng lại ở mức giải trí đơn thuần và không quá mới lạ so với khán giả Việt Nam.
Không có gì thực sự nổi bật
Video đang HOT
Còn nhớ tại Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên, kết thúc vòng loại sân khấu ở miền Bắc, khán giả đã “phát sốt” với nhiều tài năng đặc biệt như giọng ca opera Hương Thảo, cặp đôi vũ công nhí Đăng Quân – Bảo Ngọc… Năm nay, có vẻ như ban giám khảo vẫn đang loay hoay tìm ra được một gương mặt thật sự nổi bật.
Nhóm Oxy với tiết mục có một phân đoạn Titanic
Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent là phiên bản dành cho khán giả Việt Nam của chương trình giải trí truyền hình nổi tiếng thế giới Got Talent thuộc bản quyền của Fremantle Media. Không chỉ là chương trình giải trí, Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent còn mang giá trị nhân văn khích lệ những người Việt Nam bình thường có nỗ lực, nhiệt huyết và tài năng có thể tự tin thể hiện bản thân.
Điều đáng nói là năm nay dường như khán giả đã nhàm chán với các thể loại không có gì mới mẻ này. Ngay cả những tiết mục vừa thổi kèn vừa uống nước, vẽ tranh bằng lửa, hay cụ bà 74 tuổi đi thi hát, những sự việc khác lạ so với cuộc sống đời thường được coi là tài năng.
Phải chăng, chúng ta đang cần tìm kiếm những tài năng thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là những con người với sự khác biệt, hay một chút sự khác lạ so với người bình thường thì được coi là một tài năng.
Theo Dantri
Got Talent và luật chơi khắc nghiệt
Vì thế, cả người chơi và khán giả cần hiểu rõ luật chơi của cuộc thi này để dễ dàng chấp nhận và coi đó như một chương trình giải trí do truyền hình mang lại. Có như vậy mới không gây sốc cho mọi người.
Mẹ con thí sinh 15 tuổi chưa giảm độ "nóng"
Dù đã phát sóng gần một tuần nhưng những câu chuyện xung quanh mẹ con thí sinh 15 tuổi Lê Nguyễn Quỳnh Anh vẫn chưa giảm độ "nóng" đối với dư luận. Rất nhiều ý kiến trái chiều đã xảy ra quanh câu chuyện này. Không ít người (nhất là cư dân mạng) đã ném đá mẹ con Quỳnh Anh vì cho rằng giọng hát của cô bé quá tệ nhưng mẹ vẫn "khen hay", nhất là thái độ không được khiêm tốn khi "phản pháo" ban giám khảo cuộc thi Vietnam's Got Talent. Tuy nhiên, cũng có một số người thông cảm, nhất là sau khi những clip ghi lại các lần biểu diễn trước đó của cô được tung lên mạng.
Hai mẹ con Lê Nguyễn Quỳnh Anh hiện đang gây xôn xao dư luận
Dư luận không quên hướng sự chú ý đến ban tổ chức với câu hỏi rằng, việc biên tập, phát sóng những lời "phản pháo" của người mẹ ấy liệu có "ác" với cô bé 15 tuổi? Liệu đây có phải là "gia vị cảm xúc" được ban tổ chức nêm có phần thái quá? Chỉ vì muốn hút sự chú ý của công chúng mà không quan tâm đến tâm hồn con trẻ? Hay đây là một sự việc bình thường mà bất cứ ai cũng phải chấp nhận khi tham gia cuộc chơi? Đây cũng là cơ hội để khán giả cuốn theo những cảm xúc thật, suy nghĩ thật của thí sinh...???
Vietnam's Got Talent hé mở... luật chơi?
Tìm kiếm tài năng - Vietnam's Got Talent (thường được gọi tắt là Got Talent hay VNGT) là một chương trình truyền hình thực tế do Simon Cowel sáng tạo. Qua rất nhiều thời gian chuẩn bị và thương thuyết, cuối cùng chương trình Tìm kiếm tài năng - Vietnam's Got Talent đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Chương trình truyền hình này sẽ là một hành trình đi dọc đất nước để tìm kiếm ra những tài năng ở mọi lĩnh vực. Đây vừa là một sân chơi truyền hình vừa là một cơ hội để những con người Việt Nam ở bất kể lứa tuổi nào, dù trẻ hay già, ở nông thôn hay thành thị, đang có cả một tuổi trẻ phía trước hay có tài năng và đam mê nhưng đã bỏ qua nó để làm các công việc khác, có điều kiện hay không có điều kiện để theo đuổi con đường nghệ thuật. Đây chính là cơ hội hiếm có để giúp họ có thể biến ước mơ thành sự thật.
Dù khá muộn khi xuất hiện ở Việt Nam nhưng cuộc thi này nhanh chóng đạt được kỷ lục cả về lượng người xem lẫn độ tuổi theo dõi, rút ngắn khoảng cách thành công so với những chương trình nổi tiếng trước đó như Vietnam"s Next Top Model, Bước nhảy hoàn vũ,... Vietnam's Got Talent đã cho thấy tác động xã hội sau bảy đêm thi được phát sóng.
Cũng giống như bản gốc, Vietnam's Got Talent mở rộng hơn về lĩnh vực tài năng. Các thí sinh có thể trổ tài ca hát, khiêu vũ, ảo thuật, làm xiếc, tấu hài...
Ban Giám khảo của cuộc thi Vietnam's Got Talent
Và sau bảy tập, Vietnam's Got Talent đã hé mở luật chơi giống như bản gốc ở chỗ, chương trình cũng bị ví như một phi vụ kinh doanh tàn nhẫn khi dàn dựng một cuộc chơi mà người ta phải đào thải lẫn nhau để giành chiến thắng.
Ở các nước khác và ở Việt Nam, Got Tallent gần như không có sự chuẩn bị tâm lý cho các thí sinh về những khả năng mà họ phải đối diện. Với một ngôi sao, bỗng dưng vướng vào một scandal bị dư luận chú ý và ném đá, có người thậm chí còn khủng hoảng tâm lý và không thể vượt qua. Huống chi những con người vô danh bỗng trở nên nổi tiếng chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn như một tuần, một ngày, một giờ đồng hồ... thì họ khó có thể đối phó khi đứng giữa tâm điểm bình xét của một đám đông rộng lớn.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn, bà Nguyễn Thị Ngọ, mẹ của thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh cho biết, cô bé đã bị sốc đến nỗi ám ảnh không muốn tiếp tục giấc mơ ca hát nữa.
Trước đó, nổi tiếng thế giới là câu chuyện suy sụp đến mức phải nhập viện ngay sau đêm chung kết của của "thiên thần xấu xí" Susan Boyle - 51 tuổi. Đây là người phụ nữ bị đánh giá là quê mùa nhưng đã chiến thắng những đêm thi như một câu chuyện cổ tích. Cho đến khi tất cả mọi người cũng như chính bản thân Susan tin chắc mình sẽ giành giải quán quân thì kết quả cuối cùng, bà bị đánh bại bởi nhóm nhảy Diversity trong đêm chung kết.
Susan Boyle từng không chịu được áp lực của dư luận và sự "đánh lừa" tâm lý của cuộc thi mang lại
Người chơi phải hiểu và tỉnh táo với luật chơi
Rất nhiều thí sinh của trên khắp thế giới từng gây xôn xao dư luận sau khi tham gia cuộc thi này. Nhiều cáo buộc cho rằng nhà sản xuất đã gieo hi vọng vào đầu các thí sinh, nhất là những thí sinh kém tài, nhằm tối đa hóa hiệu quả tạo ra bi kịch khi họ bị ban giám khảo làm bẽ mặt để thu hút sự chú ý của công chúng.
Được biết, một bản hợp đồng mà các thí sinh tham gia phải cam kết là toàn bộ chương trình thường theo hướng có lợi cho nhà sản xuất. Theo đó, họ có toàn quyền sử dụng, chọn lọc, cắt ghép các hình ảnh đã được ghi từ trường quay theo bất cứ mục đích nào mà họ muốn.
Vì thế, cả người chơi và khán giả cần hiểu rõ luật chơi của cuộc thi này để dễ dàng chấp nhận và coi đó như một chương trình giải trí do truyền hình mang lại. Có như vậy mới không gây sốc cho mọi người. Hiểu được điều này thì Quỳnh Anh sẽ không bị ám ảnh tâm lý, mẹ của Quỳnh Anh không cần "giật míc" để phản pháo ban giám khảo và "lên án" ban tổ chức dàn dựng lời nói của bà cùng những thành viên trong gia đình trong một bài phỏng vấn, còn khán giả không bị cuốn theo bởi những ý kiến trái chiều. Tất cả hãy tham gia bằng tâm lý vô tư. Chấp nhận được điều này chính là cách để ai cũng cảm thấy vui vẻ. Không có người cảm thấy bị bẽ mặt và không có người ném đá, ném gạch...
Mọi người cần hiểu rõ luật chơi của bất kỳ chương trình truyền hình thực tế nào để không bị sốc
Nói về sự tự tin ở chương trình Got Tallent, một độc giả đã nói về những thí sinh của America"s Got Talent: "Tôi thấy nhiều thí sinh của cuộc thi này rất tự tin và họ giúp tôi hiểu một phần tại sao nước Mỹ lại phát triển đến vậy. Tôi thấy các bạn Mỹ rất tự tin lên sân khấu, tự tin thể hiện trước người khác cho dù tiết mục của họ không thật sự hay, giọng hát của họ không tốt và mượt mà (tôi thấy có bà 60 tuổi vẫn lên sân khấu), câu chuyện hài của họ chưa thực sự hay hoặc tiết mục của họ chẳng có gì là độc đáo. Nhưng tôi đánh giá cao tinh thần của họ, tinh thần dám thể hiện mình. Hay và dở đều có chỗ để thể hiện, không có tiết mục dở sao đánh giá và so sánh để thấy các tiết mục khác hay. Không có những người dũng cảm trình diễn những tiết mục "tự thể hiện" thì thử hỏi có bao nhiêu người dám đứng lên sân khấu và có khán giả nào ngồi xem để cười vui vẻ. Những người đi trước khuyến khích những người đi sau và cả xã hội đều đánh giá cao những gì họ thể hiện. Và tôi tin rằng không chỉ có trong giải trí mà các lĩnh vực khác cũng vậy. Và vì như vậy tất cả chúng ta cần tự tin và phát triển cũng như học cách dễ dàng chấp nhận thất bại với cái đầu vô tư nhất".
15 tuổi, Quỳnh Anh được đánh giá là cô bé xinh đẹp, tự tin
Truyền hình thực tế "thực" đến mức nào? Truyền hình thực tế là thể loại truyền hình hiện đại, đang được ưu chuộng, và chính vì thế nó cũng là nguyên nhân của sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng giải trí trong ngành công nghiệp truyền hình. Trên khắp thế giới, người ta thi nhau sáng tạo ra các chương trình mới ở đủ mọi góc nhìn, mọi vấn đề cuộc sống nhằm tăng lượng rating cho nhà đài và làm hài lòng các hãng tài trợ. Có thể kể đến một loạt chương trình thực tế ở Việt Nam hiện nay thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của khán giả và xã hội như: Vietnam Idol, Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam"s next top model, Cặp đôi hoàn hảo, Đồ Rê Mí, Lữ Khách 24h,... Tuy nhiên, có một số chương trình truyền hình thực tế Việt Nam đã bộc lộ thiếu sót của mình và chính điều đó để lại những điểm trừ không đáng có trong mắt khán giả. Đôi khi, nó còn tạo nên sự xôn xao dư luận trong một thời gian dài và làm người ta nghi ngờ về độ chân thực của chương trình: liệu những gì khán giả đang xem có phải là sự thực hay chỉ là các màn dàn dựng của ban tổ chức nhằm tạo nên scandal với mục đích cuối cùng là tranh thủ sự quan tâm của xã hội. Thực hay giả, điều đó nằm trong tay ban tổ chức chương trình nhưng nhà đài cũng đừng quên rằng khán giả rất tinh tế, scandal là con dao hai lưỡi, nếu bị lạm dụng thì không những không đạt được ý muốn làm tăng rating mà còn bị khán giả quay lưng lại và chương trình sẽ bị chết yểu. Bên cạnh đó, những thí sinh tham gia và cả khán giả đều cần nắm rõ luật chơi để tránh bị cuốn theo những ồn ào không đáng có.
Theo VNN
'Cặp đôi hoàn hảo 2013' diễn hài nhiều hơn hát Các thí sinh chú trọng diễn trò, dàn dựng tiết mục để thu hút khán giả và ban giám khảo hơn là đầu tư giọng hát. Mặt bằng thí sinh của "Cặp đôi hoàn hảo" năm nay cho thấy hiếm yếu tố đột phá. Ngay cả sức ảnh hưởng đến truyền thông và khán giả cũng giảm hẳn. Ban giám khảo chương trình...